[h=2]Lão nông người Nùng ở bản Nà Làng đã được người dân ưu ái gọi bằng ông Mụ khi “nặn” ra con cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng bài thuốc gia truyền của mình.[/h]
Lão nông thay bà Mụ “nặn người”
Bản Nà Làng thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; cách trung tâm huyện chỉ khoảng 7km nhưng điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Nà Làng được biết đến là một rẻo cao, nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số như Mán, Nùng, Dao, Thái sinh sống. Cùng với việc bảo lưu những bản sắc văn hóa dân tộc, các bài thuốc độc đáo vùng cao của bà con nơi đây vẫn được thế hệ đi trước truyền lại cho lớp hậu bối.
Trong xã có rất nhiều các bài thuốc nam chữa trị về các chứng bệnh: Gan, thận, khớp, tuần hoàn não, cam trẻ em, sâu quảng, hậu sản, dạ dày, ung thư... của nhiều thầy lang thuộc các tộc người Dao, Thái nhưng đều đã bị cuốn theo chiều hướng thương mại hóa. Riêng “ông Mu” Nông Văn Bành thì khác. Hơn nửa đời người bốc thuốc, ông không vì tư lợi mà nặng lòng với tâm nguyện giúp đời, sẻ chia bớt phần nào gánh nặng của người phụ nữ kém may mắn.
Con đường dẫn vào nhà lang Bành đã được bê tông hóa nhưng hãy còn thô sơ vì đường khá dốc. Tuy tay nghề bốc thuốc của ông khá nổi trong vùng, nhưng ngôi nhà sàn của gia đình ông không có gì nổi bật, thậm chí là cũ kỹ sơ sài hơn nhiều nhà gạch xây cách tân trong bản. Khi chúng tôi tìm đến, ông vừa lên núi về, người vận một chiếc áo quân phục đã cũ thấm đẫm mồ hôi, ông bảo mới đi xem thuốc về.
Sinh năm 1955 nhưng thoạt nhìn ngoại hình ông trẻ hơn tuổi rất nhiều, mái tóc vẫn còn đen, nước da hồng hào và điệu cười sảng khoái. Thấy tôi khá bất ngờ về độ tuổi của mình, ông bật mí: “Có thể là do cách sinh hoạt của người dân tộc quen đun thuốc lá uống thay nước, hoặc là do tôi vẫn leo núi hái thuốc hàng ngày nên cơ thể mới dẻo dai như thế”.
Khi được hỏi về biệt tài lấy thuốc cứu cánh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, ông cho biết, bài thuốc này ông học được và kế nhiệm từ người mẹ dân tộc Nùng quá cố của mình. Bên ngoại nhà ông vốn biết nhiều loại thuốc nên khi lấy chồng ngoài những món đồ hồi môn thì bà còn giắt lưng những bài thuốc quý.
Ông lang Nông Văn Bành đang bốc thuốc.
Bà sinh được 4 người con, ông Bành là con thứ, vừa lớn lên đã đăng ký đi bộ đội chống Mỹ nên là người có thời gian học về thuốc ít nhất. Nhưng giống như một mối nhân duyên đã định sẵn, cuối cùng trong số những người con cũng chỉ có mình ông là thuộc bài và bốc được thuốc cho người bệnh. Ông phụ mẹ lấy thuốc từ ngày còn là chàng lính trẻ xuất ngũ cho đến nay tuổi đã qua cái dốc bên kia cuộc đời, nên những niềm vui và nỗi buồn của những người được khát khao làm cha, làm mẹ hơn ai hết ông hiểu rất rõ.
Tiếng lành đồn xa, từ một cặp vợ chồng hiếm muộn trong xã sau tám năm cưới nhau mới có con, đến bây giờ mỗi tháng có trên dưới 10 cặp vợ chồng tìm tới ông xin thuốc. Kinh tế gia đình ông còn nhiều khó khăn, nhưng ông bảo: “Cái nghiệp thuốc gắn với mạng người. Tôi bốc thuốc vì chữ đức, để lại cho cháu con, để bài thuốc gia truyền không bị mai một theo thời gian. Có người hơn cả thập kỷ cưới nhau mới được biết tới cảm giác làm cha mẹ. Thấy họ sung sướng, họ hạnh phúc là tôi vui lắm rồi”.
Chuyện đời và bí ẩn loài cây Chăng Ma Đỏ
Nói về bài thuốc của gia đình mình, ông bật mí, thuốc vô sinh muốn thành thì có những quy tắc riêng, khác biệt so với các bài thuốc nam đơn thuần. Để bốc được thuốc, tuổi đời của thầy lang phải bắt đầu từ 50, đã lập gia đình và nhất định là đường con cái phải mát mẻ. Ông Bành thật thà kể về trường hợp của mình: “Riêng tôi thì khác biệt hơn một chút, do mẹ tôi mất khi tôi chưa được 50 tuổi nên thành thử mới 45 tôi đã đứng ra bốc chính, giúp được nhiều người”.
Bài thuốc của ông có hơn 10 vị khác nhau, đều là những cây thuốc phải lấy ở trên núi đá cao. Ông bảo, ngày nay tìm thuốc cũng khan hiếm lắm, ông đã thử mang thuốc về trồng nhưng ngặt một nỗi thuốc không nên vị nữa. Đã là cây thuốc ông lấy thì nhất định phải ở trên núi cao, phơi sương tráng nắng, sống bám trên đá mới có tác dụng.
Khi bốc thuốc, cả cặp vợ và chồng chưa có con phải lên gặp ông, ông nhìn người, hỏi bệnh, kết hợp xem kết quả của các cơ sở y tế khám rồi điều chỉnh các vị thuốc sao cho phù hợp. Thuốc vô sinh nam có liều lượng riêng, vô sinh nữ cũng bốc khác, nguồn gốc bệnh hiếm muộn bắt nguồn từ đâu thì ông sẽ cho thêm thuốc chữa trị, bồi bổ riêng.
Mỗi thang thuốc được bốc khác nhau, nhưng có một vị thuốc tuyệt nhiên không thể thiếu, nếu thiếu nó thì hỏng cả thuốc và không còn là thuốc vô sinh nữa. Cây thuốc quý đó trong tiếng Nùng được gọi là cây Chăng Ma Đỏ (chưa có tên tiếng Kinh - PV). Ông nhận định, loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ, hỗ trợ, kích thích sinh sản ở cả nam và nữ. Nhưng như đã nói ở trên, Chăng Ma Đỏ ngày càng khan hiếm nhưng nhổ về vườn nhà trồng sẽ chuyển thành loài Chăng Ma Xanh, không dùng làm thuốc được nữa.
Khi được hỏi về tác dụng thuốc của ông bốc linh nghiệm tới đâu, ông khoe: "Nhà tôi có hai con gái, một là cô giáo mầm non, một là sinh viên trường Kinh tế Thái Nguyên đấy".
Thấy tôi có chút khó hiểu, ông phá lên cười và bật mí, chính ông cũng từng là người hiếm muộn. Đi bộ đội về là cưới vợ ngay, nhưng mãi tới 7 năm sau vẫn chưa có con. Thấy vậy mẹ đẻ ông mới lấy thuốc vô sinh bắt ông uống. Không lâu sau thì vợ ông sinh cô con gái đầu lòng, bây giờ đang làm nghề gõ đầu trẻ ở trường mầm non xã Tô Hiệu.
Cặp vợ chồng đầu tiên mà ông chữa cho là anh Hoàng Văn Thang cùng xã. Trong một lần đi ăn cỗ cưới ở xóm dưới, ông để ý một người đàn ông tuy còn trẻ, khỏe mạnh nhưng gương mặt thất thần, rầu rĩ. Ông tới hỏi chuyện mới biết anh ta lấy vợ đã 8 năm vẫn chưa một lần được làm bố, thương tình ông bảo dẫn ông về gặp cả vợ nữa, xem nguyên do từ đâu. Sau đó ông bốc cho 3 thang thuốc, dặn hai vợ chồng uống thì nhớ kiêng không ăn những thức ăn phá vị trong bài thuốc. Đến bây giờ đứa con gái của gia đình anh Thang đã 12 tuổi, anh Thang cảm kích nhận ông Bành làm bố nuôi. Hiện tại gia đình anh đều có nếp, có tẻ. Cứ tết đến anh lại mang một chai rượu ngon lên cảm ơn ông nội nuôi của lũ trẻ.
Nhưng ông cũng thừa nhận mình không phải là thần y. Nếu y học gặp những ca ung thư đa số đều phải bó tay thì nghề thuốc của ông cũng vậy. Ông cho biết bệnh này phát hiện càng sớm khả năng thành công khi chữa trị càng cao, để lâu càng khó vì lúc này tuổi tác, thể trạng của cả hai vợ chồng đều không đáp ứng được cho chuyện sinh đẻ.
Có những cặp tìm đến ông trong độ tuổi từ 23 - 35 thì tỉ lệ dùng thuốc có con là 80%. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp đã 39, 45 tuổi mới tìm đến, họ khóc lóc cầu cạnh. Ông bảo khổ tâm lắm, thuốc thì vẫn vậy thôi, còn có con hay không lại là do cả hai vợ chồng quyết định. Ông cho thuốc và động viên an ủi họ vì khả năng thành công của họ là rất thấp. Nụ cười, hay những giọt nước mắt của các cặp vợ chồng hiếm muộn ông đều thấu cả.
Nghề thuốc của gia đình ông sẽ nối tiếp mẹ truyền cho cháu con, ông không ép nhưng tin nhất định sẽ có người kế nghiệp bởi đó là báu vật của gia đình. Chia tay, thầy lang Bành đồng thời là một nghệ sỹ của điệu Sli Bình Gia tiễn tôi bằng câu hát ngân nga: Mong bạn về luôn bình an, hạnh phúc.
Đức Anh Chí
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Lão nông thay bà Mụ “nặn người”
Bản Nà Làng thuộc xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; cách trung tâm huyện chỉ khoảng 7km nhưng điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Nà Làng được biết đến là một rẻo cao, nơi có đồng bào các dân tộc thiểu số như Mán, Nùng, Dao, Thái sinh sống. Cùng với việc bảo lưu những bản sắc văn hóa dân tộc, các bài thuốc độc đáo vùng cao của bà con nơi đây vẫn được thế hệ đi trước truyền lại cho lớp hậu bối.
Trong xã có rất nhiều các bài thuốc nam chữa trị về các chứng bệnh: Gan, thận, khớp, tuần hoàn não, cam trẻ em, sâu quảng, hậu sản, dạ dày, ung thư... của nhiều thầy lang thuộc các tộc người Dao, Thái nhưng đều đã bị cuốn theo chiều hướng thương mại hóa. Riêng “ông Mu” Nông Văn Bành thì khác. Hơn nửa đời người bốc thuốc, ông không vì tư lợi mà nặng lòng với tâm nguyện giúp đời, sẻ chia bớt phần nào gánh nặng của người phụ nữ kém may mắn.
Con đường dẫn vào nhà lang Bành đã được bê tông hóa nhưng hãy còn thô sơ vì đường khá dốc. Tuy tay nghề bốc thuốc của ông khá nổi trong vùng, nhưng ngôi nhà sàn của gia đình ông không có gì nổi bật, thậm chí là cũ kỹ sơ sài hơn nhiều nhà gạch xây cách tân trong bản. Khi chúng tôi tìm đến, ông vừa lên núi về, người vận một chiếc áo quân phục đã cũ thấm đẫm mồ hôi, ông bảo mới đi xem thuốc về.
Sinh năm 1955 nhưng thoạt nhìn ngoại hình ông trẻ hơn tuổi rất nhiều, mái tóc vẫn còn đen, nước da hồng hào và điệu cười sảng khoái. Thấy tôi khá bất ngờ về độ tuổi của mình, ông bật mí: “Có thể là do cách sinh hoạt của người dân tộc quen đun thuốc lá uống thay nước, hoặc là do tôi vẫn leo núi hái thuốc hàng ngày nên cơ thể mới dẻo dai như thế”.
Khi được hỏi về biệt tài lấy thuốc cứu cánh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, ông cho biết, bài thuốc này ông học được và kế nhiệm từ người mẹ dân tộc Nùng quá cố của mình. Bên ngoại nhà ông vốn biết nhiều loại thuốc nên khi lấy chồng ngoài những món đồ hồi môn thì bà còn giắt lưng những bài thuốc quý.
Ông lang Nông Văn Bành đang bốc thuốc.
Bà sinh được 4 người con, ông Bành là con thứ, vừa lớn lên đã đăng ký đi bộ đội chống Mỹ nên là người có thời gian học về thuốc ít nhất. Nhưng giống như một mối nhân duyên đã định sẵn, cuối cùng trong số những người con cũng chỉ có mình ông là thuộc bài và bốc được thuốc cho người bệnh. Ông phụ mẹ lấy thuốc từ ngày còn là chàng lính trẻ xuất ngũ cho đến nay tuổi đã qua cái dốc bên kia cuộc đời, nên những niềm vui và nỗi buồn của những người được khát khao làm cha, làm mẹ hơn ai hết ông hiểu rất rõ.
Tiếng lành đồn xa, từ một cặp vợ chồng hiếm muộn trong xã sau tám năm cưới nhau mới có con, đến bây giờ mỗi tháng có trên dưới 10 cặp vợ chồng tìm tới ông xin thuốc. Kinh tế gia đình ông còn nhiều khó khăn, nhưng ông bảo: “Cái nghiệp thuốc gắn với mạng người. Tôi bốc thuốc vì chữ đức, để lại cho cháu con, để bài thuốc gia truyền không bị mai một theo thời gian. Có người hơn cả thập kỷ cưới nhau mới được biết tới cảm giác làm cha mẹ. Thấy họ sung sướng, họ hạnh phúc là tôi vui lắm rồi”.
Chuyện đời và bí ẩn loài cây Chăng Ma Đỏ
Nói về bài thuốc của gia đình mình, ông bật mí, thuốc vô sinh muốn thành thì có những quy tắc riêng, khác biệt so với các bài thuốc nam đơn thuần. Để bốc được thuốc, tuổi đời của thầy lang phải bắt đầu từ 50, đã lập gia đình và nhất định là đường con cái phải mát mẻ. Ông Bành thật thà kể về trường hợp của mình: “Riêng tôi thì khác biệt hơn một chút, do mẹ tôi mất khi tôi chưa được 50 tuổi nên thành thử mới 45 tôi đã đứng ra bốc chính, giúp được nhiều người”.
Bài thuốc của ông có hơn 10 vị khác nhau, đều là những cây thuốc phải lấy ở trên núi đá cao. Ông bảo, ngày nay tìm thuốc cũng khan hiếm lắm, ông đã thử mang thuốc về trồng nhưng ngặt một nỗi thuốc không nên vị nữa. Đã là cây thuốc ông lấy thì nhất định phải ở trên núi cao, phơi sương tráng nắng, sống bám trên đá mới có tác dụng.
Khi bốc thuốc, cả cặp vợ và chồng chưa có con phải lên gặp ông, ông nhìn người, hỏi bệnh, kết hợp xem kết quả của các cơ sở y tế khám rồi điều chỉnh các vị thuốc sao cho phù hợp. Thuốc vô sinh nam có liều lượng riêng, vô sinh nữ cũng bốc khác, nguồn gốc bệnh hiếm muộn bắt nguồn từ đâu thì ông sẽ cho thêm thuốc chữa trị, bồi bổ riêng.
Mỗi thang thuốc được bốc khác nhau, nhưng có một vị thuốc tuyệt nhiên không thể thiếu, nếu thiếu nó thì hỏng cả thuốc và không còn là thuốc vô sinh nữa. Cây thuốc quý đó trong tiếng Nùng được gọi là cây Chăng Ma Đỏ (chưa có tên tiếng Kinh - PV). Ông nhận định, loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ, hỗ trợ, kích thích sinh sản ở cả nam và nữ. Nhưng như đã nói ở trên, Chăng Ma Đỏ ngày càng khan hiếm nhưng nhổ về vườn nhà trồng sẽ chuyển thành loài Chăng Ma Xanh, không dùng làm thuốc được nữa.
Khi được hỏi về tác dụng thuốc của ông bốc linh nghiệm tới đâu, ông khoe: "Nhà tôi có hai con gái, một là cô giáo mầm non, một là sinh viên trường Kinh tế Thái Nguyên đấy".
Thấy tôi có chút khó hiểu, ông phá lên cười và bật mí, chính ông cũng từng là người hiếm muộn. Đi bộ đội về là cưới vợ ngay, nhưng mãi tới 7 năm sau vẫn chưa có con. Thấy vậy mẹ đẻ ông mới lấy thuốc vô sinh bắt ông uống. Không lâu sau thì vợ ông sinh cô con gái đầu lòng, bây giờ đang làm nghề gõ đầu trẻ ở trường mầm non xã Tô Hiệu.
Cặp vợ chồng đầu tiên mà ông chữa cho là anh Hoàng Văn Thang cùng xã. Trong một lần đi ăn cỗ cưới ở xóm dưới, ông để ý một người đàn ông tuy còn trẻ, khỏe mạnh nhưng gương mặt thất thần, rầu rĩ. Ông tới hỏi chuyện mới biết anh ta lấy vợ đã 8 năm vẫn chưa một lần được làm bố, thương tình ông bảo dẫn ông về gặp cả vợ nữa, xem nguyên do từ đâu. Sau đó ông bốc cho 3 thang thuốc, dặn hai vợ chồng uống thì nhớ kiêng không ăn những thức ăn phá vị trong bài thuốc. Đến bây giờ đứa con gái của gia đình anh Thang đã 12 tuổi, anh Thang cảm kích nhận ông Bành làm bố nuôi. Hiện tại gia đình anh đều có nếp, có tẻ. Cứ tết đến anh lại mang một chai rượu ngon lên cảm ơn ông nội nuôi của lũ trẻ.
Nhưng ông cũng thừa nhận mình không phải là thần y. Nếu y học gặp những ca ung thư đa số đều phải bó tay thì nghề thuốc của ông cũng vậy. Ông cho biết bệnh này phát hiện càng sớm khả năng thành công khi chữa trị càng cao, để lâu càng khó vì lúc này tuổi tác, thể trạng của cả hai vợ chồng đều không đáp ứng được cho chuyện sinh đẻ.
Có những cặp tìm đến ông trong độ tuổi từ 23 - 35 thì tỉ lệ dùng thuốc có con là 80%. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp đã 39, 45 tuổi mới tìm đến, họ khóc lóc cầu cạnh. Ông bảo khổ tâm lắm, thuốc thì vẫn vậy thôi, còn có con hay không lại là do cả hai vợ chồng quyết định. Ông cho thuốc và động viên an ủi họ vì khả năng thành công của họ là rất thấp. Nụ cười, hay những giọt nước mắt của các cặp vợ chồng hiếm muộn ông đều thấu cả.
Nghề thuốc của gia đình ông sẽ nối tiếp mẹ truyền cho cháu con, ông không ép nhưng tin nhất định sẽ có người kế nghiệp bởi đó là báu vật của gia đình. Chia tay, thầy lang Bành đồng thời là một nghệ sỹ của điệu Sli Bình Gia tiễn tôi bằng câu hát ngân nga: Mong bạn về luôn bình an, hạnh phúc.
Thầy lang uy tín và thiện tâmÔng Hoàng Đăng Phù, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu cho biết: Ông Nông Văn Bành là một thầy thuốc nam không những có uy tín trong xã mà còn rất thiện tâm. Việc ông bốc thuốc giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh có con hoàn toàn có thật trên địa bàn xã. Nhưng không phải 100% đều may mắn như vậy, mà kết quả còn phụ thuộc vào độ tuổi và cơ địa của cả vợ hoặc chồng. |
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn