T
T$
Guest
Bà Noeleen Heyzer, bí thư chấp hành của Liên hiệp quốc đặc trách Châu Á Thái Bình Dương cảnh báo tình trạng tăng giá khắp Châu Á đã đẩy thêm hơn 40 triệu người vào tình trạng nghèo khó trong năm nay ở Châu Á.
Khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 600 triệu người sống dưới mức nghèo khó với lợi tức chưa đầy 1 đôla 25 xu/ngày.
Giá dầu và thực phẩm tăng cao, cũng như những “chấn động bên ngoài” như luồng vốn bất định do tình hình bất ổn ở Trung Đông đang gây phương hại cho niềm tin kinh tế ở Châu Á Thái Bình Dương.
Bà Heyzer nói: “Sự phục hồi mong manh và không đều và điều chúng ta cần làm là bảo đảm rằng chúng ta khai triển một sách lược về cách thực duy trì sự phục hồi và bảo đảm rằng sự phục hồi bao gồm nhiều thành phần hơn.”
Lời cảnh báo của bà Heyzer được đưa ra giữa các tin tức của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới về gia thực phẩm toàn cầu gia tăng, với các nguồn dự trữ ngũ cốc trên toàn cù sụt giảm mạnh trong năm nay. Bà Heyzer nói khu vực cần phải chuẩn bị trước các ảnh hưởng của những chấn động mới về kinh tế.
Bà Heyzer nói tiếp: “Các chấn động từ bên ngoài, nhiều chấn động do thực phẩm, nhiên liệu và tài chính, thậm chí khi ta nhìn vào những gì đang xảy ra tại Trung Đông...bởi vì cuộc nổi dậy nhiều công nhân di trú đang bị gửi trả về nước và phần lớn sẽ thất nghiệp và các gia đình lệ thuộc vào tiền gửi từ nước ngoài về sẽ rơi vào vòng nghèo khó.”
Văn phòng Di trú Quốc tế cho hay kể từ ngày 20 tháng 2 năm nay, hơn 210.000 di dân đã chạy trốn cuộc bạo động ở Libya, đa số là người Bangladesh.
Theo bà Heyzer, cùng với tình trạng tăng giá, các “quả bóng” tư bản đã xuất hiện vì tình trạng “tiền di cư” từ vùng Trung Đông. Trên các thị trường như Trung Quốc và Thái Lan, các chính phủ đã có biện pháp hạn chế cho vay và nâng cao lãi suất, trong cố gắng hạ giảm tình trạng giá cả leo thang ở các khu vực như thị trường nhà đất.
Bà Heyzer nói các chính phủ cần bảo đảm sự phục hồi càng rộng càng tốt, và kêu gọi các chính phủ “tái quân bình” các sách lược phát triểm nhằm giảm thiểu tình trạng nghèo khó.
Bà Heyzer cho rằng các chính phủ cần phải chú trọng hơn tới nhu cầu của các nhóm có thu nhập thấp hơn và nâng đỡ đầu tư trong các dự án phát triển xã hội, như khu vực y tế.
Khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hơn 600 triệu người sống dưới mức nghèo khó với lợi tức chưa đầy 1 đôla 25 xu/ngày.
Giá dầu và thực phẩm tăng cao, cũng như những “chấn động bên ngoài” như luồng vốn bất định do tình hình bất ổn ở Trung Đông đang gây phương hại cho niềm tin kinh tế ở Châu Á Thái Bình Dương.
Bà Heyzer nói: “Sự phục hồi mong manh và không đều và điều chúng ta cần làm là bảo đảm rằng chúng ta khai triển một sách lược về cách thực duy trì sự phục hồi và bảo đảm rằng sự phục hồi bao gồm nhiều thành phần hơn.”
Lời cảnh báo của bà Heyzer được đưa ra giữa các tin tức của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới về gia thực phẩm toàn cầu gia tăng, với các nguồn dự trữ ngũ cốc trên toàn cù sụt giảm mạnh trong năm nay. Bà Heyzer nói khu vực cần phải chuẩn bị trước các ảnh hưởng của những chấn động mới về kinh tế.
Bà Heyzer nói tiếp: “Các chấn động từ bên ngoài, nhiều chấn động do thực phẩm, nhiên liệu và tài chính, thậm chí khi ta nhìn vào những gì đang xảy ra tại Trung Đông...bởi vì cuộc nổi dậy nhiều công nhân di trú đang bị gửi trả về nước và phần lớn sẽ thất nghiệp và các gia đình lệ thuộc vào tiền gửi từ nước ngoài về sẽ rơi vào vòng nghèo khó.”
Văn phòng Di trú Quốc tế cho hay kể từ ngày 20 tháng 2 năm nay, hơn 210.000 di dân đã chạy trốn cuộc bạo động ở Libya, đa số là người Bangladesh.
Theo bà Heyzer, cùng với tình trạng tăng giá, các “quả bóng” tư bản đã xuất hiện vì tình trạng “tiền di cư” từ vùng Trung Đông. Trên các thị trường như Trung Quốc và Thái Lan, các chính phủ đã có biện pháp hạn chế cho vay và nâng cao lãi suất, trong cố gắng hạ giảm tình trạng giá cả leo thang ở các khu vực như thị trường nhà đất.
Bà Heyzer nói các chính phủ cần bảo đảm sự phục hồi càng rộng càng tốt, và kêu gọi các chính phủ “tái quân bình” các sách lược phát triểm nhằm giảm thiểu tình trạng nghèo khó.
Bà Heyzer cho rằng các chính phủ cần phải chú trọng hơn tới nhu cầu của các nhóm có thu nhập thấp hơn và nâng đỡ đầu tư trong các dự án phát triển xã hội, như khu vực y tế.