T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Schmidt mới đây thăm Bắc Hàn .
Chủ tịch Điều hành Google Eric Schmidt sẽ tới Miến Điện vào tuần tới trong chỉ dấu cho thấy quốc gia đóng cửa và chịu cấm vận của phương Tây nhiều thập niênđang muốn tiếp cận các công ty công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ.
Chuyến thăm vào ngày 22 tháng Ba sẽ đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một lãnh đạo từ một công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ do nhiều công ty Mỹ từng bị hạn chế tiếp cận thị trường 60 triệu dân, trong lúc các đối thủ công nghệ từ những nước khác có lợi thế.
Chuyến thăm của ông Schmidt được thực hiện sau chuyến đi riêng của ông tới Bắc Hàn, nơi cũng có mức độ truy cập internet thấp và còn bị cô lập nhiều hơn với các công ty Mỹ hơn so với Miến Điện.
Miến Điện nay được giới đầu tư xem là điểm sáng của khu vực.
Giới chuyên gia trong ngành công nghệ tại Yangon cho biết ông Schmidt lên kế hoạch phát biểu tại một sự kiện trước các công ty mới thành lập, các doanh nhân và sinh viên.
Lĩnh vực công nghệ thông tin của Miến Điện được xem như một ngành có tiềm mang lại hàng tỷ đôla.
Được biết có hai giấy phép kinh doanh sẽ sớm được cấp cho các công ty nước ngoài, một bước được xem là để cải thiện Internet và mạng di động tại đây.
Chính phủ dân sự trên danh nghĩa của Tổng thống Thein Sein đã cam kết mở cửa lĩnh vực một thời bị coi là nhạy cảm.
Khi giới quân đội còn nắm quyền, liên lạc bằng mạng bị kiểm soát chặt chẽ và Internet bị giới hạn tối đa.
'Cơ hội lớn'
Miến Điện lâu nay dùng nhiều báo giấy thay vì báo mạng do bị hạn chế Internet.
Chính phủ Miến Điện hy vọng tăng lượng điện thoại di động từ mức hiện tại là 9% lên 80% trong dân vào năm 2016, kể như mở ra cơ hội rất lớn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, điện thoại di động và Internet.
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) vào tháng trước đã đưa một phái đoàn công nghệ gồm đại diện từ Google, Intel Corp, Hewlett-Packard Co, Microsoft, và Cisco Systems Inc đến Miến Điện để gặp các bộ trưởng chính phủ và giới doanh nhân trẻ.
Công ty công nghệ như Cisco đã bắt đầu đầu tư qui mô nhỏ tại Miến Điện bằng việc nói vào đầu tháng này rằng họ sẽ thiết lập các trung tâm đào tạo tại Miến Điện cho người dân địa phương để sử dụng phần mềm của Cisco.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ hiện vẫn còn cấm các công ty Mỹ hoạt động kinh doanh với hơn 100 cá nhân thuộc danh sách được coi là tay chân của chế độ quân sự cũ, nhiều người trong số họ tiếp tục giữ vị trí kinh doanh chủ chốt và có ảnh hưởng và họ thuộc chính quyền của ông Thein Sein.
Ông Thaung Su Nyein, một doanh nhân điều hành công ty công nghệ thông tin riêng của mình tại Miến Điện nói “một số lệnh thanh trừng của Mỹ về cơ bản có tác động tới 60 triệu người chỉ vì muốn trừng phạt 100 người".
“Chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ làm phần việc của họ [trong việc bỏ các lệnh trừng phạt còn lại], và chúng tôi sẽ làm phần việc của chúng tôi và tất cả mọi người sẽ vui vẻ", ông nói thêm.
Tuy nhiên, các công ty Mỹ tiếp tục đóng vai trò khuynh đảo thị trường và một số công ty đang có những ảnh hưởng lớn.
Theo một báo cáo từ Open Technology Fund, một bộ phận nghiên cứu của Đài Á Châu Tự do, công ty Huawei Technology của Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường điện thoại đa tính năng.
Điện thoại Huawei có giá từ 500-600 đôla tỏng khi iPhone 4 bán với giá 1.120 đôla. Điện thoại Galaxy của Samsung được bán lẻ trong khoảng 115-500 đôla tại Miến Điện, theo báo cáo của quỹ này.
Theo BBC Vietnamese
Chủ tịch Điều hành Google Eric Schmidt sẽ tới Miến Điện vào tuần tới trong chỉ dấu cho thấy quốc gia đóng cửa và chịu cấm vận của phương Tây nhiều thập niênđang muốn tiếp cận các công ty công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ.
Chuyến thăm vào ngày 22 tháng Ba sẽ đánh dấu chuyến công du đầu tiên của một lãnh đạo từ một công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ do nhiều công ty Mỹ từng bị hạn chế tiếp cận thị trường 60 triệu dân, trong lúc các đối thủ công nghệ từ những nước khác có lợi thế.
Chuyến thăm của ông Schmidt được thực hiện sau chuyến đi riêng của ông tới Bắc Hàn, nơi cũng có mức độ truy cập internet thấp và còn bị cô lập nhiều hơn với các công ty Mỹ hơn so với Miến Điện.
Miến Điện nay được giới đầu tư xem là điểm sáng của khu vực.
Giới chuyên gia trong ngành công nghệ tại Yangon cho biết ông Schmidt lên kế hoạch phát biểu tại một sự kiện trước các công ty mới thành lập, các doanh nhân và sinh viên.
Lĩnh vực công nghệ thông tin của Miến Điện được xem như một ngành có tiềm mang lại hàng tỷ đôla.
Được biết có hai giấy phép kinh doanh sẽ sớm được cấp cho các công ty nước ngoài, một bước được xem là để cải thiện Internet và mạng di động tại đây.
Chính phủ dân sự trên danh nghĩa của Tổng thống Thein Sein đã cam kết mở cửa lĩnh vực một thời bị coi là nhạy cảm.
Khi giới quân đội còn nắm quyền, liên lạc bằng mạng bị kiểm soát chặt chẽ và Internet bị giới hạn tối đa.
'Cơ hội lớn'
Chính phủ Miến Điện hy vọng tăng lượng điện thoại di động từ mức hiện tại là 9% lên 80% trong dân vào năm 2016, kể như mở ra cơ hội rất lớn cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, điện thoại di động và Internet.
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) vào tháng trước đã đưa một phái đoàn công nghệ gồm đại diện từ Google, Intel Corp, Hewlett-Packard Co, Microsoft, và Cisco Systems Inc đến Miến Điện để gặp các bộ trưởng chính phủ và giới doanh nhân trẻ.
Công ty công nghệ như Cisco đã bắt đầu đầu tư qui mô nhỏ tại Miến Điện bằng việc nói vào đầu tháng này rằng họ sẽ thiết lập các trung tâm đào tạo tại Miến Điện cho người dân địa phương để sử dụng phần mềm của Cisco.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ hiện vẫn còn cấm các công ty Mỹ hoạt động kinh doanh với hơn 100 cá nhân thuộc danh sách được coi là tay chân của chế độ quân sự cũ, nhiều người trong số họ tiếp tục giữ vị trí kinh doanh chủ chốt và có ảnh hưởng và họ thuộc chính quyền của ông Thein Sein.
Ông Thaung Su Nyein, một doanh nhân điều hành công ty công nghệ thông tin riêng của mình tại Miến Điện nói “một số lệnh thanh trừng của Mỹ về cơ bản có tác động tới 60 triệu người chỉ vì muốn trừng phạt 100 người".
“Chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ làm phần việc của họ [trong việc bỏ các lệnh trừng phạt còn lại], và chúng tôi sẽ làm phần việc của chúng tôi và tất cả mọi người sẽ vui vẻ", ông nói thêm.
Tuy nhiên, các công ty Mỹ tiếp tục đóng vai trò khuynh đảo thị trường và một số công ty đang có những ảnh hưởng lớn.
Theo một báo cáo từ Open Technology Fund, một bộ phận nghiên cứu của Đài Á Châu Tự do, công ty Huawei Technology của Trung Quốc đang dẫn đầu thị trường điện thoại đa tính năng.
Điện thoại Huawei có giá từ 500-600 đôla tỏng khi iPhone 4 bán với giá 1.120 đôla. Điện thoại Galaxy của Samsung được bán lẻ trong khoảng 115-500 đôla tại Miến Điện, theo báo cáo của quỹ này.
Theo BBC Vietnamese