Lão kỹ sư “lập dị”
Ngôi nhà của Phạm Văn Thành, “lão kỹ sư gàn chân đất” ở trong một con hẻm “ổ chuột”, thuộc huyện Hóc Môn, TP. HCM. Khó có thể tìm được địa chỉ nơi ông tá túc nếu không đưa cái biệt danh “lão Thành xe hơi” ra để hỏi.
Bởi, trong con phố, nếu hỏi ông Thành thì mọi người lắc đầu, nhưng bảo Thành có chiếc xe hơi lập dị thì ai cũng biết. Người ta bảo, đời lão có một niềm vui duy nhất là sáng tạo và làm việc. Những gì bàn tay lão tự tạo thì đều hữu dụng, và đều cạnh tranh một cách “ngon lành”, thậm chí hơn cả một số cái của “nhà nước sản xuất”, như chính lão tự tin khẳng định. Còn hàng xóm cạnh nhà chẳng lúc nào thấy lão ăn vận quần áo sạch gọn, rảnh tay ngồi không cả.
Từ xưa giờ lão vẫn làm việc quên ăn như thế. Trong nhà chỉ chừa lại đủ nơi lách người đi vào, còn lại dành để lỉnh kỉnh những thứ đồ phục vụ cho công việc tự chếcủa mình, cũng là nơi “trưng bày” những “sản phẩm trí tuệ” mà lão “vắt óc” nhiều năm nay.
Dưới nền nhà là 2 chiếc xe đạp nhún độc dị “cấp I và cấp II”, bên cạnh là chiếc “xe ruồi”, trước mặt là chiếc “xe hơi jeep-bò-lết” (ông tự đặt tên), trên gác là hàng loạt xe đạp nhún tăng cấp.
Gạt những giọt mồ hôi lấm tấm, nở nụ cười sượng sùng, khách chủ ngồi bệt ngay dưới nền đất chuyện trò. Lão Thành bảo, tất cả các loại xe này do lão tự chế hết, động lực chính là niềm đam mê. Cái hạt nhân ấy được hình thành, nung nấu, rèn giũa ngay từ nhỏ.
“Ngày xưa nhà tôi nghèo lắm. Kinh tế khó khăn, đông anh em, cái nghèo như vận mệnh luôn đeo bám. Ba mẹ quần quật làm lụng nuôi mấy anh em ăn học” - lão mở đầu câu chuyện quá khứ ngậm ngùi.
Trong nhà duy chỉ có Thành là người chăm học nhất. Tuổi nhỏ, Thành đã biết làm những thứ đồ chơi bằng cách tự mày mò, khiến người lớn phải khâm phục. Thấy vậy, ba mẹ, anh chị đoán rằng, sau này Thành sẽ làm được cái gì đó, hay ít ra cũng khác người.
Năm 1954, Thành theo gia đình vào Sài Gòn tiếp tục học. Ngày đó, ngoài việc học hành ra, Thành rất thích tự vẽ những mô hình máy móc trên giấy rồi tính toán, phân tích cơ chế hoạt động của nó, nhiều đêm say mê đến độ quên cả ăn uống. Mỗi khi xong một bản vẽ, Thành tự thấy mình hiểu hơn về máy móc, phương tiện hoạt động mà mình thường thấy hằng ngày.
Hết tú tài, cậu xin gia đình tiếp tục ra Quy Nhơn học ngành cơ khí chế tạo máy. Ba năm học cũng đủ trang bị cho Thành những kiến thức cơ bản về động lực học. Trong khi các bạn đồng trang lứa vẫn bối rối khi đứng trước một bộ máy nào đó, thì cậu khá tự tin, có thể đứng trước thầy cô và mọi người thuyết trình một cách rành rẽ. Vì thế, Thành luôn được bạn bè tán thưởng, thầy cô nêu gương.
Ra trường, Thành không xin đi làm bất cứ ngành nghề gì, mà ở nhà làm những việc theo sở thích của mình, điều này khiến cha mẹ buồn. Nhưng như Thành nói: “Đã là sở thích bản tính, niềm đam mê thì không thể thay đổi được”.
Cậu rất ít nói, cũng chẳng màng chuyện yêu đương, vợ con, mặc dù Thành cũng thuộc hạng to cao, bảnh trai. Mỗi khi đứng trước con gái, gã lại đỏ mặt tìm đường chuồn thẳng. Cha mẹ, anh em nóng mặt thay cho Thành, nhiều lần kiếm mối đâu đó để cưới cho yên bề gia thất nhưng cậu vẫn một hai lắc đầu không chịu.
Năm tháng qua đi, người cùng tuổi lấy vợ, gả chồng, Thành trở nên lạc lõng. Mỗi khi nhắc đến chuyện gia thất lão lại nhăn răng cười phà cho qua chuyện, để đến giờ gần lục tuần, mái tóc pha sương, Thành vẫn là người “chăn đơn gối chiếc”. Nhưng với lão, chẳng thứ gì quan trọng bằng niềm đam mê. Lão bảo rằng cả cuộc đời mình có thể sống chết vì nó. Sự sáng tạo nghe cũng thật lạ.
Kỹ sư đi sửa xe đạp
Sau 1975, cậu kỹ sư năm nào đi hành nghề… sửa chữa xe đạp ở các ngã tư đường Sài Gòn. Đó cũng là năm tháng những “đứa con tinh thần” đầu tiên ra đời. Giai đoạn sau 1975, đường phố Sài Gòn nhiều xe đạp, thế nhưng khó chạy và tốc độ rất chậm, trong khi Sài Gòn rộng, nắng lắm mưa nhiều, đi lại khó khăn. Vậy là ý tưởng một chiếc xe đạp tốc độ cao, điều khiển dễ xuất hiện.
Thành nghĩ, để cải thiện tốc độ, chỉ có nâng cấp bộ líp để tăng tốc vòng quay, nguyên lý này Thành nắm rất rõ, nhưng để nó tiện nghi khi chạy mới là khó. Nhiều đêm mày mò, cuối cùng chiếc xe đạp đầu tiên cũng ra đời, với bộ líp tăng tốc cấp I, cùng giàn lò xo nhún êm như nhung, hệ thống điều chỉnh ngay ở hai tay cầm.
Ngay lần đầu sử dụng đã thành công mỹ mãn. Chiếc xe đạp cấp I, chạy ngang ngửa xe đua xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, khiến bất cứ ai cũng thán phục, kinh ngạc. Cùng chạy với xe đạp thường, trong khi người ta dùng sức chân đạp rất mệt mới đẩy được người và xe đi, thì xe lão chỉ cần nhích chân, đạp mấy vòng xe đã vượt.
Nhiều người thấy lạ, bèn hỏi mới biết lão tự cải tiến bộ phận líp để nâng cấp số vòng quay trong khi không cần thay đổi sức lực. Không những thế, xe của lão đi qua ổ gà, đoạn đường xóc nhưng người vẫn êm ru, chạy hàng chục km không có cảm giác mệt mỏi.
Tiếp sau đó, lão hoàn thiện chiếc xe đạp nâng cấp II, tức về tốc độ vượt cả chiếc thứ nhất, còn độ êm thì miễn bàn, vì hệ thống trợ lực bằng lo xo của chiếc xe quá hoàn hảo.
Lão bảo, cho đến giờ không nhớ nổi mình đã chế tạo ra những gì, vì suốt thời gian sau 1975 đến nay đã tạo được vô số loại xe. Đó là xe hai bánh nâng cấp, xe 3 bánh đạp, xe 4 bánh đạp, xe 3 bánh gắn vỏ xe hơi, xe hơi 4 bánh gắn vỏ.
Quy trình làm của lão cũng không hề đụng hàng. Từ ý tưởng, đến khi thực hành, hoàn thành đều được tính toán khá chuyên nghiệp, ứng dụng kiến thức của ba lĩnh vực chính là vật lý, hình học và toán học, vừa hiện đại lại vừa truyền thống, vừa mang tính tự phá nhưng tỏ ra rất chuyên nghiệp.
Điều đáng nói, mọi sản phẩm sáng tạo của “kỹ sư” Thành không hề cao xa mà đều rất gần gũi và thực tiễn. Đống sắt vụn bỏ đi, qua đôi tay khéo léo và ý tưởng thông minh, nó có thể thành chiếc xe đạp, chiếc mô tô hoặc bất cứ thứ gì.
Kỳ tới: 'Kỹ sư chân đất' và giấc mộng chế tạo máy bay
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly
Ngôi nhà của Phạm Văn Thành, “lão kỹ sư gàn chân đất” ở trong một con hẻm “ổ chuột”, thuộc huyện Hóc Môn, TP. HCM. Khó có thể tìm được địa chỉ nơi ông tá túc nếu không đưa cái biệt danh “lão Thành xe hơi” ra để hỏi.
Bởi, trong con phố, nếu hỏi ông Thành thì mọi người lắc đầu, nhưng bảo Thành có chiếc xe hơi lập dị thì ai cũng biết. Người ta bảo, đời lão có một niềm vui duy nhất là sáng tạo và làm việc. Những gì bàn tay lão tự tạo thì đều hữu dụng, và đều cạnh tranh một cách “ngon lành”, thậm chí hơn cả một số cái của “nhà nước sản xuất”, như chính lão tự tin khẳng định. Còn hàng xóm cạnh nhà chẳng lúc nào thấy lão ăn vận quần áo sạch gọn, rảnh tay ngồi không cả.
Từ xưa giờ lão vẫn làm việc quên ăn như thế. Trong nhà chỉ chừa lại đủ nơi lách người đi vào, còn lại dành để lỉnh kỉnh những thứ đồ phục vụ cho công việc tự chếcủa mình, cũng là nơi “trưng bày” những “sản phẩm trí tuệ” mà lão “vắt óc” nhiều năm nay.
|
Lão "kỹ sư chân đất" Phạm Văn Thành |
Gạt những giọt mồ hôi lấm tấm, nở nụ cười sượng sùng, khách chủ ngồi bệt ngay dưới nền đất chuyện trò. Lão Thành bảo, tất cả các loại xe này do lão tự chế hết, động lực chính là niềm đam mê. Cái hạt nhân ấy được hình thành, nung nấu, rèn giũa ngay từ nhỏ.
“Ngày xưa nhà tôi nghèo lắm. Kinh tế khó khăn, đông anh em, cái nghèo như vận mệnh luôn đeo bám. Ba mẹ quần quật làm lụng nuôi mấy anh em ăn học” - lão mở đầu câu chuyện quá khứ ngậm ngùi.
Trong nhà duy chỉ có Thành là người chăm học nhất. Tuổi nhỏ, Thành đã biết làm những thứ đồ chơi bằng cách tự mày mò, khiến người lớn phải khâm phục. Thấy vậy, ba mẹ, anh chị đoán rằng, sau này Thành sẽ làm được cái gì đó, hay ít ra cũng khác người.
Năm 1954, Thành theo gia đình vào Sài Gòn tiếp tục học. Ngày đó, ngoài việc học hành ra, Thành rất thích tự vẽ những mô hình máy móc trên giấy rồi tính toán, phân tích cơ chế hoạt động của nó, nhiều đêm say mê đến độ quên cả ăn uống. Mỗi khi xong một bản vẽ, Thành tự thấy mình hiểu hơn về máy móc, phương tiện hoạt động mà mình thường thấy hằng ngày.
Hết tú tài, cậu xin gia đình tiếp tục ra Quy Nhơn học ngành cơ khí chế tạo máy. Ba năm học cũng đủ trang bị cho Thành những kiến thức cơ bản về động lực học. Trong khi các bạn đồng trang lứa vẫn bối rối khi đứng trước một bộ máy nào đó, thì cậu khá tự tin, có thể đứng trước thầy cô và mọi người thuyết trình một cách rành rẽ. Vì thế, Thành luôn được bạn bè tán thưởng, thầy cô nêu gương.
Căn nhà thêm chật chội vì những sáng chế của lão bày la liệt khắp phòng |
Cậu rất ít nói, cũng chẳng màng chuyện yêu đương, vợ con, mặc dù Thành cũng thuộc hạng to cao, bảnh trai. Mỗi khi đứng trước con gái, gã lại đỏ mặt tìm đường chuồn thẳng. Cha mẹ, anh em nóng mặt thay cho Thành, nhiều lần kiếm mối đâu đó để cưới cho yên bề gia thất nhưng cậu vẫn một hai lắc đầu không chịu.
Năm tháng qua đi, người cùng tuổi lấy vợ, gả chồng, Thành trở nên lạc lõng. Mỗi khi nhắc đến chuyện gia thất lão lại nhăn răng cười phà cho qua chuyện, để đến giờ gần lục tuần, mái tóc pha sương, Thành vẫn là người “chăn đơn gối chiếc”. Nhưng với lão, chẳng thứ gì quan trọng bằng niềm đam mê. Lão bảo rằng cả cuộc đời mình có thể sống chết vì nó. Sự sáng tạo nghe cũng thật lạ.
Kỹ sư đi sửa xe đạp
Sau 1975, cậu kỹ sư năm nào đi hành nghề… sửa chữa xe đạp ở các ngã tư đường Sài Gòn. Đó cũng là năm tháng những “đứa con tinh thần” đầu tiên ra đời. Giai đoạn sau 1975, đường phố Sài Gòn nhiều xe đạp, thế nhưng khó chạy và tốc độ rất chậm, trong khi Sài Gòn rộng, nắng lắm mưa nhiều, đi lại khó khăn. Vậy là ý tưởng một chiếc xe đạp tốc độ cao, điều khiển dễ xuất hiện.
Thành nghĩ, để cải thiện tốc độ, chỉ có nâng cấp bộ líp để tăng tốc vòng quay, nguyên lý này Thành nắm rất rõ, nhưng để nó tiện nghi khi chạy mới là khó. Nhiều đêm mày mò, cuối cùng chiếc xe đạp đầu tiên cũng ra đời, với bộ líp tăng tốc cấp I, cùng giàn lò xo nhún êm như nhung, hệ thống điều chỉnh ngay ở hai tay cầm.
Lão tự tay vẽ các bản thiết kế và sáng tạo ra sản phẩm |
Nhiều người thấy lạ, bèn hỏi mới biết lão tự cải tiến bộ phận líp để nâng cấp số vòng quay trong khi không cần thay đổi sức lực. Không những thế, xe của lão đi qua ổ gà, đoạn đường xóc nhưng người vẫn êm ru, chạy hàng chục km không có cảm giác mệt mỏi.
Tiếp sau đó, lão hoàn thiện chiếc xe đạp nâng cấp II, tức về tốc độ vượt cả chiếc thứ nhất, còn độ êm thì miễn bàn, vì hệ thống trợ lực bằng lo xo của chiếc xe quá hoàn hảo.
Lão Thành và chiếc xe vừa chạy máy, vừa đạp sắp sửa ra “lò” |
Quy trình làm của lão cũng không hề đụng hàng. Từ ý tưởng, đến khi thực hành, hoàn thành đều được tính toán khá chuyên nghiệp, ứng dụng kiến thức của ba lĩnh vực chính là vật lý, hình học và toán học, vừa hiện đại lại vừa truyền thống, vừa mang tính tự phá nhưng tỏ ra rất chuyên nghiệp.
Điều đáng nói, mọi sản phẩm sáng tạo của “kỹ sư” Thành không hề cao xa mà đều rất gần gũi và thực tiễn. Đống sắt vụn bỏ đi, qua đôi tay khéo léo và ý tưởng thông minh, nó có thể thành chiếc xe đạp, chiếc mô tô hoặc bất cứ thứ gì.
Kỳ tới: 'Kỹ sư chân đất' và giấc mộng chế tạo máy bay
Today Handpicked Deals: (Please support our sponsors)
====>>Brand Department Store Printable & Online Coupons
====>>Special Deals on Cell Phone Online
====>>Jewelry and Accessories Cheapest Deals Online
====>>Lingerie and Underware Hottest Deals on Web
====>>Up To 80% on Kitchen and Appliances
====>>Save Thousands on Travel and Vacations Deals
====>>Save up to 35% on Pet Supplies Instantly