[h=2]Đằng sau nét trầm mặc của phố cổ Hội An (Quảng Nam) vẫn lẩn khuất những mảnh đời nhọc nhằn mưu sinh, bập bềnh bươn chải theo từng con nước...[/h]
Người lấy thuyền làm nhà
Ngay cạnh cầu An Hội, hướng đi lên Cửa Đại có một xóm thuyền, chúng tôi gọi là xóm thuyền vì ở đây có khoảng 20 hộ dân sống trên những chiếc thuyền con, họ làm đủ nghề khác nhau để kiếm sống. Một vài hộ làm nghề chài lưới, vài gia đình sống bằng nghề buôn bán vặt trên bờ, tối đến mới xuống thuyền. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là quán mỳ Quảng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Đức và bà Lê Thị Mến. Gọi là quán cho oai nhưng thực ra chỉ có một chiếc thuyền con, trên thuyền có vài chiếc ghế nhựa và vài chiếc ghế con, chỉ đủ cho 4-5 khách. Theo những cư dân của xóm đặc biệt này, thì gia đình cụ Đức đã gắn bó với dòng sông này hơn 50 năm nay.
Nếu ai đã một lần đến với Hội An mà chưa thưởng thức món hoành thánh chiên giòn và món cao lầu thì coi như chưa tới phố Hội. Bên cạnh những nhà hàng nổi tiếng chuyên phục vụ những đặc sản này cho du khách thì còn có một "nhà hàng" đặc biệt mà không kém phần nổi tiếng của vợ chồng ông Đức.
"Nhà hàng" đặc biệt của vợ chồng ông là chiếc thuyền con đã rất cũ kỹ, che chắn tứ bề nhưng vẫn gọn gàng và dành một lối nhỏ để khách lên xuống. Bà Mến đang thoăn thoắt như những đầu bếp chuyên nghiệp với tay dao, tay thớt. Thấy chúng tôi, bà hồ hởi chào đón bằng giọng đặc sệt của người con gái xứ Quảng: "Các con muốn ăn món chi? Hoành thánh hay mỳ Quảng để nội làm?". Trong khi đợi bà làm hai tô mỳ Quảng, chúng tôi được nghe bà kể về cuộc đời dập dềnh theo con nước của vợ chồng bà.
Quán mỳ Quảng đặc biệt của vợ chồng ông Đức
Ngày trước, hai vợ chồng bà sống bằng nghề chài lưới, nhưng sau mấy lần bị sóng đánh chìm thuyền ngay gần Cửa Đại thì hết vốn, không còn tiền để mua lưới nữa. Sẵn có nghề nấu nướng, hai ông bà dạt về bám sông nơi gần cầu An Hội rồi mở quán nhỏ mưu sinh, gia nhập vào xóm ngụ cư đã mấy chục năm nay. Vừa mang hai bát mỳ nóng hổi ra, bà Mến vừa trò chuyện "mùa này là mùa du lịch nên nội cũng có đồng ra đồng vào, chứ sang mùa lạnh, du khách ít, nội và ông chỉ quanh quẩn trên khúc sông này thôi. Cực lắm con à". Ông Đức còn kể thêm, nhiều khách đến ăn cám cảnh trước vợ chồng ông nên có người không lấy lại tiền thừa, và mỗi lần trở lại Hội An, họ đều đến với quán của vợ chồng ông. Họ đến ăn một phần vì hương vị đặc biệt của món ăn tại quán đặc biệt này, nhưng một phần cũng muốn chia sẻ, ủng hộ đôi vợ chồng già lam lũ.
Rời quán của ông Đức bà Mến, chúng tôi sang một chiếc thuyền nhỏ khác cũng được dùng làm quán ăn phục vụ khách du lịch. Chủ quán là anh Đại ở bên kia bờ sông Thu Bồn. Vì cuộc sống khó khăn nên anh chị mang theo hai đứa con nhỏ qua bên này sông bán hàng kiếm sống. Anh Đại cho biết, trước đây bố mẹ anh cũng là dân chài lưới, bản thân anh được sinh ra giữa Cửa Đại mênh mông nên mẹ đặt tên anh là Đại.
Bươn chải trên sông một thời gian thì sức khoẻ của bố anh ngày càng yếu, bố mẹ anh phải lên bờ. Tuy nhiên, anh vốn quen với sông nước, quen với sự dập dềnh của từng cơn sóng nên quyết định quay lại với sông. "Có lẽ do tôi sinh ra ở trên sông nên có sự gắn bó đặc biệt với dòng sông này. Biết sống trên sông nước là khổ nhưng ở riết rồi cũng quen, bây giờ mà xa sông thì nhớ lắm", anh Đại chia sẻ. Chiếc thuyền con của anh là nơi trú ngụ của hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Đứa lớn chỉ mới hơn 1 tuổi, đứa nhỏ mới được mấy tháng.
Chị Mai vợ anh cho biết, đứa con đầu lòng của anh chị được sinh ra trên chính chiếc thuyền này nên anh chị quyết định đặt tên cho con là Thuyền để ghi nhớ. Dù có rất nhiều kỷ niệm với dòng sông và chiếc thuyền nhưng chị Mai muốn gom góp ít tiền mua một ngôi nhà con con để dành cho hai con. "Trên bờ dù khó khăn cũng không cực như ở đây, sống với sông nước cực lắm chú ạ", nói rồi chị Mai ngước nhìn xa xăm sang phía bờ bên kia...
Kẻ lênh đênh sông nước
Nếu như xóm ngụ cư dưới chân cầu An Hội để lại cho chúng tôi những câu chuyện cảm động về cuộc sống thì câu chuyện về những người phụ nữ mấy chục năm chèo thuyền trên sông Thu Bồn đã làm cho bức tranh cuộc sống nơi đây thêm sống động, giàu ý nghĩa. Người phụ nữ ấy là chị Nguyễn Thị Gái, quê gốc ở ngôi làng đối diện với phố cổ Hội An. Nói là quê, nhưng chj Gái chưa một lần đặt chân lên đấy, bởi từ đời ông bà của chị đã lênh đênh trên dòng sông này. Chị Gái sinh ra ở trên thuyền và thuyền cũng là nơi mà tuổi thơ của chị gắn bó.
Nhớ lại ngày xưa, chị Gái trầm ngâm kể: "Hồi 3 tuổi, trong một lần ba chèo đò qua sông, do ba mải chèo mà không để ý, tôi bò lên chập chững đi trên khoang thuyền, không may lúc đó gió to, thuyền chòng chành hất tôi rơi xuống nước. Nghe tiếng con rơi, ba tôi nhảy ùm xuống vớt được con lên, chậm vài giây là tôi đã mất mạng rồi". Chính những duyên nợ với dòng sông này, nên sau này khi bố mẹ chị mất, một mình chị tiếp tục bươn chải mưu sinh trên dòng sông này.
Trong "ngôi nhà" của người đàn bà ở tuổi ngũ tuần này, chỉ vỏn vẹn vài cái niêu, dăm đôi đũa và mấy chiếc bát, không tivi, không vật dụng nào đáng giá ngoài chiếc đài con con chỉ dùng để nghe thời tiết. Trên chuyến đò chở chúng tôi ra Cửa Đại, chị Gái kể về cuộc đời thăng trầm của mình. Năm lên 8 tuổi, trong một lần đưa đò sang sông, chiếc thuyền của ba chị bị sóng đánh úp, người lái đò lão luyện ấy cứu sống nhiều khách, nhưng không cứu được tính mạng của chính mình. Ba chị đã mãi mãi nằm lại dưới đáy sông sau chuyến đi định mệnh ấy.
Kể đến đây, chị Gái rưng rưng nước mắt, xúc động nói: "Hồi ấy mưa to sóng lớn, gia đình tui lại nghèo nên không có tiền để thuê thợ lặn, xác ba tui mãi mãi nằm lại. Tôi gắn bó cả đời với dòng sông này cũng chính là gắn bó với ba, ở bên cạnh ổng". Sau chuyến đò định mệnh của ba, hai mẹ con chị Gái tính lên bờ lập nghiệp, nhưng phần vì vốn không có, lại không quen sống trên đất liền, phần vì xác ba vẫn còn nằm lại dưới sông nên hai mẹ con dắt díu nhau trở lại thuyền. Được mấy năm sau thì mẹ chị ngã bệnh rồi ra đi, khi đó chị Gái mới 12 tuổi. Ở cái tuổi đó, bạn bè được cắp sách tới trường thì cô vẫn một mình bươn chải trên dòng sông mênh mông nước, dập dờn theo từng con sóng, từng mùa nước nổi nước chìm.
Tôi hỏi vì sao chị không lấy chồng, chị Gái trả lời bằng giọng trầm buồn: "Tôi sống lênh đênh sông nước quen rồi, một thân một mình cũng quen, nếu lấy chồng mà phải lên bờ thì tôi không chịu được, còn nếu lấy chồng thì người đó phải xuống thuyền với tôi. Thời trẻ cũng có người tìm hiểu, nhưng khi nghe "điều kiện" của tôi thì họ đều bỏ cuộc. Sống một mình cũng quen em ạ".
Suốt mấy chục năm chèo chống trên sông, chị trở thành một tay bơi cừ khôi, điều đó đã giúp chị cứu vớt rất nhiều người gặp nạn trên sông. Chị kể, có lần đang chèo đò qua sông thì thấy tiếng kêu cứu, nhìn ra thì thấy hai cánh tay đang chới với giữa dòng nước dữ, không kịp suy nghĩ, chị Gái lao ra cứu người. Lần ấy là một nam thanh niên quê ở Bình Định vào đây lập nghiệp, sau lần ấy, anh ta nhận chị làm mẹ nuôi và thường xuyên gọi điện thăm hỏi chị, nếu cần tiền thì anh giúp, nhưng chị đều từ chối. "Mình làm phước thì đâu có nghĩ đến chuyện được đền ơn, cứu được một người là tôi thấy hạnh phúc rồi, nó gọi điện về hỏi thăm là tôi vui rồi", chị Gái chia sẻ.
Mỗi ngày vài chuyến đò ngang, khách dần ít đi vì cầu mới đã được xây lên, điều đó cũng đồng nghĩa với nguồn thu của chị Gái ngày một ít đi và cuộc sống càng thêm phần khó khăn. Mỗi buổi chiều, sau khi chuyến đò cuối cùng cập bến, người đàn bà ấy lại lúi húi trên chiếc thuyền bé nhỏ, đêm đêm làm bạn với tiếng vỗ ì oạp của sóng, mùi tanh nồng của bùn sông Thu Bồn.
Quốc Triều
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Người lấy thuyền làm nhà
Ngay cạnh cầu An Hội, hướng đi lên Cửa Đại có một xóm thuyền, chúng tôi gọi là xóm thuyền vì ở đây có khoảng 20 hộ dân sống trên những chiếc thuyền con, họ làm đủ nghề khác nhau để kiếm sống. Một vài hộ làm nghề chài lưới, vài gia đình sống bằng nghề buôn bán vặt trên bờ, tối đến mới xuống thuyền. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là quán mỳ Quảng của vợ chồng ông Nguyễn Văn Đức và bà Lê Thị Mến. Gọi là quán cho oai nhưng thực ra chỉ có một chiếc thuyền con, trên thuyền có vài chiếc ghế nhựa và vài chiếc ghế con, chỉ đủ cho 4-5 khách. Theo những cư dân của xóm đặc biệt này, thì gia đình cụ Đức đã gắn bó với dòng sông này hơn 50 năm nay.
Nếu ai đã một lần đến với Hội An mà chưa thưởng thức món hoành thánh chiên giòn và món cao lầu thì coi như chưa tới phố Hội. Bên cạnh những nhà hàng nổi tiếng chuyên phục vụ những đặc sản này cho du khách thì còn có một "nhà hàng" đặc biệt mà không kém phần nổi tiếng của vợ chồng ông Đức.
"Nhà hàng" đặc biệt của vợ chồng ông là chiếc thuyền con đã rất cũ kỹ, che chắn tứ bề nhưng vẫn gọn gàng và dành một lối nhỏ để khách lên xuống. Bà Mến đang thoăn thoắt như những đầu bếp chuyên nghiệp với tay dao, tay thớt. Thấy chúng tôi, bà hồ hởi chào đón bằng giọng đặc sệt của người con gái xứ Quảng: "Các con muốn ăn món chi? Hoành thánh hay mỳ Quảng để nội làm?". Trong khi đợi bà làm hai tô mỳ Quảng, chúng tôi được nghe bà kể về cuộc đời dập dềnh theo con nước của vợ chồng bà.
Quán mỳ Quảng đặc biệt của vợ chồng ông Đức
Ngày trước, hai vợ chồng bà sống bằng nghề chài lưới, nhưng sau mấy lần bị sóng đánh chìm thuyền ngay gần Cửa Đại thì hết vốn, không còn tiền để mua lưới nữa. Sẵn có nghề nấu nướng, hai ông bà dạt về bám sông nơi gần cầu An Hội rồi mở quán nhỏ mưu sinh, gia nhập vào xóm ngụ cư đã mấy chục năm nay. Vừa mang hai bát mỳ nóng hổi ra, bà Mến vừa trò chuyện "mùa này là mùa du lịch nên nội cũng có đồng ra đồng vào, chứ sang mùa lạnh, du khách ít, nội và ông chỉ quanh quẩn trên khúc sông này thôi. Cực lắm con à". Ông Đức còn kể thêm, nhiều khách đến ăn cám cảnh trước vợ chồng ông nên có người không lấy lại tiền thừa, và mỗi lần trở lại Hội An, họ đều đến với quán của vợ chồng ông. Họ đến ăn một phần vì hương vị đặc biệt của món ăn tại quán đặc biệt này, nhưng một phần cũng muốn chia sẻ, ủng hộ đôi vợ chồng già lam lũ.
Rời quán của ông Đức bà Mến, chúng tôi sang một chiếc thuyền nhỏ khác cũng được dùng làm quán ăn phục vụ khách du lịch. Chủ quán là anh Đại ở bên kia bờ sông Thu Bồn. Vì cuộc sống khó khăn nên anh chị mang theo hai đứa con nhỏ qua bên này sông bán hàng kiếm sống. Anh Đại cho biết, trước đây bố mẹ anh cũng là dân chài lưới, bản thân anh được sinh ra giữa Cửa Đại mênh mông nên mẹ đặt tên anh là Đại.
Bươn chải trên sông một thời gian thì sức khoẻ của bố anh ngày càng yếu, bố mẹ anh phải lên bờ. Tuy nhiên, anh vốn quen với sông nước, quen với sự dập dềnh của từng cơn sóng nên quyết định quay lại với sông. "Có lẽ do tôi sinh ra ở trên sông nên có sự gắn bó đặc biệt với dòng sông này. Biết sống trên sông nước là khổ nhưng ở riết rồi cũng quen, bây giờ mà xa sông thì nhớ lắm", anh Đại chia sẻ. Chiếc thuyền con của anh là nơi trú ngụ của hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Đứa lớn chỉ mới hơn 1 tuổi, đứa nhỏ mới được mấy tháng.
Chị Mai vợ anh cho biết, đứa con đầu lòng của anh chị được sinh ra trên chính chiếc thuyền này nên anh chị quyết định đặt tên cho con là Thuyền để ghi nhớ. Dù có rất nhiều kỷ niệm với dòng sông và chiếc thuyền nhưng chị Mai muốn gom góp ít tiền mua một ngôi nhà con con để dành cho hai con. "Trên bờ dù khó khăn cũng không cực như ở đây, sống với sông nước cực lắm chú ạ", nói rồi chị Mai ngước nhìn xa xăm sang phía bờ bên kia...
Kẻ lênh đênh sông nước
Mái nhà vẫn là mơ ước xa xôiNgười ta nói Hội An quyến rũ bởi nét trầm mặc của phố cổ, bởi sự thân thiện mến khách của người dân nơi đây, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ, vẻ đẹp của thương cảng nổi tiếng một thời còn được tô điểm bởi dòng sông Thu Bồn thơ mộng. Sông Thu Bồn uốn lượn và ôm trọn phố cổ Hội An, tạo nên nét quyến rũ riêng với mảnh đất này. Đến với dòng sông mang nhiều huyền thoại này vào một buổi chiều hè rực nắng, những câu chuyện xúc động về những phận đời nhọc nhằn mưu sinh trên dòng sông lớn nhất Quảng Nam này làm chúng tôi nhớ mãi. Họ là những con người lấy thuyền làm nhà, chìm nổi trên sông, quanh năm sống cùng con nước lớn nước ròng. Với họ, mái nhà trên bờ là một mơ ước xa xôi mà có khi cả đời này vẫn chưa có được. |
Nhớ lại ngày xưa, chị Gái trầm ngâm kể: "Hồi 3 tuổi, trong một lần ba chèo đò qua sông, do ba mải chèo mà không để ý, tôi bò lên chập chững đi trên khoang thuyền, không may lúc đó gió to, thuyền chòng chành hất tôi rơi xuống nước. Nghe tiếng con rơi, ba tôi nhảy ùm xuống vớt được con lên, chậm vài giây là tôi đã mất mạng rồi". Chính những duyên nợ với dòng sông này, nên sau này khi bố mẹ chị mất, một mình chị tiếp tục bươn chải mưu sinh trên dòng sông này.
Trong "ngôi nhà" của người đàn bà ở tuổi ngũ tuần này, chỉ vỏn vẹn vài cái niêu, dăm đôi đũa và mấy chiếc bát, không tivi, không vật dụng nào đáng giá ngoài chiếc đài con con chỉ dùng để nghe thời tiết. Trên chuyến đò chở chúng tôi ra Cửa Đại, chị Gái kể về cuộc đời thăng trầm của mình. Năm lên 8 tuổi, trong một lần đưa đò sang sông, chiếc thuyền của ba chị bị sóng đánh úp, người lái đò lão luyện ấy cứu sống nhiều khách, nhưng không cứu được tính mạng của chính mình. Ba chị đã mãi mãi nằm lại dưới đáy sông sau chuyến đi định mệnh ấy.
Kể đến đây, chị Gái rưng rưng nước mắt, xúc động nói: "Hồi ấy mưa to sóng lớn, gia đình tui lại nghèo nên không có tiền để thuê thợ lặn, xác ba tui mãi mãi nằm lại. Tôi gắn bó cả đời với dòng sông này cũng chính là gắn bó với ba, ở bên cạnh ổng". Sau chuyến đò định mệnh của ba, hai mẹ con chị Gái tính lên bờ lập nghiệp, nhưng phần vì vốn không có, lại không quen sống trên đất liền, phần vì xác ba vẫn còn nằm lại dưới sông nên hai mẹ con dắt díu nhau trở lại thuyền. Được mấy năm sau thì mẹ chị ngã bệnh rồi ra đi, khi đó chị Gái mới 12 tuổi. Ở cái tuổi đó, bạn bè được cắp sách tới trường thì cô vẫn một mình bươn chải trên dòng sông mênh mông nước, dập dờn theo từng con sóng, từng mùa nước nổi nước chìm.
Tôi hỏi vì sao chị không lấy chồng, chị Gái trả lời bằng giọng trầm buồn: "Tôi sống lênh đênh sông nước quen rồi, một thân một mình cũng quen, nếu lấy chồng mà phải lên bờ thì tôi không chịu được, còn nếu lấy chồng thì người đó phải xuống thuyền với tôi. Thời trẻ cũng có người tìm hiểu, nhưng khi nghe "điều kiện" của tôi thì họ đều bỏ cuộc. Sống một mình cũng quen em ạ".
Suốt mấy chục năm chèo chống trên sông, chị trở thành một tay bơi cừ khôi, điều đó đã giúp chị cứu vớt rất nhiều người gặp nạn trên sông. Chị kể, có lần đang chèo đò qua sông thì thấy tiếng kêu cứu, nhìn ra thì thấy hai cánh tay đang chới với giữa dòng nước dữ, không kịp suy nghĩ, chị Gái lao ra cứu người. Lần ấy là một nam thanh niên quê ở Bình Định vào đây lập nghiệp, sau lần ấy, anh ta nhận chị làm mẹ nuôi và thường xuyên gọi điện thăm hỏi chị, nếu cần tiền thì anh giúp, nhưng chị đều từ chối. "Mình làm phước thì đâu có nghĩ đến chuyện được đền ơn, cứu được một người là tôi thấy hạnh phúc rồi, nó gọi điện về hỏi thăm là tôi vui rồi", chị Gái chia sẻ.
Mỗi ngày vài chuyến đò ngang, khách dần ít đi vì cầu mới đã được xây lên, điều đó cũng đồng nghĩa với nguồn thu của chị Gái ngày một ít đi và cuộc sống càng thêm phần khó khăn. Mỗi buổi chiều, sau khi chuyến đò cuối cùng cập bến, người đàn bà ấy lại lúi húi trên chiếc thuyền bé nhỏ, đêm đêm làm bạn với tiếng vỗ ì oạp của sóng, mùi tanh nồng của bùn sông Thu Bồn.
Quốc Triều
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn