Làm sao để bóng đá Việt phát triển?

T

T$

Guest

150613113357_vietnam_640x360_doisong.vn.jpg

Tuyển Việt Nam có trận thi đấu 'tốt nhất' nhưng lại bị thua khi bị Myanmar vượt qua với tỷ số 2-1 ở trận Bán kết U23 ở SEA Games 2015, theo tác giả.

Việt Nam đã bị Myanmar loại ở trận bán kết SEA Games 28, nhưng kể cả Việt Nam có giành chiến thắng, vào chung kết và đoạt huy chương Vàng, nếu được quyền tôi cũng sẽ chọn con đường phát triển khác, vì tôi không tin chiếc huy chương ấy có thể làm thay đổi nền bóng đá Việt Nam.
Nhìn lại quãng đường mà U23 cùng HLV Miura đã đi trong thời gian qua, sau nhiều nghi ngờ, cột mốc quan trọng để Liên đoàn và nhiều người hâm mộ ủng hộ ông Miura là thành tích đưa U23 VN lọt vào vòng chung kết châu Á, người ta nói rằng HLV Miura đã nâng tầm cho bóng đá VN.

“Bài toán cấp 3” duy nhất là Nhật Bản thì Việt Nam đã không giải được rồi. Vì thế nếu coi U23 VN là thí sinh đi thi, thì họ chưa xứng đáng bước chân vào giảng đường đại học.Trần Công Hưng​


Tôi không cho rằng như thế. Dù bài viết “

U23 Việt Nam đi tiếp: Nên vui hay buồn?” của tôi khi đó đã bị chỉ trích thậm tệ, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm rằng để đánh giá một cá nhân hay tập thể, đừng bao giờ chỉ nhìn vào thành tích và kết quả.
Chúng ta hãy thử so sánh trận đấu bóng đá với kỳ thi Đại học sắp diễn ra để có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển con người.
Thi đại học là một việc rất khó. Người học hết cấp 3 sẽ phải làm những đề thi ở trình độ lớp 12 - trình độ cao nhất đối với học sinh, đương nhiên không dễ. Ai giải được những đề này một cách xuất sắc để đỗ đại học thì đều hãnh diện cả. Nhưng thử hình dung rằng, bạn không phải làm bài toán cấp 3 mà chỉ cần giải bài toán cấp 1 và cấp 2 để vào đại học, lúc đó bạn có còn tự hào với việc đỗ đại học?
Tại vòng loại U23 châu Á, chỉ có Nhật Bản có thể được coi là bài toán cấp 3, còn Malaysia chỉ ngang cấp 2, còn Macau đích thực là bài toán cấp 1.
Nhớ lại trận gặp Macau, trong bàn mở tỷ số, Ngọc Thắng dùng tốc độ vượt qua 3 cầu thủ đội bạn như “Người ngoài hành tinh” Ronaldo vượt qua đối thủ khi anh còn khoác áo Barcelona vậy. Có thể thấy là các cầu thủ VN đối với Macau không khác gì “người ngoài hành tinh”. Với đối thủ tương xứng chúng ta không thể làm được như vậy.
“Bài toán cấp 3” duy nhất là Nhật Bản thì Việt Nam đã không giải được rồi. Vì thế nếu coi U23 VN là thí sinh đi thi, thì họ chưa xứng đáng bước chân vào giảng đường đại học.
Nhưng cứ đi thi để lấy kinh nghiệm thì đã sao? Có người nói như vậy. Xin trả lời rằng có nhiều trường hợp thi bao nhiêu lần cũng không đỗ. Nếu không có mục tiêu, kế hoạch và khả năng thực sự, có “lấy kinh nghiệm” bao nhiêu lần cũng thế thôi. Các câu lạc bộ VN đã đi “lấy kinh nghiệm” bao nhiêu năm ở AFC Champions League (cúp C1 châu Á) rồi mà có khá hơn đâu.
[h=2]Chờ ăn may?[/h]
141212122521_vietnam_footballers_640x360_strafpgetty_nocredit.jpg

Nước mắt của cầu thủ Việt Nam sau khi bị thua trước Malaysia ở cúp AFF Suzuki Cup 2014.

Lại có người lập luận rằng: “Học tài thi phận”, có người giỏi vẫn trượt và ngược lại, dốt vẫn đỗ.
Quả có thế thật, có những câu chuyện may mắn như: đi thi ngồi cạnh đúng đứa học giỏi, giám thị dễ nên chép được tài liệu…
Nhưng đó chỉ là điểm tựa cho những ai học kém, lười học. Có được bao nhiêu trường hợp may mắn như thế? Phải đến hàng trăm, hàng nghìn người mới được một người như vậy.
Đội tuyển bóng đá của chúng ta còn kém nhưng vẫn có người hy vọng sẽ đoạt chức vô địch SEA Games, có thể không? Có chứ, nhưng phải chờ hàng trăm, hàng nghìn giải thì may ra mới có một lần như thế.
Những nền bóng đá mạnh, có thể họ không vô địch hết tất cả các giải đấu, nhưng 5 giải thì họ có thể lên ngôi đến 3, còn lại vào chung kết đến 2 và không bao giờ bị loại trước bán kết, ví dụ thế. Đó mới thật sự là một nền bóng đá mạnh.

Thực lực chỉ thi được 1điểm, 2 điểm mà đòi may mắn để đỗ thì không xứngTrần Công Hưng​


Thi đại học cũng vậy, trong 10 người giỏi thì phải đỗ đến 7 hoặc 8, còn lại thì điểm cũng suýt soát để vào nguyện vọng hai…
Thực lực chỉ thi được 1điểm, 2 điểm mà đòi may mắn để đỗ thì không xứng.
Người hâm mộ cũng giống như cha mẹ học sinh: chỉ cần nhìn con đỗ là sung sướng rồi. Họ không biết rằng học hành là một quá trình: thu nhận kiến thức (quan trọng nhất), ôn luyện, thi thử… Hiếm có việc từ trên trời rơi xuống lắm. Người thầy giỏi chuyên môn theo sát học sinh chắc chắn biết em này có thể đỗ hay không. Nếu có chẳng may làm bài kiểm tra được điểm cao thì cũng chỉ do chép bài hay may mắn một lần trúng tủ.
Bóng đá cũng vậy, người làm chuyên môn nhìn thực lực để đánh giá chứ không nhìn vào thành tích. Muốn vô địch một giải đấu thì cũng phải có một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, giống như ôn luyện trước khi thi vậy. Và trước khi ôn luyện thì cái quan trọng, quyết định nhất là nền tảng trước đó. Đối với bóng đá, nền tảng đó là Giải vô địch quốc gia và công tác đào tạo trẻ. Cả hai cái này Việt Nam đều tồi tệ.
Nhìn cách làm bóng đá bài bản, khoa học trong một quá trình dài của Thái Lan, chúng ta không xứng đáng thắng họ. Thái Lan đã trở lại sau một thời gian mất hút, nỗi sợ người Thái bắt đầu được gợi lại sau khi chúng ta đã quên mất tương đối lâu.
[h=2]Ăn may thì sao?[/h]
150602135320_vietnam_miura_coach_640x360_getty_nocredit.jpg

Các đội tuyển bóng đá nam của Việt Nam đã có nhiều đời huấn luyện viên ngoại, mà ông Miura là người đang dẫn dắt U23 Việt Nam tại SEA Games năm nay.

Lại có những người phản bác, ăn may thì sao, nhờ thế mà đỗ Đại học không tốt à? Lại xin trả lời rằng: những ai đã lười mà tự dưng có được thành công sẽ càng lười hơn. Đỗ đại học không phải là điểm kết thúc, nó chỉ là bước khởi đầu. Không chịu học hành thì không có kết quả tốt, ra trường sẽ thất nghiệp. May mắn lúc đầu nhưng lại thành rủi về sau.
Đối với bóng đá, bạn may được một lần rồi biến mất thì cũng chẳng ai nhớ đến. Hy Lạp vô địch Euro một lần nhưng sau đó mất tích, rất dễ hiểu vì họ không có nền tảng sức mạnh thực sự để là điểm tựa như đã nói ở trên. Chức vô địch đó có chăng thì chỉ dân Hy Lạp tự hào, chứ thế giới, cụ thể là một nước như Việt Nam chẳng hạn, có nhìn chức vô địch đó mà học tập hay thần tượng bóng đá Hy Lạp?
Câu trả lời mọi người tự biết rồi. Người ta vẫn cứ thích Anh, thích Đức, thích Pháp… vì những nước này hoặc có Giải vô địch quốc gia chất lượng hoặc công tác đào tạo tốt để lúc nào cũng có ngôi sao và duy trì được sức mạnh thường xuyên ở các giải đấu.
Nếu Lào và Campuchia mà có chẳng may thắng ta được trận nào đó mà người dân họ tung hô rằng bóng đá nước họ đã vượt qua Việt Nam thì chắc người Việt sẽ cười đến chết. Nhưng đó lại chính là những gì người Việt đã làm bao nhiêu năm nay.

Nếu Lào và Campuchia mà có chẳng may thắng ta được trận nào đó mà người dân họ tung hô rằng bóng đá nước họ đã vượt qua Việt Nam thì chắc người Việt sẽ cười đến chết. Nhưng đó lại chính là những gì người Việt đã làm bao nhiêu năm nayTrần Công Hưng​


Rất nhiều người lấy những thành tích như vô địch AFF Cup năm 2008 hay chiến thắng 4-1 của U23 trước Iran làm niềm tin rằng bóng đá Việt Nam sắp thoát khỏi ao làng Đông Nam Á.
Giải bóng đá vô địch Đông Nam Á (nay gọi là AFF Cup) đã tổ chức gần 20 năm nay, chúng ta có vô địch một năm thật, nhưng năm nào mà chẳng có đội vô địch, đội vô địch nào mà chẳng nghĩ ngay đến đẳng cấp châu Á rồi World Cup, những đội vô địch nhiều lần người ta còn hy vọng hơn Việt Nam gấp từng ấy lần mà đã đội nào thành đâu.
Còn chiến thắng trước đội trẻ Iran trong giải đấu mà U23 thi đấu bằng sự tự ái (do người hâm mộ đổ dồn quan tâm cho U19) mà đã tung hô như thế, người Iran nghe được thì người ta cũng cười chúng ta như ta cười Lào, Campuchia mà thôi.
Năm 2003, SEA Games được tổ chức tại Việt Nam, sau khi đội bóng đá nam thua Thái Lan trong trận chung kết ở Mỹ Đình, Bộ trưởng Thể thao lúc đó là Nguyễn Danh Thái đã nói: Trình độ bóng đá Việt Nam chỉ còn đứng sau Thái Lan, còn các nước khác thì “đã vượt qua”.
Nếu là người hâm mộ nói thế thì còn được, chứ người làm thể thao mà nói vậy thì hỏng rồi, hỏng hẳn! Thực tế thế nào, chúng ta đã biết ngay sau đó.
Còn muốn lấy ví dụ về khả năng của người Việt, thì hãy lấy đội tuyển Việt Nam Cộng hòa trước đây - đội bóng mạnh hàng đầu châu Á mà lãnh đạo đoàn bóng Nhật trong một lần năn nỉ để được sang Sài Gòn thi đấu học hỏi kinh nghiệm đã nói rằng “Bóng đá Nhật ví với bóng đá Việt Nam nhỏ bé như đôi giày này. Chúng tôi mong một ngày nào đó bóng đá Nhật sẽ lớn mạnh và sánh vai cùng bóng đá Việt Nam”.
Thật không khác gì

Lý Quang Diệu ví Singapore của ông với Sài Gòn ngày đó.
Một ví dụ nữa là cầu thủ Lee Nguyễn có bố mẹ đều là người Việt nhưng sinh sống ở Mỹ từ bé và giờ đã là cầu thủ đẳng cấp quốc tế rồi.
[h=2]Phải phát triển lâu dài[/h]
150613120318_vietnam_640x360_soikeo24.com.jpg

Tác giả cho rằng bóng đá Việt Nam sẽ tiếp tục thất bại nếu không có cái nhìn dài hạn và đầu tư nghiêm túc.

Những ví dụ tự hào trên, cần chú ý rằng những tập thể cá nhân đó đều phát triển trong môi trường hoàn toàn khác.
Người ta nói rằng tôi “cuồng” U19, nhưng thử đọc bài “

Hoàng Anh Gia Lai: Đừng vội tung hô!” sau chiến thắng đầu tiên của họ ở V-League mà xem. Chiến thắng không thuyết phục thì chưa đáng khen.
Đương nhiên ai cũng có quyền

hào sảng đôi chút như sau trận thua trên thế thế áp đảo trước U19 AS Roma 1-2 hay trận thắng Úc 1-0, rồi

trận thắng Myanmar 4-1 đơn giản vì ở đó có những cái để có thể hy vọng.
Tôi không nghĩ ngay lập tức họ có thể làm nên lịch sử, trước giải Nutifood ở Hà Nội khi cơn sốt U19 khiến người dân mơ đến World Cup, tôi đã từng đặt câu hỏi “

Có nên hy vọng vào U19 Việt Nam?” .
Cách làm tốt nhất vẫn là phải phát động phong trào bóng đá rộng khắp ở các cấp bắt đầu từ bóng đá học đường, điều đó tốt hơn là phụ thuộc vào một đơn vị! Nhưng khi thực tế là VN hiện tại không đủ khả năng tổ chức một hệ thống quy mô như thế, thì Hoàng Anh Gia Lai là mô hình duy nhất mà bóng đá VN có thể hy vọng vào lúc này, cách làm của họ khác biệt hoàn toàn với bóng đá trong nước, các cầu thủ được sống trong một môi trường của nền bóng đá khác được đặt tại VN.

Trong các châu lục, thể chất người châu Á yếu nhất. Ở châu Á, Đông Nam Á yếu nhất. Ở Đông Nam Á, Việt Nam chẳng khỏe hơn nước nào. Như thế mà chúng ta đòi một tấc lên giời, một chốc hóa rồng? Trần Công Hưng​


Thành công của họ chưa thể thay đổi bóng đá VN trong ngày một ngày hai, nhưng đó là động lực lớn cho các đơn vị khác, cho toàn ngành thể thao. Xin nhắc lại một lần nữa: Đừng nhìn thành tích khiêm tốn hiện tại ở V-League mà tưởng rằng đó là thất bại của công tác đào tạo trẻ, đó chỉ là

những trận thua của những cầu thủ trẻ trước những cầu thủ trưởng thành mà thôi.
Tìm cách vùi dập họ chẳng có ích lợi gì cả, vì bóng đá của chúng ta từ trước đã có gì trong tay đâu. Và ngay cả khi nói về thành tích, U19 cũng có thành tích không tồi khi vào chung kết ở hầu hết các giải đấu họ tham dự. Thời gian qua nếu nhìn cách người ta chê bai U19, thì nhiều người không có thông tin gì về bóng đá VN sẽ tưởng rằng đội VN trước đây và HLV Miura là chuyên gia đoạt cúp mất.
Ở một số nước không hẳn bóng đá được tổ chức tốt và mức sống cao nhưng vẫn có đội tuyển giỏi, vì tố chất cơ thể của họ khác. Các cầu thủ Brazil có thể sinh ra trong nghèo đói, nhưng bộ gen của họ không giống chúng ta. Trong các châu lục, thể chất người châu Á yếu nhất. Ở châu Á, Đông Nam Á yếu nhất. Ở Đông Nam Á, Việt Nam chẳng khỏe hơn nước nào. Như thế mà chúng ta đòi một tấc lên giời, một chốc hóa rồng? Nếu không cải tổ, không học tập, chúng ta muôn đời giậm chân tại chỗ.
Học ai đây?

Nhìn người Nhật kia, cũng châu Á đấy, lại còn “lùn” nữa, mà vẫn thay đổi được.
Chú ý là học một nền bóng đá không phải chỉ đơn thuần thuê một ông HLV nước đó về dẫn dắt đội tuyển quốc gia là xong. HLV đội tuyển hầu hết chỉ kế thừa sản phẩm của nền bóng đá mà thôi chứ khó có thể tạo ra được một cuộc cách mạng.
Ông Miura là người Nhật nhưng ông lại theo trường phái bóng đá Đức thực dụng cổ điển. Ở Nhật ông bị coi là có chiến thuật phòng thủ cứng nhắc trong khi bóng đá Nhật từ xưa đã học theo Brazil.
Chọn HLV đội tuyển quốc gia, quan trọng nhất là chọn người có phong cách phù hợp với những cầu thủ mà nền bóng đá có trong tay chứ không phải chạy theo ông HLV đó dù biết không phù hợp.
Làm một cuộc các mạng về bóng đá có thể có thể mất 10 năm, 20 năm hoặc hơn thế, nhưng thà muộn còn hơn là không bao giờ. Người ta sẽ vẫn hy vọng, hy vọng một cách thực tế với những bước tiến dần dần trong quá trình ấy dựa vào hành động cụ thể chứ không phải vài thành tích trồi sụt lẻ tẻ vô nghĩa.
Chừng nào các quan chức, những người làm bóng đá không bắt tay vào, chừng đó giấc mơ bóng đá Việt Nam sẽ mãi chỉ là những giấc mộng hão huyền mà thôi.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.



Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top