Lý sự kiểu Tầu

Jolie

Member
[h=2]Xahoi - Bi kịch cho chúng ta là suốt cả ngàn năm, luôn phải tìm cách chiến đấu để sống yên ổn bên cạnh người láng giếng khổng lồ là Trung Quốc luôn đói khát lãnh hải.[/h]
lanh-tho.jpg

Trung Quốc chưa bao giờ hết thèm khát lãnh thổ, lãnh hải (Ảnh minh họa)
Nhưng thực tế đó cũng là bi kịch truyền đời của Trung Quốc, bởi vấp phải một quốc gia bất khuất vào loại nhất trên thế giới. Quần đảo Hoàng Sa (và một phần Trường Sa) mà Trung Quốc đang chiếm giữ của Việt Nam, thay vì phục vụ tham vọng của họ là thôn tính biển Đông, có thể chính là cái gai độc làm tiêu tan “Giấc mơ Trung Hoa” mà họ đang theo đuổi. Người Việt cần phải mạnh mẽ nhắc nhở với láng giềng phương Bắc điều đó.
Người Tầu vốn vẫn được xem là giỏi lý sự. Xưa có hẳn cả một hạng người chuyên làm nghề thuyết khách, chu du khắp thiên hạ để rót mật vào tai người khác, khiến phần lớn họ bùi tai hoặc rối trí mà tán thành những đề xuất của mình. Thuyết khách là những kẻ xảo ngôn, đa mưu, lắm chước thuật do có chút kiến thức Nho, Y, Lý, Số, giỏi quyền biến trong ngôn từ, biết dò ý, đoán vẻ mặt đối phương để lựa lời tung hứng, kín kín hở hở, hư hư thực thực, nói xa xôi để nhắm tới cái ngay nhãn tiền, nói Đông mà nhằm tới Tây, nói hươu mà phải hiểu là ngựa… Chính cái lối dùng nước bọt để ăn thiên hạ, làm loạn thiên hạ, đã cho nước Trung Hoa một thứ văn hoá chính trị độc nhất vô nhị khiến nhân loại còn phải cảnh giác. Phân tích một cách tỉnh táo, thì thuật thuyết khách là sự kết hợp của những tiểu xảo sau:
Tung hoả mù là làm cho đối tượng bị rơi vào mê hồn trận (về mục đích thật, về ý đồ, về động cơ…)
Ngoa ngôn, áp đặt là nói quá lên, làm cho đối phương bị hoang mang, thiếu tự tin vào bản thân mình, dùng xảo ngôn làm nhiễu thông tin, biến giả thành thật và ngược lại, rồi nhân đấy áp đặt quan điểm của mình. Lần đầu bảo có hổ ở chợ thì mọi người cười không tin. Lần thứ năm, lần thứ mười vẫn không ai tin. Nhưng cứ nói mãi, nói mãi rằng có hổ ở chợ, thì rồi sẽ có người tin. Một người tin thì một ngàn người sẽ tin.
Lừa dối là có nói thành không, không nói thành có, một nói lên mười, mười nói thành một, đổi trắng thành đen, tung tin vịt, bịa tạc, vu cáo… mà đối tượng không hề cảnh giác, chẳng những thế còn làm cho người ta tưởng mình đang thật lòng. Lừa dối là con bài chính của thuật thuyết khách Trung Hoa.
Đạo đức giả là nói những lời nhân nghĩa, cao cả để tư lợi tầm thường, nói lời đạo lý để che dấu việc làm vô đạo, thể hiện vẻ ngoài quân tử, hiền từ để khỏi lộ ra dã tâm đen tối, nói tín để bất tín, vờ từ chối để cướp, vờ đau khổ để tận hưởng sung sướng… Nói tóm lại, trong lòng muốn thế này nhưng lại thể hiện bằng vẻ mặt, lời nói ra thế khác.
Nhẫn tâm là không từ một thủ đoạn nào, nếu nó đạt mục đích mình đặt ra, dù có thảm khốc đến đâu đi nữa, dù có khiến người khác đau khổ, điêu linh đến đâu đi nữa, thậm chí vì quyền lợi của mình, có thể hy sinh cả những quốc gia lân bang xóm giềng, gây cảnh đầu rơi máu chảy cho hàng triệu người.
Tất cả những thứ đó cộng lại, kết hợp với tính cách của người Trung Hoa đã cho ra một thứ triết lý sống chỉ biết lợi cho mình. Để đạt mục đích, mọi việc đều có thể làm. Nói dối, nuốt lời, cãi xoá, đổi trắng thay đen, lừa lọc, vu vạ…
Người dân Việt gọi đó là lý sự kiểu Tầu, thuộc như đi guốc vào bụng các Xếnh Xáng, cảnh giác nhưng không chấp, vì nó là thứ ranh vặt, đầy khiếm khuyết về trí tuệ, văn hoá.
Cứ tưởng cùng với thời gian, với biết bao là văn minh, tiến bộ về mặt văn hoá, lối sống cùng hàng trăm mối giao hảo dựa trên những hệ thống luật pháp là sản phẩm trí tuệ toàn cầu, mang tính toàn cầu, thì cái kiểu lý sự ăn người kiểu Trung Hoa như vừa kể, lý sự giỏi biến của người khác thành của mình, chỉ còn là thứ di sản của một thời mông muội, nào ngờ nó vẫn nguyên vẹn là thứ lý sự mà người Trung Quốc đem dùng trong quan hệ với lân bang và thế giới đang đề cao đạo đức và sự minh bạch này. Ở đâu thì vẫn một phương châm “không từ thủ đoạn nào”. Từ việc bé tí là làm ăn, buôn bán tiểu ngạch, đến việc to lớn là chủ quyền lãnh thổ, đều vẫn thấy nguyên cái lối ranh vặt kiểu Trung Hoa, thứ đáng lẽ phải bị coi là đáng xấu hổ về phương diện văn hoá, thái độ ứng xử. Nhưng nó vẫn được đề cao ngày ngày, bằng cả một bộ máy truyên truyền khổng lồ, kích động tới từ người nông dân đến các chính khách.
Những chuyện hàng hoá Việt Nam bị các chủ buôn Trung Quốc ở cửa khẩu lại ra vô số lý do vô bằng cớ bắt bí để mua giá thấp, thậm chí gần như lấy không; chuyện xui nông dân Việt Nam nuôi đỉa rồi không thu mua; hay như phi vụ thu gom chân, móng, sừng, đuôi trâu, lá điều, rễ hồi… là những chuyện ở tầm tiểu tiết. Nhưng hoá ra nó chả khác mảy may với cách hành xử ở tầm quốc gia. Ví như mới đây, khi nghe ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc thản nhiên chối bỏ trách nhiệm việc Tầu có vũ trang của nước họ bắn cháy tầu ngư dân Việt Nam, lại còn lớn tiếng yêu cầu Việt Nam giáo dục ngư dân không vào “vùng biển của Trung Quốc”, thì mới thấy lý sự kiểu Tầu quả là sống dai dẳng. Bởi vì ông Hồng Lỗi cũng như bất cứ thượng cấp nào của ông không bao giờ dám mặt đối mặt đấu lý với bất cứ người dân Việt Nam nào về chủ quyền của Hoàng Sa. Đơn giản vì các vị thua lấm lưng trắng bụng ngay từ câu đầu. Trung Quốc dùng tầu lớn, súng lớn chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam, sớm nhất là vào năm 1956, gần đây nhất là năm 1974, với lý do “giành lại” chủ quyền? Vậy Trung Quốc mất Hoàng Sa vào tay người Việt Nam từ khi nào?
Liệu có ai ở Trung Quốc trả lời được câu hỏi đơn giản của một trẻ em Việt Nam này?
Trung Quốc là nước lớn hơn Việt Nam mấy chục lần, từ cổ chí kim chỉ có Trung Quốc lấy đất của người Việt, chứ chưa bao giờ xảy ra chuyện ngược lại. Chả lẽ riêng với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc lại chịu mối nhục dân tộc tới mấy trăm năm như vậy trước một nước nhỏ hơn.
Đây cũng là câu hỏi mà không người Trung Quốc nào dám trả lời.
Vấn đề rõ như ban ngày là, khi người Việt đặt chân lên Hoàng Sa cách nay bốn thế kỷ, thì quần đảo này chưa hề có dấu chân con người. Có lẽ lúc ấy người Trung Quốc kiềng phương Nam vì cứ Nam chinh là thua (Mãi mãi vẫn sẽ như vậy, vì đó là ý Trời), nên không biết có Hoàng Sa? Từ bấy đến khi Trung Quốc lợi dụng cơ hội Việt Nam đang có chiến tranh, dùng vũ lực cưỡng đoạt, thì Hoàng Sa liên tục do người Việt quản lý và xác lập chủ quyền.
Điều này thì Trung Quốc biết rất rõ, biết rõ cả rằng ở bất cứ nơi nào thì họ cũng đuối lý (nếu không thì họ đã không cuống lên khi bị Philippine đưa ra toà quốc tế!). Biết rõ rằng, thuận theo lẽ trời và lẽ phải của công lý thì họ thua tuyệt đối. Biết rõ mà cứ cả vú lấp miệng em, nói toàn điều ngược đời, lu loa vu cáo, áp đặt dư luận thì đúng là chỉ có lý sự kiểu Tầu.
Thương thay cho nước Trung Hoa vĩ đại, mấy ngàn năm mà trong vấn đề ngoại giao, vẫn chưa thoát khỏi tầm vóc cũng như thái độ tự ti, yếu thế đó. Về phần mình, có lẽ chúng ta lại phải cần đến những bức thư Nguyễn Trãi gửi bọn Phương Chính bị vây khốn như lũ chuột trong thành Đông Quan 600 năm trước để nhắc họ về văn hoá cậy mạnh nói càn. Người Việt đại lượng có thể bỏ qua cho những lời lẽ kiểu như của ông Hồng Lỗi, nhưng điều đó không có nghĩa là ta sẽ bỏ qua cho hành động của những kẻ “vừa cướp vừa la làng”, đã nhẫn tâm và ngông ngược bắn vào đồng bào ta, trong vùng biển của ta.




 
Back
Top