[h=2]Gần chục năm trở lại đây, thôn Đông Hải của xã Lộc Trì (Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là địa chỉ “cung cấp” ô sin cho nhiều tỉnh thành ở miền Trung và miền Nam.[/h]
Một góc làng ô sin Đông Hải, xã Lộc Trì
Tuy nhiên, điều đau đớn là rất nhiều phụ nữ và trẻ em nơi đây khi đi làm nghề ô sin bị vùi dập bằng sự bóc lột sức lao động và xâm hại tình dục để rồi phải chôn cuộc đời mình trong nước mắt buồn tủi.
Cả thôn kiếm sống bằng nghề ôsin
Thôn Đông Hải nằm nép mình bên phá Tam Giang, nơi được coi là “kho vàng” của Thừa Thiên - Huế. Trước kia, đời sống của người dân trong thôn dù không lấy gì làm giàu có nhưng cũng đủ ngày 3 bữa cơm nhờ nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang.
Thế nhưng, gần 10 năm trở lại đây, tôm cá trên phá cạn kiệt, việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thất bát nên nhiều hộ dân ở Đông Hải rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa. Có lẽ, đây chính là nguyên nhân khiến hàng loạt phụ nữ và trẻ em gái ở mảnh đất này phải tha hương kiếm sống bằng nghề ô sin.
Chúng tôi men theo con đường nham nhở ổ voi, ổ gà và ngập ngụa bùn lầy vào thôn Đông Hải. Trời chiều mưa lạnh, những cơn gió từ phá Tam Giang quất liên hồi, khiến những ngôi xiêu vẹo run lên bần bật.
Tưởng chúng tôi về thôn tìm thuê ô sin, một ông cụ hom hem chống gậy dò dẫm bên đường chỉ tay về phía những ngôi nhà lụp xụp: “Các chú vào nhà mô hỏi cũng có hết. Hôm qua mới có mới có người ở Đà Nẵng về đưa một lúc 2 đứa trẻ vào làm việc nhà cho ông ta đấy”.
Chúng tôi tạt vào ngôi nhà được lợp bằng những tấm tôn gỉ sét của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bé và anh Bùi Văn Hải. Khi chúng tôi đến, chỉ có anh Hải ở nhà. Anh đang bồng trên tay đứa con mới gần 1 năm tuổi, ngồi thẫn thờ trước cửa.
Vẻ trầm buồn, anh kể: “Chúng tôi cưới nhau đã được 14 năm và đã có 3 mặt con. 5 năm trở lại đây, vợ tôi và 2 đứa con gái đầu vào Đà Nẵng làm nghề ô sin.
Nhà nghèo quá, 2 đứa nhỏ phải bỏ học từ năm lớp 3 theo mẹ đi làm nghề này. 1 năm trước, vợ tôi tạm nghỉ, về quê sinh đứa con út rồi lại vào Đà Nẵng làm ô sin”.
Cạnh nhà anh Hải, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thuyền có 8 đứa con gái thì có đến 7 đứa đã vào các tỉnh nam miền Trung và miền Nam làm ô sin. Tất cả những đứa trẻ này đều ly hương khi mới học đến lớp 3 và lớp 4.
“Còn một đứa nữa sắp tới cũng vào Đồng Nai, có người liên hệ thuê nó giúp việc rồi. Ở nhà không đủ cơm ăn thì phải đi ở cho người ta kiếm đồng tiền”, chị Thuyền nói sau tiếng thở dài.
Bát cơm chan nước mắt
Tuy vất vả với thân phận “cơm bưng nước rót cho người”, thế nhưng, không phải tất cả những trẻ em và phụ nữ ở thôn Đông Hải đều sống được bằng nghề ô sin. Rất nhiều trong số những con người nghèo khổ, ly hương cầu thực phải chịu cảnh bị chủ bạo hành, bóc lột sức lao động.
Một trong số những câu chuyện khiến chúng tôi không khỏi xót xa là trường hợp gia đình nhà chị Lê Thị Thu ở thôn Đông Hải. Vợ chồng chị Thu có 3 đứa con gái đã đi làm ô sin, đứa lớn nhất mới 12 tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi. Cách hôm chúng tôi đến 2 ngày, vợ chồng chị nhận được thư của đứa con gái đầu tên Huệ đang giúp việc cho một gia đình ở TP.HCM.
Trong bức thư được viết bằng những nét chữ nguệch ngoạc, Huệ kể với bố mẹ việc mình thường xuyên bị chủ nhà đánh đập, hành hạ. “Nó kể hầu như ngày nào cũng bị người ta đánh, nhẹ thì bị cái bạt tai, nặng thì bị đấm đá. Nó muốn về lại quê để đi làm ô sin cho gia đình khác nhưng do gần một năm rồi chủ nhà không trả tiền công cho nó nên nó không thể về”, chị Thu kể trong nước mắt.
2 đứa con gái của chị Th. từng mang bầu trong lần vào Đà Nẵng làm ô sin
Cũng tại thôn Đông Hải, anh Hoàng Văn Thìn, người có vợ và 1 đứa con gái đang làm ô sin ở Đồng Nai, nhiều tháng nay cũng lo đến mất ăn mất ngủ sau khi vợ điện thoại về nhà kể việc bị bắt làm việc quần quật nhưng không chịu trả lương.
Chị có hỏi thì bị chủ nhà xông vào đánh đến bầm dập. Trong khi đó, đứa con gái của anh Thìn đang làm ô sin tại một gia đình ở Đồng Nai đã 7-8 tháng nay không liên lạc được. Trước đó, cô bé này có viết thư gửi về nhà kể việc mình nhiều lần bị đánh.
Thế nhưng, thương tâm nhất có lẽ là câu chuyện của em Bùi Thị Hải (13 tuổi), con gái đầu của vợ chồng anh Bùi Văn Mạnh. Mới theo học đến nửa lớp 4 thì Hải phải bỏ học vào TP.HCM giúp việc cho một gia đình làm nghề kinh doanh với tiền công 800 nghìn đồng/tháng. Hàng ngày, Hải làm các công việc như quét dọn nhà cửa, giặt giũ, chợ búa, nấu nướng cho nhà chủ.
Một lần vì sơ ý làm vỡ 2 cái bát ăn cơm, Hải bị chủ nhà dùng roi đánh đến thâm tím khắp người. Sau trận đòn thừa sống thiếu chết này, Hải xin chủ nhà thanh toán tiền công để về quê kiếm việc khác nhưng chủ nhà không chịu trả tiền.
Sau nhiều tháng sống trong khốn khổ vì bị đối xử tàn nhẫn, Hải trộm tiền của chủ để có lộ phí về quê thì bị phát hiện. Hậu quả là Hải bị chủ nhà thượng cẳng chân hạ cẳng tay và dùng vật cứng đánh tới tấp vào đầu.
Sau khi đánh Hải một trận nhừ tử, chủ nhà tống cổ cô bé này ra đường mà không trả một đồng tiền công nào. Rất may là Hải đã được một phụ nữ tốt bụng cho tiền bắt xe về lại quê. Từ ngày về quê đến nay, Hải cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, trí nhớ giảm sút.
Tuy nhiên, đánh đập bằng đòn roi không phải nỗi sợ hãi nhất của những phụ nữ và trẻ em làm nghề ô sin ở thôn Đông Hải. Không ít, không ít phụ nữ và trẻ em gái ở Đông Hải khi kiếm sống bằng nghề ô sin còn trở thành “con mồi” béo bở của những chủ nhà “quỷ râu xanh”. Để rồi, họ phải chôn một phần của cuộc đời mình với những đau đớn ê chề và đầy nước mắt.
Nhiều tháng nay, người dân trong thôn xì xầm bàn tán chuyện vợ chồng chị N.T.H và anh B.V.X. mâu thuẫn gay gắt do sau 8 tháng đi làm ô sin, chị H. trở về nhà trong tình trạng mang thai.
Mặc dù chị H. đã giải thích rằng chị mang bầu là do bị chủ nhà cưỡng dâm nhưng anh X. vẫn liên tục trút vào chị những lời xỉ vả vì anh nghi ngờ vợ mình nói dối.
Số là, chị H. vào Vũng Tàu làm ô sin cho một ông chủ giàu có cách đây 8 tháng. Nhờ có ngoại hình ưa nhìn nên chị được ông chủ nhà để ý và dùng lời đường mật tán tỉnh mỗi khi chỉ có ông và chị ở nhà.
Một lần, sau khi dụ dỗ chị không thành, ông này đã cưỡng hiếp chị ngay tại bếp khiến chị mang thai. Phát hiện sự việc, vợ ông ta lập tức tống cổ chị H. ra khỏi nhà nên chị phải ôm bụng bầu về quê.
Cũng chịu cảnh bị chủ cưỡng bức, thế nhưng, câu chuyện của chị Th. còn đau đớn hơn nhiều. Chồng mất sớm do tai nạn trong một lần đánh bắt thủy sản bằng xung điện, 2 đứa con gái của chị Th. phải bỏ học sớm để cùng mẹ làm nghề chài lưới kiếm sống.
Một lần, có người đàn ông ở Đà Nẵng về thôn tìm người giúp việc nhà, chị Th. đã cho 2 đứa con của mình đi theo người đàn ông này. Mỗi đứa được ông ta hứa trả tiền công 900 nghìn đồng/ tháng. Tuy thương con tuổi nhỏ đi làm ăn xa nhưng chị Th. cũng rất vui vì chị tin rằng kinh tế gia đình rồi đây sẽ bớt khó khăn hơn.
Nhưng niềm vui của chị chẳng tày gang. Sau hơn một năm vào giúp việc ở Đà Nẵng, 2 đứa con của chị lần lượt trở về nhà trong tình trạng đã… mang bầu.
“Chúng đã bị chính ông chủ nơi chúng làm việc gạ gẫm nên mới nên nông nỗi ni”, chị Th. nức nở. Sau chuỗi ngày khóc ròng, được hàng xóm khuyên bảo, chị Th. quyết định đưa con đi phá bỏ giọt máu lạc loài để tính đường chồng con về sau.
Ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì cho biết, việc trẻ nhỏ ở thôn Đông Hải đua nhau bỏ học vào các tỉnh phía Nam mưu sinh bằng nghề ô sin, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng không giải quyết được tình hình.
Đơn cử như mới đây, UBND xã đã cử cán bộ vào tận các nơi các em ở xã làm việc vận động và đưa được 18 em về quê hỗ trợ đi học trở lại nhưng sau đó các em lại lần lượt bỏ học vào Nam. Về tình trạng phụ nữ và trẻ em trong khi đi làm ô sin bị xâm hại, ông Diệu nói, dù rất đau lòng và bức xúc nhưng chính quyền xã rất khó can thiệp vì những sự việc trên không xảy ra trên địa bàn.
GD&CS
Một góc làng ô sin Đông Hải, xã Lộc Trì
Tuy nhiên, điều đau đớn là rất nhiều phụ nữ và trẻ em nơi đây khi đi làm nghề ô sin bị vùi dập bằng sự bóc lột sức lao động và xâm hại tình dục để rồi phải chôn cuộc đời mình trong nước mắt buồn tủi.
Cả thôn kiếm sống bằng nghề ôsin
Thôn Đông Hải nằm nép mình bên phá Tam Giang, nơi được coi là “kho vàng” của Thừa Thiên - Huế. Trước kia, đời sống của người dân trong thôn dù không lấy gì làm giàu có nhưng cũng đủ ngày 3 bữa cơm nhờ nguồn lợi thủy sản trên phá Tam Giang.
Thế nhưng, gần 10 năm trở lại đây, tôm cá trên phá cạn kiệt, việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thất bát nên nhiều hộ dân ở Đông Hải rơi vào cảnh chạy ăn từng bữa. Có lẽ, đây chính là nguyên nhân khiến hàng loạt phụ nữ và trẻ em gái ở mảnh đất này phải tha hương kiếm sống bằng nghề ô sin.
Chúng tôi men theo con đường nham nhở ổ voi, ổ gà và ngập ngụa bùn lầy vào thôn Đông Hải. Trời chiều mưa lạnh, những cơn gió từ phá Tam Giang quất liên hồi, khiến những ngôi xiêu vẹo run lên bần bật.
Tưởng chúng tôi về thôn tìm thuê ô sin, một ông cụ hom hem chống gậy dò dẫm bên đường chỉ tay về phía những ngôi nhà lụp xụp: “Các chú vào nhà mô hỏi cũng có hết. Hôm qua mới có mới có người ở Đà Nẵng về đưa một lúc 2 đứa trẻ vào làm việc nhà cho ông ta đấy”.
Chúng tôi tạt vào ngôi nhà được lợp bằng những tấm tôn gỉ sét của vợ chồng chị Nguyễn Thị Bé và anh Bùi Văn Hải. Khi chúng tôi đến, chỉ có anh Hải ở nhà. Anh đang bồng trên tay đứa con mới gần 1 năm tuổi, ngồi thẫn thờ trước cửa.
Vẻ trầm buồn, anh kể: “Chúng tôi cưới nhau đã được 14 năm và đã có 3 mặt con. 5 năm trở lại đây, vợ tôi và 2 đứa con gái đầu vào Đà Nẵng làm nghề ô sin.
Nhà nghèo quá, 2 đứa nhỏ phải bỏ học từ năm lớp 3 theo mẹ đi làm nghề này. 1 năm trước, vợ tôi tạm nghỉ, về quê sinh đứa con út rồi lại vào Đà Nẵng làm ô sin”.
Cạnh nhà anh Hải, vợ chồng chị Nguyễn Thị Thuyền có 8 đứa con gái thì có đến 7 đứa đã vào các tỉnh nam miền Trung và miền Nam làm ô sin. Tất cả những đứa trẻ này đều ly hương khi mới học đến lớp 3 và lớp 4.
“Còn một đứa nữa sắp tới cũng vào Đồng Nai, có người liên hệ thuê nó giúp việc rồi. Ở nhà không đủ cơm ăn thì phải đi ở cho người ta kiếm đồng tiền”, chị Thuyền nói sau tiếng thở dài.
Bát cơm chan nước mắt
Tuy vất vả với thân phận “cơm bưng nước rót cho người”, thế nhưng, không phải tất cả những trẻ em và phụ nữ ở thôn Đông Hải đều sống được bằng nghề ô sin. Rất nhiều trong số những con người nghèo khổ, ly hương cầu thực phải chịu cảnh bị chủ bạo hành, bóc lột sức lao động.
Một trong số những câu chuyện khiến chúng tôi không khỏi xót xa là trường hợp gia đình nhà chị Lê Thị Thu ở thôn Đông Hải. Vợ chồng chị Thu có 3 đứa con gái đã đi làm ô sin, đứa lớn nhất mới 12 tuổi, nhỏ nhất 9 tuổi. Cách hôm chúng tôi đến 2 ngày, vợ chồng chị nhận được thư của đứa con gái đầu tên Huệ đang giúp việc cho một gia đình ở TP.HCM.
Trong bức thư được viết bằng những nét chữ nguệch ngoạc, Huệ kể với bố mẹ việc mình thường xuyên bị chủ nhà đánh đập, hành hạ. “Nó kể hầu như ngày nào cũng bị người ta đánh, nhẹ thì bị cái bạt tai, nặng thì bị đấm đá. Nó muốn về lại quê để đi làm ô sin cho gia đình khác nhưng do gần một năm rồi chủ nhà không trả tiền công cho nó nên nó không thể về”, chị Thu kể trong nước mắt.
2 đứa con gái của chị Th. từng mang bầu trong lần vào Đà Nẵng làm ô sin
Cũng tại thôn Đông Hải, anh Hoàng Văn Thìn, người có vợ và 1 đứa con gái đang làm ô sin ở Đồng Nai, nhiều tháng nay cũng lo đến mất ăn mất ngủ sau khi vợ điện thoại về nhà kể việc bị bắt làm việc quần quật nhưng không chịu trả lương.
Chị có hỏi thì bị chủ nhà xông vào đánh đến bầm dập. Trong khi đó, đứa con gái của anh Thìn đang làm ô sin tại một gia đình ở Đồng Nai đã 7-8 tháng nay không liên lạc được. Trước đó, cô bé này có viết thư gửi về nhà kể việc mình nhiều lần bị đánh.
Thế nhưng, thương tâm nhất có lẽ là câu chuyện của em Bùi Thị Hải (13 tuổi), con gái đầu của vợ chồng anh Bùi Văn Mạnh. Mới theo học đến nửa lớp 4 thì Hải phải bỏ học vào TP.HCM giúp việc cho một gia đình làm nghề kinh doanh với tiền công 800 nghìn đồng/tháng. Hàng ngày, Hải làm các công việc như quét dọn nhà cửa, giặt giũ, chợ búa, nấu nướng cho nhà chủ.
Một lần vì sơ ý làm vỡ 2 cái bát ăn cơm, Hải bị chủ nhà dùng roi đánh đến thâm tím khắp người. Sau trận đòn thừa sống thiếu chết này, Hải xin chủ nhà thanh toán tiền công để về quê kiếm việc khác nhưng chủ nhà không chịu trả tiền.
Sau nhiều tháng sống trong khốn khổ vì bị đối xử tàn nhẫn, Hải trộm tiền của chủ để có lộ phí về quê thì bị phát hiện. Hậu quả là Hải bị chủ nhà thượng cẳng chân hạ cẳng tay và dùng vật cứng đánh tới tấp vào đầu.
Sau khi đánh Hải một trận nhừ tử, chủ nhà tống cổ cô bé này ra đường mà không trả một đồng tiền công nào. Rất may là Hải đã được một phụ nữ tốt bụng cho tiền bắt xe về lại quê. Từ ngày về quê đến nay, Hải cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn, trí nhớ giảm sút.
Tuy nhiên, đánh đập bằng đòn roi không phải nỗi sợ hãi nhất của những phụ nữ và trẻ em làm nghề ô sin ở thôn Đông Hải. Không ít, không ít phụ nữ và trẻ em gái ở Đông Hải khi kiếm sống bằng nghề ô sin còn trở thành “con mồi” béo bở của những chủ nhà “quỷ râu xanh”. Để rồi, họ phải chôn một phần của cuộc đời mình với những đau đớn ê chề và đầy nước mắt.
Nhiều tháng nay, người dân trong thôn xì xầm bàn tán chuyện vợ chồng chị N.T.H và anh B.V.X. mâu thuẫn gay gắt do sau 8 tháng đi làm ô sin, chị H. trở về nhà trong tình trạng mang thai.
Mặc dù chị H. đã giải thích rằng chị mang bầu là do bị chủ nhà cưỡng dâm nhưng anh X. vẫn liên tục trút vào chị những lời xỉ vả vì anh nghi ngờ vợ mình nói dối.
Số là, chị H. vào Vũng Tàu làm ô sin cho một ông chủ giàu có cách đây 8 tháng. Nhờ có ngoại hình ưa nhìn nên chị được ông chủ nhà để ý và dùng lời đường mật tán tỉnh mỗi khi chỉ có ông và chị ở nhà.
Một lần, sau khi dụ dỗ chị không thành, ông này đã cưỡng hiếp chị ngay tại bếp khiến chị mang thai. Phát hiện sự việc, vợ ông ta lập tức tống cổ chị H. ra khỏi nhà nên chị phải ôm bụng bầu về quê.
Cũng chịu cảnh bị chủ cưỡng bức, thế nhưng, câu chuyện của chị Th. còn đau đớn hơn nhiều. Chồng mất sớm do tai nạn trong một lần đánh bắt thủy sản bằng xung điện, 2 đứa con gái của chị Th. phải bỏ học sớm để cùng mẹ làm nghề chài lưới kiếm sống.
Một lần, có người đàn ông ở Đà Nẵng về thôn tìm người giúp việc nhà, chị Th. đã cho 2 đứa con của mình đi theo người đàn ông này. Mỗi đứa được ông ta hứa trả tiền công 900 nghìn đồng/ tháng. Tuy thương con tuổi nhỏ đi làm ăn xa nhưng chị Th. cũng rất vui vì chị tin rằng kinh tế gia đình rồi đây sẽ bớt khó khăn hơn.
Nhưng niềm vui của chị chẳng tày gang. Sau hơn một năm vào giúp việc ở Đà Nẵng, 2 đứa con của chị lần lượt trở về nhà trong tình trạng đã… mang bầu.
“Chúng đã bị chính ông chủ nơi chúng làm việc gạ gẫm nên mới nên nông nỗi ni”, chị Th. nức nở. Sau chuỗi ngày khóc ròng, được hàng xóm khuyên bảo, chị Th. quyết định đưa con đi phá bỏ giọt máu lạc loài để tính đường chồng con về sau.
Ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì cho biết, việc trẻ nhỏ ở thôn Đông Hải đua nhau bỏ học vào các tỉnh phía Nam mưu sinh bằng nghề ô sin, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng không giải quyết được tình hình.
Đơn cử như mới đây, UBND xã đã cử cán bộ vào tận các nơi các em ở xã làm việc vận động và đưa được 18 em về quê hỗ trợ đi học trở lại nhưng sau đó các em lại lần lượt bỏ học vào Nam. Về tình trạng phụ nữ và trẻ em trong khi đi làm ô sin bị xâm hại, ông Diệu nói, dù rất đau lòng và bức xúc nhưng chính quyền xã rất khó can thiệp vì những sự việc trên không xảy ra trên địa bàn.
GD&CS
Samsung 32" Class LCD HDTV with 720p resolution Product rating: $277 - $400 11 offers from 13 stores | Sony BDP-S590 3D Blu-ray Disc Player - 1080p - Black - Dolby Digital, Dolby TrueHD, DTS, DTS-HD Mast Product rating: $95 - $171 19 offers from 22 stores | Samsung UN32EH4003 32" Series 4 LED Flat Panel HDTV with 720p Resolution, 60 Clear Motion Rate, Dolb $259 - $379 12 offers from 13 stores | ||||
Mitsubishi 73" Class DLP 1080p 120Hz HDTV, WD-73C12 Product rating: $949 - $1,426 3 offers from 4 stores | Toshiba 40E220 40" Class HDTV Product rating: $355 - $621 24 offers from 25 stores | Samsung Electronics UN40EH5000 40-Inch 1080p LED HDTV - Black Product rating: $499 - $749 15 offers from 17 stores |