Nguy cơ ung thư từ việc xài hàng 'Tàu' kém chất lượng ngày càng cao.
Sóng “Tàu” tràn chợ Việt
Chưa bao giờ người tiêu dùng tại Việt Nam lại thấy choáng ngợp lẫn lo ngại đến vậy khi hành hóa có xuất xứ từ quốc gia đông dân nhất thế giới lại chiếm số lượng rất lớn tại thị trường trong nước. Từ hàng tiêu dùng, đồ sinh hoạt lẫn thực phẩm, đâu đâu cũng là hàng gắn mác “China”.
Nếu thời gian trước đây, đồ điện tử chính là mặt hàng phổ biến trong nước thì hiện nay thực phẩm kém chất lượng đã “phủ sóng” khắp nơi, từ siêu thị đến chợ quê. Điều đáng ngại là lượng hàng hóa này không phải đến từ con đường chính thống mà bị nhập lậu.
Ngày 2/5, hơn 1,1 tạ thịt bò và 40kg tảo in nhãn mác Trung Quốc bị Công an Hà Nội bắt quả tang khi được tuồn vào kho của một nhà hàng.
Cuối tháng 4 vừa qua, Đội phòng chống tội phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm (Đội 6 - Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TP. Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ một vụ buôn lậu cá quả và ếch từ Trung Quốc về Việt Nam với hơn 1.000 con ếch và 600 con cá quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, đựng trong các thùng nước trên một xe tải.
Tại các chợ đầu mối, cá lóc, ếch Trung Quốc có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg được bán tràn lan. Sau khi phân phối về các chợ nhỏ, ếch và cá lóc nhập lậu "được" đội giá lên từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, vài cửa hàng kinh doanh cá tầm với giá bán khoảng 170.000 đồng/kg.
Gà là mặt hàng cũng gây nhức nhối không kém khi những ngày đầu năm vừa qua, lực lượng chức năng cũng bắt giữ và thu hồi số lượng lớn gà có nguồn gốc Trung Quốc đưa vào Việt Nam mà không qua kiểm dịch. Cụ thể, 7.100 con gà giống đựng trong 60 khay nhựa được phát hiện khi đang được vận chuyển xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm “lạ” như mèo cũng bị xâm nhập vào thị trường một cách ồ ạt. Ngày 23/3 CSGT Quảng Ninh đã phát hiện 2 xe ô tô khách vận chuyển số lượng lớn mèo nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào nội địa tiêu thụ gồm 240kg thịt mèo đông lạnh và 630kg mèo sống. Trước đó, ngày10/3, trên QL18 đoạn qua phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tổ công tác phương án 12 Công an tỉnh kiểm tra và phát hiện trên xe vận chuyển trái phép 2,4 tấn mèo có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ.
Mặt hàng nông sản cũng không tránh khỏi sự bành trướng của "đồ Tàu".
Cà rốt, khoai tây, gừng, súp lơ, tỏi, hành tây... Trung Quốc đang bày bán tràn lan ở khắp các chợ TP HCM với vẻ ngoài bóng bẩy, căng mọng, thời hạn sử dụng lâu mà giá rẻ 20-50% so với hàng Đà Lạt. Khoai Trung Quốc củ to, mắt to, vỏ dày, giá 25.000 đồng một kg, rẻ hơn 5.000 với khoai trong nước. cà rốt, cải thào, súp lơ đều rẻ hơn từ 3-5.000/kg. Thậm chí tỏi Trung Quốc rẻ hơn tới nửa giá khi thâm nhập vào Việt Nam, và được đánh giá là chất lượng kém hơn hẳn.
Bên phải là gừng "Tàu"
Một lượng lớn gừng được trồng và bảo quản bằng thuốc trừ sâu có độc tính cao Aldicarb đang được đóng gói và tung ra khắp thị trường Trung Quốc, đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng đã khiến dư luận Việt Nam lo ngại. Bởi lẽ, loại gừng này cũng tràn ngập tại các chợ ở Việt Nam và được bán với chất lượng bên ngoài bắt mắt và thời gian bảo quản lâu hơn gừng trong nước.
Bên cạnh thực phẩm, hàng tiêu dùng Trung Quốc kém chất lượng cũng oanh tạc với vô số những phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng.
Thông tin sữa nhiễm độc hay áo lót chứa chất gây ung thư chưa lắng xuống, người tiêu dùng lại càng hoang mang khi đồ chơi trẻ em cũng chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Các loại đèn lồng xuất xứ từ Trung Quốc chứa muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học- công nghệ Việt Nam.
Các loại thú nhún hình con vệt như hươu, nai, bò... là loại thú nhún được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc được bày bán công khai với nồng độ chất dẻo phthalates cao gấp nhiều lần so với quy định quốc gia về chất lượng và an toàn hàng hóa, gây dị ứng da, rộp lưỡi, thậm chí là tiêu chảy cho trẻ khi tiếp xúc.
Như vậy, tâm lý hoang mang, lo sợ ở người tiêu dùng là điều tất yếu khi hàng kém chất lượng đang hiện hữu ở mọi ngõ ngách trong đời sống sinh hoạt của họ.
Sống chung với “lũ”
Điều đáng lo ngại là dù biết tác hại cũng như sự phủ sóng toàn diện của hàng Trung Quốc nhưng hiện tại, ngay cả cơ quan chức năng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh vấn nạn trên. Lo lắng là tâm lý chung của người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ.
Anh Minh Tiến, Hà Nội cho hay “Đi đến đâu tôi cũng chỉ thấy hàng Trung Quốc. Việc lỏng lẻo trong quản lý cũng như tâm lý ham lãi cao của một bộ phận người bán đã dẫn đến tình trạng ngập ngụa hàng Tàu.
Nay khi đi mua đồ dùng sinh hoạt trong nhà chúng tôi đều xem rất kỹ xuất xứ, hễ Trung Quốc là cạch mặt ngay.
Với thực phẩm, tôi cũng hoang mang lắm, mua ở chợ nhỏ thì không an tâm, mà ở siêu thị nho hay táo thì chắc gì không đến từ Trung Quốc?”
Đèn lồng cũng gây ung thư
Chị Huệ, TpHCM cũng cho biết chị cũng chẳng biết giải pháp để né hàng Tàu vì thị trường đang bị Trung Quốc lũng đoạn. “Bây giờ, rau quả, thịt cá…nhà tôi đều do những người quen cung cấp vì ít nhất tôi cũng biết rõ nguồn gốc của các loại hàng hóa này. Tôi thì chẳng sao, chỉ tội bọn nhỏ. Ngăn ngừa và đề phòng thế này sẽ an toàn hơn…”, chị nói.
Đến nay, ngoài những lần kiểm duyệt hay lấy mẫu nghiên cứu một cách tự phát, cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Một phần cũng bởi sự phong phú của các thể loại hàng hóa cũng như tính tinh vi của các đối tượng cố tình “tuồn hàng” để gia tăng lợi nhuận.
Với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn 20-30%, hàng Trung Quốc mau chóng cháy hàng với người tiêu dùng hám rẻ, thường là ở chợ quê hay vùng sâu vùng xa. Đồng thời, sự tiếp tay của một số đối tượng chỉ nhìn thấy lợi ích cá nhân đã mau chóng đưa hàng kém chất lượng phổ biến ngày một rộng rãi hơn.
Làm sao để né hàng kém chất lượng?
Những tác hại của hàng xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày một rõ ràng và đáng lo ngại. Người tiêu dùng âu lo vì đã tiêu phí một khoản tiền chỉ để mang bệnh vào người. Trên khắp các mặt trận, từ đồ tiêu dùng, quần áo, đến thực phẩm, đồ chơi trẻ em, người ta đang xem hàng Trung Quốc là điều cần phải loại bỏ.
Khi những giải pháp giải quyết triệt để vấn nạn này chưa được đưa ra, người tiêu dùng cũng cần trang bị những kiến thức tiêu dùng cơ bản để tránh mua phải hàng hóa kém chất.
Sẽ không là thừa nếu xem kỹ xuất xứ khi chọn lựa các mặt hàng. Thông thường, phần đông người ta sẽ e dè khi chọn các sản phẩm “Made In China”, để đối phó với tình trạng trên, hàng hóa sau này được gắn mác “Made In PRC” nghĩa là “People’s Republic of China” (được sản xuất tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa).
Thông thường xuất xứ của một mặt hàng được dựa theo mã số vạch (Country Code), bởi đôi khi hàng Trung Quốc cũng “đội lốt” các sản phẩm của “nước ngoài”. Các mã số từ 690-695 chứng tỏ sản phẩm được làm tại Trung Quốc. Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm xuất xứ Đài Loan.
Với hàng nông sản hay trái cây, thì ngoài các cách nhận biết nông sản Trung Quốc như từng đề cập thì theo kinh nghiệm chia sẻ của các tiểu thương, cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Táo: Các loại táo to đang bày bán trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, New Zealand, Mỹ. Táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi). Còn táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành.
- Nho: Nho nhập ngoại chủ yếu là nho Mỹ thông qua các nước là Nhật và New Zealand, gồm nho xanh và nho tím. Thực tế, hầu như Trung Quốc không xuất nho. Thông thường cũng dễ phân biệt nho nội và nho ngoại: Nho tím của VN quả thường nhỏ, nho xanh thì chùm ngắn, có màu xanh tươi; cuống nho nội rất tươi và thời vụ chính là từ tháng 7-10. Còn giống nho Mỹ màu tím quả tròn, to; giống nho xanh chùm rất dài và có màu xanh vàng. Đáng lưu ý là vì trải qua nhiều công đoạn như hái, bảo quản, vận chuyển dài ngày nên cuống nho ngoại thường bị héo.
- Cam: Cam VN có 2 loại: cam xanh quả to, vỏ sần và cam quả tròn, nhỏ có màu xanh vàng (cam Vinh). Do quá trình phòng trừ giống nhện (châm vỏ cam) của VN chưa tốt nên vỏ cam nội thường bị rám. Hiện nay, cam ngoại trên thị trường chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, chứ không có cam Mỹ, Úc, New Zealand như người bán quảng cáo. Loại cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do bị tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
- Quýt: Thông thường hàng quýt nhập lậu của Trung Quốc vào VN người tiêu dùng hay bị nhầm với loại quýt chum nội. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được qua các dấu hiệu: quýt ta mỏng vỏ, vỏ bị rám, cao thành; quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô. Quýt chính vụ của Việt Nam thu hoạch từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.
- Hồng: Hiện nay trên thị trường có hai loại: hồng Việt Nam và hồng Trung Quốc. Vì quả hồng rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường bị tẩm nhiều thuốc bảo quản để giữ được hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu). Còn hồng Việt Nam thường xấu mã, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng. Hiện nay, nói chung tư thương ít nhập hồng Trung Quốc vì hàng này rất dễ giập nát, hư hỏng.
- Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu trên thị trường (loại vàng vỏ, vàng ruột) là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ bị nhũn.
Tuy vậy, để không “nhận nhầm” hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, người tiêu dùng cũng nên ý thức Việt sử dụng và ủng hộ hàng Việt chất lượng cao. Khi sức cạnh tranh của hàng Việt được khẳng định thì việc hàng hóa kém chất lượng trá hình tuồn vào thị trường nước ta phần nào cũng được hạn chế.
Theo NCĐT
Sóng “Tàu” tràn chợ Việt
Chưa bao giờ người tiêu dùng tại Việt Nam lại thấy choáng ngợp lẫn lo ngại đến vậy khi hành hóa có xuất xứ từ quốc gia đông dân nhất thế giới lại chiếm số lượng rất lớn tại thị trường trong nước. Từ hàng tiêu dùng, đồ sinh hoạt lẫn thực phẩm, đâu đâu cũng là hàng gắn mác “China”.
Nếu thời gian trước đây, đồ điện tử chính là mặt hàng phổ biến trong nước thì hiện nay thực phẩm kém chất lượng đã “phủ sóng” khắp nơi, từ siêu thị đến chợ quê. Điều đáng ngại là lượng hàng hóa này không phải đến từ con đường chính thống mà bị nhập lậu.
Ngày 2/5, hơn 1,1 tạ thịt bò và 40kg tảo in nhãn mác Trung Quốc bị Công an Hà Nội bắt quả tang khi được tuồn vào kho của một nhà hàng.
Cuối tháng 4 vừa qua, Đội phòng chống tội phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm (Đội 6 - Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TP. Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ một vụ buôn lậu cá quả và ếch từ Trung Quốc về Việt Nam với hơn 1.000 con ếch và 600 con cá quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, đựng trong các thùng nước trên một xe tải.
Tại các chợ đầu mối, cá lóc, ếch Trung Quốc có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg được bán tràn lan. Sau khi phân phối về các chợ nhỏ, ếch và cá lóc nhập lậu "được" đội giá lên từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Cụ thể, tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, vài cửa hàng kinh doanh cá tầm với giá bán khoảng 170.000 đồng/kg.
Gà là mặt hàng cũng gây nhức nhối không kém khi những ngày đầu năm vừa qua, lực lượng chức năng cũng bắt giữ và thu hồi số lượng lớn gà có nguồn gốc Trung Quốc đưa vào Việt Nam mà không qua kiểm dịch. Cụ thể, 7.100 con gà giống đựng trong 60 khay nhựa được phát hiện khi đang được vận chuyển xã Quang Trung, huyện An Lão, TP. Hải Phòng.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm “lạ” như mèo cũng bị xâm nhập vào thị trường một cách ồ ạt. Ngày 23/3 CSGT Quảng Ninh đã phát hiện 2 xe ô tô khách vận chuyển số lượng lớn mèo nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào nội địa tiêu thụ gồm 240kg thịt mèo đông lạnh và 630kg mèo sống. Trước đó, ngày10/3, trên QL18 đoạn qua phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tổ công tác phương án 12 Công an tỉnh kiểm tra và phát hiện trên xe vận chuyển trái phép 2,4 tấn mèo có nguồn gốc từ Trung Quốc, không có giấy tờ hợp lệ.
Mặt hàng nông sản cũng không tránh khỏi sự bành trướng của "đồ Tàu".
Cà rốt, khoai tây, gừng, súp lơ, tỏi, hành tây... Trung Quốc đang bày bán tràn lan ở khắp các chợ TP HCM với vẻ ngoài bóng bẩy, căng mọng, thời hạn sử dụng lâu mà giá rẻ 20-50% so với hàng Đà Lạt. Khoai Trung Quốc củ to, mắt to, vỏ dày, giá 25.000 đồng một kg, rẻ hơn 5.000 với khoai trong nước. cà rốt, cải thào, súp lơ đều rẻ hơn từ 3-5.000/kg. Thậm chí tỏi Trung Quốc rẻ hơn tới nửa giá khi thâm nhập vào Việt Nam, và được đánh giá là chất lượng kém hơn hẳn.
Bên phải là gừng "Tàu"
Một lượng lớn gừng được trồng và bảo quản bằng thuốc trừ sâu có độc tính cao Aldicarb đang được đóng gói và tung ra khắp thị trường Trung Quốc, đồng thời xuất khẩu sang nhiều nước láng giềng đã khiến dư luận Việt Nam lo ngại. Bởi lẽ, loại gừng này cũng tràn ngập tại các chợ ở Việt Nam và được bán với chất lượng bên ngoài bắt mắt và thời gian bảo quản lâu hơn gừng trong nước.
Bên cạnh thực phẩm, hàng tiêu dùng Trung Quốc kém chất lượng cũng oanh tạc với vô số những phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng.
Thông tin sữa nhiễm độc hay áo lót chứa chất gây ung thư chưa lắng xuống, người tiêu dùng lại càng hoang mang khi đồ chơi trẻ em cũng chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Các loại đèn lồng xuất xứ từ Trung Quốc chứa muối cadimi (Cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học- công nghệ Việt Nam.
Các loại thú nhún hình con vệt như hươu, nai, bò... là loại thú nhún được sản xuất và nhập khẩu từ Trung Quốc được bày bán công khai với nồng độ chất dẻo phthalates cao gấp nhiều lần so với quy định quốc gia về chất lượng và an toàn hàng hóa, gây dị ứng da, rộp lưỡi, thậm chí là tiêu chảy cho trẻ khi tiếp xúc.
Như vậy, tâm lý hoang mang, lo sợ ở người tiêu dùng là điều tất yếu khi hàng kém chất lượng đang hiện hữu ở mọi ngõ ngách trong đời sống sinh hoạt của họ.
Sống chung với “lũ”
Điều đáng lo ngại là dù biết tác hại cũng như sự phủ sóng toàn diện của hàng Trung Quốc nhưng hiện tại, ngay cả cơ quan chức năng cũng chưa có giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh vấn nạn trên. Lo lắng là tâm lý chung của người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ.
Anh Minh Tiến, Hà Nội cho hay “Đi đến đâu tôi cũng chỉ thấy hàng Trung Quốc. Việc lỏng lẻo trong quản lý cũng như tâm lý ham lãi cao của một bộ phận người bán đã dẫn đến tình trạng ngập ngụa hàng Tàu.
Nay khi đi mua đồ dùng sinh hoạt trong nhà chúng tôi đều xem rất kỹ xuất xứ, hễ Trung Quốc là cạch mặt ngay.
Với thực phẩm, tôi cũng hoang mang lắm, mua ở chợ nhỏ thì không an tâm, mà ở siêu thị nho hay táo thì chắc gì không đến từ Trung Quốc?”
Đèn lồng cũng gây ung thư
Chị Huệ, TpHCM cũng cho biết chị cũng chẳng biết giải pháp để né hàng Tàu vì thị trường đang bị Trung Quốc lũng đoạn. “Bây giờ, rau quả, thịt cá…nhà tôi đều do những người quen cung cấp vì ít nhất tôi cũng biết rõ nguồn gốc của các loại hàng hóa này. Tôi thì chẳng sao, chỉ tội bọn nhỏ. Ngăn ngừa và đề phòng thế này sẽ an toàn hơn…”, chị nói.
Đến nay, ngoài những lần kiểm duyệt hay lấy mẫu nghiên cứu một cách tự phát, cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Một phần cũng bởi sự phong phú của các thể loại hàng hóa cũng như tính tinh vi của các đối tượng cố tình “tuồn hàng” để gia tăng lợi nhuận.
Với mẫu mã đẹp, giá lại rẻ hơn 20-30%, hàng Trung Quốc mau chóng cháy hàng với người tiêu dùng hám rẻ, thường là ở chợ quê hay vùng sâu vùng xa. Đồng thời, sự tiếp tay của một số đối tượng chỉ nhìn thấy lợi ích cá nhân đã mau chóng đưa hàng kém chất lượng phổ biến ngày một rộng rãi hơn.
Làm sao để né hàng kém chất lượng?
Những tác hại của hàng xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày một rõ ràng và đáng lo ngại. Người tiêu dùng âu lo vì đã tiêu phí một khoản tiền chỉ để mang bệnh vào người. Trên khắp các mặt trận, từ đồ tiêu dùng, quần áo, đến thực phẩm, đồ chơi trẻ em, người ta đang xem hàng Trung Quốc là điều cần phải loại bỏ.
Khi những giải pháp giải quyết triệt để vấn nạn này chưa được đưa ra, người tiêu dùng cũng cần trang bị những kiến thức tiêu dùng cơ bản để tránh mua phải hàng hóa kém chất.
Sẽ không là thừa nếu xem kỹ xuất xứ khi chọn lựa các mặt hàng. Thông thường, phần đông người ta sẽ e dè khi chọn các sản phẩm “Made In China”, để đối phó với tình trạng trên, hàng hóa sau này được gắn mác “Made In PRC” nghĩa là “People’s Republic of China” (được sản xuất tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa).
Thông thường xuất xứ của một mặt hàng được dựa theo mã số vạch (Country Code), bởi đôi khi hàng Trung Quốc cũng “đội lốt” các sản phẩm của “nước ngoài”. Các mã số từ 690-695 chứng tỏ sản phẩm được làm tại Trung Quốc. Mã vạch bắt đầu bằng 471 được in trên các sản phẩm xuất xứ Đài Loan.
Với hàng nông sản hay trái cây, thì ngoài các cách nhận biết nông sản Trung Quốc như từng đề cập thì theo kinh nghiệm chia sẻ của các tiểu thương, cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Táo: Các loại táo to đang bày bán trên thị trường chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, New Zealand, Mỹ. Táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi). Còn táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành.
- Nho: Nho nhập ngoại chủ yếu là nho Mỹ thông qua các nước là Nhật và New Zealand, gồm nho xanh và nho tím. Thực tế, hầu như Trung Quốc không xuất nho. Thông thường cũng dễ phân biệt nho nội và nho ngoại: Nho tím của VN quả thường nhỏ, nho xanh thì chùm ngắn, có màu xanh tươi; cuống nho nội rất tươi và thời vụ chính là từ tháng 7-10. Còn giống nho Mỹ màu tím quả tròn, to; giống nho xanh chùm rất dài và có màu xanh vàng. Đáng lưu ý là vì trải qua nhiều công đoạn như hái, bảo quản, vận chuyển dài ngày nên cuống nho ngoại thường bị héo.
- Cam: Cam VN có 2 loại: cam xanh quả to, vỏ sần và cam quả tròn, nhỏ có màu xanh vàng (cam Vinh). Do quá trình phòng trừ giống nhện (châm vỏ cam) của VN chưa tốt nên vỏ cam nội thường bị rám. Hiện nay, cam ngoại trên thị trường chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc, chứ không có cam Mỹ, Úc, New Zealand như người bán quảng cáo. Loại cam này quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do bị tẩm hóa chất và bị đánh bóng.
- Quýt: Thông thường hàng quýt nhập lậu của Trung Quốc vào VN người tiêu dùng hay bị nhầm với loại quýt chum nội. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được qua các dấu hiệu: quýt ta mỏng vỏ, vỏ bị rám, cao thành; quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả thấp và khi bóc ra hai đầu múi quýt thường khô. Quýt chính vụ của Việt Nam thu hoạch từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.
- Hồng: Hiện nay trên thị trường có hai loại: hồng Việt Nam và hồng Trung Quốc. Vì quả hồng rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường bị tẩm nhiều thuốc bảo quản để giữ được hình dáng. Ngoài ra, hồng Trung Quốc có vỏ rất đẹp, đỏ đậm (do bị bôi phẩm màu). Còn hồng Việt Nam thường xấu mã, núm quả có nhiều đốm đen, bóc ra thấy phần ruột gần núm hơi bị cứng. Hiện nay, nói chung tư thương ít nhập hồng Trung Quốc vì hàng này rất dễ giập nát, hư hỏng.
- Dưa hấu: Phần lớn dưa hấu trên thị trường (loại vàng vỏ, vàng ruột) là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột quả sẽ bị nhũn.
Tuy vậy, để không “nhận nhầm” hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc, người tiêu dùng cũng nên ý thức Việt sử dụng và ủng hộ hàng Việt chất lượng cao. Khi sức cạnh tranh của hàng Việt được khẳng định thì việc hàng hóa kém chất lượng trá hình tuồn vào thị trường nước ta phần nào cũng được hạn chế.