T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Nếu lạm phát đạt chỉ tiêu 6% trong năm, Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ tiếp tục hạ lãi suất
Lạm phát tại Việt Nam giảm tốc trong bối cảnh mức tiêu dùng nội địa không có dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất 13 năm trở lại đây, theo nhận định của Bloomberg.
Bloomberg dẫn số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam đăng tải hôm 23/2 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,02% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 7,07% của tháng Một.
"Chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này," ông Edwin Gutierrez, một quản lý tại công ty quản lý quỹ Aberdeen nói.
"Kinh tế (Việt Nam) vẫn còn khá yếu, vốn là kết quả của sự tăng trưởng tín dụng yếu ớt."
Hiện tại, Aberdeen cũng đang nắm giữ một số lượng trái phiếu của Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế khiêm tốn ở nước này đã giữ lạm phát thấp hơn mức hai con số của năm 2011 - đầu năm 2012.
Hiện tại, lo ngại trước khối nợ xấu tại các ngân hàng của nước này đang ảnh hưởng nặng lên tăng trưởng tín dụng, giảm nhu cầu tiêu dùng và bóp nghẹt khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước.
"Nhu cầu nội địa vẫn đang rất yếu và tỷ giá hối đoái đang khá ổn đinh. Tôi không thấy nhiều các yếu tố thúc đẩy lạm phát ở đây," ông Dominic Mellor, kinh tế gia tại Ngân hàng Phát triển Châu Á nói với Bloomberg.
"Hiện tại, thị trường vẫn thiếu đi sự tự tin và nhiều người vẫn đang chờ xem diễn biến ở khu vực ngân hàng ra sao."
Ngân hàng Thế giới hồi tháng 12 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp mà tăng trưởng kinh tế ở dưới mức 6%.
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã từng chứng kiến sự tăng trưởng Tổng sản phâm quốc nội bình quân 7,3% mỗi năm của nước này.
Hồi tháng 12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mưccs 12% cho năm nay, cao hơn so với mức 7% năm 2012.
Cũng trong năm 2012, ngân hàng này đã cắt lãi suất 6 lần. Lần cắt lãi suất cuối cùng vào ngày 24/12, hai tuần sau khi Ngân hàng Thế giới cảnh báo việc nới lỏng tiền tệ quá sớm có thể đẩy lạm phát lên cao trở lại.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê, giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng 1,32% so với một tháng trước đó.
Trong lúc giá ở khu vực y tế, thuốc men tăng 56,04% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng hàng tháng trong tháng 1 chỉ ở mức 0,58% so với 7,4% của tháng1/2013.
Nhiều tỉnh không điều chỉnh giá y tế vào năm 2012 tiếp tục không thay đổi vào tháng 1 năm nay.
"Dấu hiệu lạm phát tăng trở lại trước đây chủ yếu liên quan đến khu vực y tế," ông Gutierrez nói.
"Việc chính phủ thả cho giá y tế tăng chứng tỏ họ khá lạc quan về bức tranh lạm phát."
Nếu độ tăng chỉ giá tiêu dùng đạt chỉ tiêu 6%, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình nói trong thông cáo trên trang web của cơ quan này vào tuần trước.
Theo BBC Vietnamese
Lạm phát tại Việt Nam giảm tốc trong bối cảnh mức tiêu dùng nội địa không có dấu hiệu phục hồi sau khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất 13 năm trở lại đây, theo nhận định của Bloomberg.
Bloomberg dẫn số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam đăng tải hôm 23/2 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,02% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 7,07% của tháng Một.
"Chúng tôi dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này," ông Edwin Gutierrez, một quản lý tại công ty quản lý quỹ Aberdeen nói.
"Kinh tế (Việt Nam) vẫn còn khá yếu, vốn là kết quả của sự tăng trưởng tín dụng yếu ớt."
Hiện tại, Aberdeen cũng đang nắm giữ một số lượng trái phiếu của Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế khiêm tốn ở nước này đã giữ lạm phát thấp hơn mức hai con số của năm 2011 - đầu năm 2012.
Hiện tại, lo ngại trước khối nợ xấu tại các ngân hàng của nước này đang ảnh hưởng nặng lên tăng trưởng tín dụng, giảm nhu cầu tiêu dùng và bóp nghẹt khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước.
"Nhu cầu nội địa vẫn đang rất yếu và tỷ giá hối đoái đang khá ổn đinh. Tôi không thấy nhiều các yếu tố thúc đẩy lạm phát ở đây," ông Dominic Mellor, kinh tế gia tại Ngân hàng Phát triển Châu Á nói với Bloomberg.
"Hiện tại, thị trường vẫn thiếu đi sự tự tin và nhiều người vẫn đang chờ xem diễn biến ở khu vực ngân hàng ra sao."
Ngân hàng Thế giới hồi tháng 12 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp mà tăng trưởng kinh tế ở dưới mức 6%.
Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã từng chứng kiến sự tăng trưởng Tổng sản phâm quốc nội bình quân 7,3% mỗi năm của nước này.
"Hiện tại, thị trường vẫn thiếu đi sự tự tin và nhiều người vẫn đang chờ xem diễn biến ở khu vực ngân hàng ra sao"
Ông Dominic Mellor, kinh tế gia tại Ngân hàng phát triển Châu Á
Hồi tháng 12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết đã đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mưccs 12% cho năm nay, cao hơn so với mức 7% năm 2012.
Cũng trong năm 2012, ngân hàng này đã cắt lãi suất 6 lần. Lần cắt lãi suất cuối cùng vào ngày 24/12, hai tuần sau khi Ngân hàng Thế giới cảnh báo việc nới lỏng tiền tệ quá sớm có thể đẩy lạm phát lên cao trở lại.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục thống kê, giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng 1,32% so với một tháng trước đó.
Trong lúc giá ở khu vực y tế, thuốc men tăng 56,04% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng hàng tháng trong tháng 1 chỉ ở mức 0,58% so với 7,4% của tháng1/2013.
Nhiều tỉnh không điều chỉnh giá y tế vào năm 2012 tiếp tục không thay đổi vào tháng 1 năm nay.
"Dấu hiệu lạm phát tăng trở lại trước đây chủ yếu liên quan đến khu vực y tế," ông Gutierrez nói.
"Việc chính phủ thả cho giá y tế tăng chứng tỏ họ khá lạc quan về bức tranh lạm phát."
Nếu độ tăng chỉ giá tiêu dùng đạt chỉ tiêu 6%, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình nói trong thông cáo trên trang web của cơ quan này vào tuần trước.
Theo BBC Vietnamese