Cái nghề cào hến tuy nghèo nhưng rất nhiều hộ trong thôn đã phất lên nhờ cào trúng... cổ vật.
Mười năm trở lại đây, người dân thôn Duyên Linh, xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) sống nhờ vào nghề cào hến. Cái nghề nghe thôi đã thấy nghèo, nhưng rất nhiều hộ trong thôn đã phất lên nhờ cào được... cổ vật.
Cả làng đi cào hến
Thôn Duyên Linh với 172 hộ dân nằm sát dọc theo bờ đê tả sông Bưởi, xưa nay vốn gắn bó với nghề cào hến. Từ những năm 1980, một số người dân làng chài từ sông Mã di cư lên làm nghề cào hến ở đây, dần già bà con bản địa học theo, có thời kỳ khoảng 70% người dân trong thôn đi cào hến.
Hàng ngày mẹ con chị Hiên vẫn thường ra bờ sông cào hến
Thường từ tháng 1 đến hết tháng 7 âm lịch hàng năm là thời điểm người dân đi cào hến vì đây là lúc nhiều hến nhất trong năm, đồng thời đầu mùa giáp hạt cũng là mùa thiếu đói của người dân.
Chị Phạm Thị Hiên, một người dân trong thôn, chia sẻ: “Trời nóng nực thế này nên phải tranh thủ thôi. Con bé nhà tôi đang nghỉ hè nên ngày nào cũng theo mẹ ra sông cào hến để dành tiền mua sách vở cho năm học mới”.
Dụng cụ dùng để cào hến rất thô sơ, nhà khá thì có thuyền ra giữa sông, cào đầy thuyền lại chở vào; bình thường thì dùng rổ rá xúc hến rìa bờ sông; nghèo khó hơn nữa thì cào bằng tay. Cào chăm chỉ và có dụng cụ thì một ngày cũng kiếm được từ 10 đến 40kg hến với giá trung bình 5.000đ/kg, đó là chưa kể có hôm may mắn cào trúng “mỏ” hến.
Rất nhiều người dân trong thôn Duyên Linh làm nghề cào hến
Ông Phạm Văn Lễ, trưởng thôn Duyên Linh, cho biết: “Cào hến là một nghề thời vụ nhưng lại là nguồn thu nhập lớn của người dân trong thôn. Đây vốn là nghề truyền thống tồn tại hàng chục năm nay. Tuy là một nghề cứu đói cho người dân trong thôn nhưng đây cũng chỉ là một nghề tạm thời. Hiện nay nhiều hộ gia đình đã chuyển qua trồng các cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao như: dưa hấu, bí đao…”.
Đổi đời nhờ cổ vật
Không chỉ đơn thuần nghề là một nghề kiếm sống, với người dân thôn Duyên Linh, nghề cào hến còn mang lại cho họ những cơ may đổi đời hiếm có. Ấy là khi họ may mắn vớt được cổ vật dưới sông Bưởi.
Nhiều gia đình có của ăn của để cũng nhờ cào được những cổ vật có giá trị như bình vôi, bát, chén, đĩa, tượng bằng bạc, bằng đồng đen, con Nghê…
Một chiếc bình vôi thời xưa mà người dân cào được từ dưới sông
Anh Phạm Văn Trọng chia sẻ: “Trước đây cả gia đình tôi có 5 người đều đi cào hến, cứ cách mấy ngày tôi hay các con lại cào được dưới sông một bình vôi hay chén đĩa cổ. Cứ cào được cái nào về có người mua được giá là tôi bán luôn”.
Thời điểm trước năm 2000, nhiều người dân không biết cổ vật có giá nên bán rất rẻ, thậm chí có nhà còn đem làm dụng cụ cào hến. Dần dần hiểu giá trị của chúng, người dân bán với giá cao hơn. Những năm 1998 - 2002, người ta còn cào được cả khay đựng trầu bằng bạc, tượng bạc, tượng đồng đen, kiếm bạc… được trả giá tới hàng chục triệu đồng.
Nhiều vật dụng người dân phát hiện dưới đáy sông được trưng bày trang trọng
Anh Nguyễn Văn Cường, một người gắn bó với nghề cào hến, hồ hởi khoe: “Mới đầu năm nay tôi cào được một con Nghê, bán được 17 triệu đồng. Số tiền này tôi mua được một cái máy cày phục vụ nông nghiệp và một chiếc tủ lạnh”.
Chuyện người dân thôn Duyên Linh đi cào hến mà cào được cổ vật tiền triệu bay xa; dân các nơi thậm chí còn coi Duyên Linh là “kho” cổ vật; các chủ buôn đồ cổ thường xuyên lui tới hỏi mua.
Lý giải về chuyện lòng sông Bưởi nhiều cổ vật, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng, nói: “Trước đây dọc con sông Bưởi có rất nhiều đền chùa; có thể những đồ cổ người dân cào được dưới sông xuất phát từ đây. Nghề cào hến tuy là nghề phụ nhưng có những hộ đi cào hến cào mà kiếm được hàng chục triệu đồng, bằng cả mấy năm làm ruộng. Xã cũng đã nhiều lần tuyên truyền cho bà con về luật di sản, nhưng bà con vẫn chưa hiểu hết về giá trị của những thứ mình phát hiện được. Đây là một thôn thuần nông, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo của thôn chiếm trên 50%, nhưng nay chỉ còn lại hơn 10%”.
Trao đổi với Dân trí, ông Lưu Khắc Vân, Trưởng phòng Văn hóa huyện Thạch Thành, cho biết: “Nhìn chung chúng tôi chưa nắm được thông tin này vì anh em dưới xã không thấy báo cáo về. Nhưng có một nội dung là con sông Bưởi có lưu vực rất dài, bắt nguồn từ tỉnh Hòa Bình đổ về sông Mã. Hàng năm, thường xảy ra lũ lụt rất nhiều, nước lở, tràn khắp nơi nên có thể đồ cổ trôi dạt từ đâu về. Trên dòng sông này chỗ thì tìm thấy hòn cuội, hòn ghè, chỗ thì lấy được đồ đồng, có rất nhiều văn hóa đan xen”.
Mười năm trở lại đây, người dân thôn Duyên Linh, xã Thạch Đồng, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) sống nhờ vào nghề cào hến. Cái nghề nghe thôi đã thấy nghèo, nhưng rất nhiều hộ trong thôn đã phất lên nhờ cào được... cổ vật.
Cả làng đi cào hến
Thôn Duyên Linh với 172 hộ dân nằm sát dọc theo bờ đê tả sông Bưởi, xưa nay vốn gắn bó với nghề cào hến. Từ những năm 1980, một số người dân làng chài từ sông Mã di cư lên làm nghề cào hến ở đây, dần già bà con bản địa học theo, có thời kỳ khoảng 70% người dân trong thôn đi cào hến.
Hàng ngày mẹ con chị Hiên vẫn thường ra bờ sông cào hến
Thường từ tháng 1 đến hết tháng 7 âm lịch hàng năm là thời điểm người dân đi cào hến vì đây là lúc nhiều hến nhất trong năm, đồng thời đầu mùa giáp hạt cũng là mùa thiếu đói của người dân.
Chị Phạm Thị Hiên, một người dân trong thôn, chia sẻ: “Trời nóng nực thế này nên phải tranh thủ thôi. Con bé nhà tôi đang nghỉ hè nên ngày nào cũng theo mẹ ra sông cào hến để dành tiền mua sách vở cho năm học mới”.
Dụng cụ dùng để cào hến rất thô sơ, nhà khá thì có thuyền ra giữa sông, cào đầy thuyền lại chở vào; bình thường thì dùng rổ rá xúc hến rìa bờ sông; nghèo khó hơn nữa thì cào bằng tay. Cào chăm chỉ và có dụng cụ thì một ngày cũng kiếm được từ 10 đến 40kg hến với giá trung bình 5.000đ/kg, đó là chưa kể có hôm may mắn cào trúng “mỏ” hến.
Rất nhiều người dân trong thôn Duyên Linh làm nghề cào hến
Ông Phạm Văn Lễ, trưởng thôn Duyên Linh, cho biết: “Cào hến là một nghề thời vụ nhưng lại là nguồn thu nhập lớn của người dân trong thôn. Đây vốn là nghề truyền thống tồn tại hàng chục năm nay. Tuy là một nghề cứu đói cho người dân trong thôn nhưng đây cũng chỉ là một nghề tạm thời. Hiện nay nhiều hộ gia đình đã chuyển qua trồng các cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao như: dưa hấu, bí đao…”.
Đổi đời nhờ cổ vật
Không chỉ đơn thuần nghề là một nghề kiếm sống, với người dân thôn Duyên Linh, nghề cào hến còn mang lại cho họ những cơ may đổi đời hiếm có. Ấy là khi họ may mắn vớt được cổ vật dưới sông Bưởi.
Nhiều gia đình có của ăn của để cũng nhờ cào được những cổ vật có giá trị như bình vôi, bát, chén, đĩa, tượng bằng bạc, bằng đồng đen, con Nghê…
Một chiếc bình vôi thời xưa mà người dân cào được từ dưới sông
Anh Phạm Văn Trọng chia sẻ: “Trước đây cả gia đình tôi có 5 người đều đi cào hến, cứ cách mấy ngày tôi hay các con lại cào được dưới sông một bình vôi hay chén đĩa cổ. Cứ cào được cái nào về có người mua được giá là tôi bán luôn”.
Thời điểm trước năm 2000, nhiều người dân không biết cổ vật có giá nên bán rất rẻ, thậm chí có nhà còn đem làm dụng cụ cào hến. Dần dần hiểu giá trị của chúng, người dân bán với giá cao hơn. Những năm 1998 - 2002, người ta còn cào được cả khay đựng trầu bằng bạc, tượng bạc, tượng đồng đen, kiếm bạc… được trả giá tới hàng chục triệu đồng.
Nhiều vật dụng người dân phát hiện dưới đáy sông được trưng bày trang trọng
Anh Nguyễn Văn Cường, một người gắn bó với nghề cào hến, hồ hởi khoe: “Mới đầu năm nay tôi cào được một con Nghê, bán được 17 triệu đồng. Số tiền này tôi mua được một cái máy cày phục vụ nông nghiệp và một chiếc tủ lạnh”.
Chuyện người dân thôn Duyên Linh đi cào hến mà cào được cổ vật tiền triệu bay xa; dân các nơi thậm chí còn coi Duyên Linh là “kho” cổ vật; các chủ buôn đồ cổ thường xuyên lui tới hỏi mua.
Lý giải về chuyện lòng sông Bưởi nhiều cổ vật, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng, nói: “Trước đây dọc con sông Bưởi có rất nhiều đền chùa; có thể những đồ cổ người dân cào được dưới sông xuất phát từ đây. Nghề cào hến tuy là nghề phụ nhưng có những hộ đi cào hến cào mà kiếm được hàng chục triệu đồng, bằng cả mấy năm làm ruộng. Xã cũng đã nhiều lần tuyên truyền cho bà con về luật di sản, nhưng bà con vẫn chưa hiểu hết về giá trị của những thứ mình phát hiện được. Đây là một thôn thuần nông, năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo của thôn chiếm trên 50%, nhưng nay chỉ còn lại hơn 10%”.
Trao đổi với Dân trí, ông Lưu Khắc Vân, Trưởng phòng Văn hóa huyện Thạch Thành, cho biết: “Nhìn chung chúng tôi chưa nắm được thông tin này vì anh em dưới xã không thấy báo cáo về. Nhưng có một nội dung là con sông Bưởi có lưu vực rất dài, bắt nguồn từ tỉnh Hòa Bình đổ về sông Mã. Hàng năm, thường xảy ra lũ lụt rất nhiều, nước lở, tràn khắp nơi nên có thể đồ cổ trôi dạt từ đâu về. Trên dòng sông này chỗ thì tìm thấy hòn cuội, hòn ghè, chỗ thì lấy được đồ đồng, có rất nhiều văn hóa đan xen”.
Theo DT