Chất lượng nước đá hiện nay vẫn còn bị thả nổi nên nguy cơ nhiễm những bệnh về đường ruột trong những ngày hè là rất cao.
Do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước đá của người dân tăng cao. Chỉ cần dạo quanh một số chợ, hay những khu vực đông dân cư, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, đại lý bán nước đá. Tuy nhiên, nước đá được chất chứa và bảo quản rất mất vệ sinh.
Nước đá pha bụi cát, nước bẩn
Giữa tiết trời nắng nóng 37 -38oC, cốc trà đá là món khoái khẩu để giải quyết cơn khát; nhưng phía sau cốc trà đá là nguy cơ ẩn nấp nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Tại một đại lý bán nước đá tại khu vực Trần Bình Trọng (quận 10, TP.HCM), các loại đá cây được xếp đống trên vỉa hè, bên dưới chỉ lót một lớp bao rất mỏng. Trong khi đó, phần vỉa hè đá đã đóng rêu xanh mốc.
Việc vận chuyển đá cây cũng khiến nhiều người lắc đầu, ngán ngẩm. Đá nằm trên vỉa hè, cứ thế cho lên xe máy, xe ba bánh mà không cần che đậy, rồi chuyển tới khắp các hang cùng, ngõ hẹp trong thành phố. Tới nơi, những cây đá to này cứ thế lại được vứt thẳng xuống đất, để chủ hàng tự xử lý.
Còn tại các hàng quán, nước đá được bảo quản càng mất vệ sinh hơn. Nhất là các hàng quán vỉa hè, trước cổng bệnh viện, bến xe.
Trước cổng bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, nhiều quán café cóc chất chứa nước đá cây, đá viên trong một thùng xốp nhỏ đen ngòm. Người bán dùng tay trần bốc đá cho vào ly; người mua vô tư uống mà không quan tâm đến vệ sinh, miễn làm sao cho thỏa cơn khát. Thậm chí, vào những lúc giữa trưa, khi đá hết mà khách vẫn đông, người bán hàng này còn tận dụng đá thừa của khách để cho vào thùng rồi lại bóc ra bán tiếp.
Đáng lưu ý là một số quán không sử dụng đá viên tinh khiết mà dùng đá cây đập vụn cho vào thùng xốp bảo quản để bán café, nước giải khát trong khi theo quy định đá cây chỉ được dùng để ướp thực phẩm.
Có thể nói rằng, hiện nay người tiêu dùng chưa phân biệt rõ hai loại đá viên và đá cây. Đá cây chỉ được sử dụng ướp lạnh thực phẩm, tuyệt đối không được dùng trong giải khát.
Đá bẩn đội lốt đá sạch
Mục sở thị một cơ sở sản xuất nước đá trên đường Nguyễn Trãi (P. Nguyễn Cư Trinh, quận 1) mới thấy kinh hoàng. Toàn bộ qui trình từ lấy, lọc nước, làm lạnh, bảo quản rồi vận chguyển đến nơi tiêu thụ đều rất mất vệ sinh. Trần nhà cơ sở lợp bằng tôn rỉ sét, đầy mạng nhện, chung quanh chỉ che chắn sơ sài. Bụi bám đầy vào các khay làm đá. Đa số những khay làm đá lại đều rỉ sét, chung quanh lại đầy rác rên, nên không ít cây đá ở đây bên trong chứa đầy bụi cát.
Cách đó không xa là một cơ sở sản xuất nước đá khác. Khu vực làm đá nhếch nhác, bẩn thỉu, ẩm ướt; trên nền đọng những vũng nước cáu bẩn. Những cây đá lớn bị chân đất, chân dép dẫm đạp lên, ném xuống nền đất, sau đó mới được để vào các bao tải gai, chuyển đến các cơ sở bán nước giải khát quán chè, quán nước sinh tố.
Theo quan sát, tất cả các cơ sở sản xuất được khảo sát đều làm theo kiểu “nhiều không”: Không bảo hộ lao động, không che chắn, nhân viên không đeo găng tay, không khẩu trang, khay đựng đá không được che đậy khiến cho bụi bặm bay vào bất cứ lúc nào. Bẩn, mất vệ sinh, có thể gây ra bệnh tiêu chảy; nhưng đá cây sản xuất ra bao nhiêu là được tiêu thụ bấy nhiêu vì nhu cầu giải khát của người vào dịp hè quá lớn.
Mặc dù theo quy định, các loại đá cây chỉ được sử dụng vào các công việc như ướp trái cây, ướp lạnh thực phẩm; nhưng trên thực tế, loại đá này vẫn được các hàng nước sử dụng hằng ngày, khi hết đá có thể dễ dàng mua tại các chợ, hoặc gọi điện cho người mang đến. Bên cạnh đó, các cơ sở làm nước đá chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, hầu như không qua quá trình xử lý, lọc hay lắng cặn mà cứ thế đổ thẳng vào khuôn, làm lạnh rồi đem đi giao hàng; người lao động tham gia sản xuất hầu như không bao giờ được khám sức khỏe thường xuyên và không có thiết bị bảo hộ lao động.
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, hiện trên địa bàn TP có hơn 610 cơ sở sản xuất nước đá, hầu hết đều có giấy phép kinh doanh nhưng. Các cơ sở sản xuất nước đá nhỏ lẻ, Thanh tra Sở giao cho tuyến quận/huyện kiểm tra. Sở chỉ kiểm tra những cơ sở lớn. Khi ra quân kiểm tra thì luôn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh, theo đó Đoàn Thanh tra Sở cũng tiến hành đình chỉ sản xuất nhiều nơi.
Trăm bệnh từ nguồn nước đá bẩn
Theo lời khuyên của bác sĩ, đá bẩn chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh mùa hè mà ít ai ngờ tới như tiêu chảy, đau dạ dày, các bệnh về đường ruột, viêm họng mạn tính, đau răng,...Tuy nhiên, người dân vẫn phải vô tư uống dù biết nó bẩn.
Các bác sĩ khuyến cáo, hiện đang vào mùa nóng, nhu cầu sử dụng nước đá tăng cao. Vì lợi nhuận nên người sản xuất dễ dàng bỏ qua những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người dân cần phải tự ý thức trọng việc lựa chọn cách ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần giám sát kỹ nguồn nước dùng sản xuất nước đá để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cho người sử dụng, nhất là trẻ em.
Theo Báo Đất Việt
1) FREE to Join
2) Get $5.00 welcome bonus instantly
3) Earn up to 50% cashback
4) Shop online at your favorite stores (more than 2,000 stores)
http://EZ5dollars.com
Do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước đá của người dân tăng cao. Chỉ cần dạo quanh một số chợ, hay những khu vực đông dân cư, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những cửa hàng, đại lý bán nước đá. Tuy nhiên, nước đá được chất chứa và bảo quản rất mất vệ sinh.
Nước đá pha bụi cát, nước bẩn
Giữa tiết trời nắng nóng 37 -38oC, cốc trà đá là món khoái khẩu để giải quyết cơn khát; nhưng phía sau cốc trà đá là nguy cơ ẩn nấp nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
Tại một đại lý bán nước đá tại khu vực Trần Bình Trọng (quận 10, TP.HCM), các loại đá cây được xếp đống trên vỉa hè, bên dưới chỉ lót một lớp bao rất mỏng. Trong khi đó, phần vỉa hè đá đã đóng rêu xanh mốc.
Việc vận chuyển đá cây cũng khiến nhiều người lắc đầu, ngán ngẩm. Đá nằm trên vỉa hè, cứ thế cho lên xe máy, xe ba bánh mà không cần che đậy, rồi chuyển tới khắp các hang cùng, ngõ hẹp trong thành phố. Tới nơi, những cây đá to này cứ thế lại được vứt thẳng xuống đất, để chủ hàng tự xử lý.
Việc vận chuyển đá cây cũng khiến nhiều người lắc đầu, ngán ngẩm |
Đá bẩn được cho vào các thùng xốp cực bẩn. Ảnh: Q.P (Giáo dục TP) |
Đáng lưu ý là một số quán không sử dụng đá viên tinh khiết mà dùng đá cây đập vụn cho vào thùng xốp bảo quản để bán café, nước giải khát trong khi theo quy định đá cây chỉ được dùng để ướp thực phẩm.
Có thể nói rằng, hiện nay người tiêu dùng chưa phân biệt rõ hai loại đá viên và đá cây. Đá cây chỉ được sử dụng ướp lạnh thực phẩm, tuyệt đối không được dùng trong giải khát.
Đá bẩn đội lốt đá sạch
Mục sở thị một cơ sở sản xuất nước đá trên đường Nguyễn Trãi (P. Nguyễn Cư Trinh, quận 1) mới thấy kinh hoàng. Toàn bộ qui trình từ lấy, lọc nước, làm lạnh, bảo quản rồi vận chguyển đến nơi tiêu thụ đều rất mất vệ sinh. Trần nhà cơ sở lợp bằng tôn rỉ sét, đầy mạng nhện, chung quanh chỉ che chắn sơ sài. Bụi bám đầy vào các khay làm đá. Đa số những khay làm đá lại đều rỉ sét, chung quanh lại đầy rác rên, nên không ít cây đá ở đây bên trong chứa đầy bụi cát.
Khu vực làm đá nhếch nhác, bẩn thỉu, ẩm ướt; trên nền đọng những vũng nước cáu bẩn. |
Theo quan sát, tất cả các cơ sở sản xuất được khảo sát đều làm theo kiểu “nhiều không”: Không bảo hộ lao động, không che chắn, nhân viên không đeo găng tay, không khẩu trang, khay đựng đá không được che đậy khiến cho bụi bặm bay vào bất cứ lúc nào. Bẩn, mất vệ sinh, có thể gây ra bệnh tiêu chảy; nhưng đá cây sản xuất ra bao nhiêu là được tiêu thụ bấy nhiêu vì nhu cầu giải khát của người vào dịp hè quá lớn.
Mặc dù theo quy định, các loại đá cây chỉ được sử dụng vào các công việc như ướp trái cây, ướp lạnh thực phẩm; nhưng trên thực tế, loại đá này vẫn được các hàng nước sử dụng hằng ngày, khi hết đá có thể dễ dàng mua tại các chợ, hoặc gọi điện cho người mang đến. Bên cạnh đó, các cơ sở làm nước đá chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, hầu như không qua quá trình xử lý, lọc hay lắng cặn mà cứ thế đổ thẳng vào khuôn, làm lạnh rồi đem đi giao hàng; người lao động tham gia sản xuất hầu như không bao giờ được khám sức khỏe thường xuyên và không có thiết bị bảo hộ lao động.
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, hiện trên địa bàn TP có hơn 610 cơ sở sản xuất nước đá, hầu hết đều có giấy phép kinh doanh nhưng. Các cơ sở sản xuất nước đá nhỏ lẻ, Thanh tra Sở giao cho tuyến quận/huyện kiểm tra. Sở chỉ kiểm tra những cơ sở lớn. Khi ra quân kiểm tra thì luôn phát hiện nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh, theo đó Đoàn Thanh tra Sở cũng tiến hành đình chỉ sản xuất nhiều nơi.
Trăm bệnh từ nguồn nước đá bẩn
Theo lời khuyên của bác sĩ, đá bẩn chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều căn bệnh mùa hè mà ít ai ngờ tới như tiêu chảy, đau dạ dày, các bệnh về đường ruột, viêm họng mạn tính, đau răng,...Tuy nhiên, người dân vẫn phải vô tư uống dù biết nó bẩn.
Nguy cơ rước bệnh vào người từ ly trà đá (ảnh minh họa) |
1) FREE to Join
2) Get $5.00 welcome bonus instantly
3) Earn up to 50% cashback
4) Shop online at your favorite stores (more than 2,000 stores)
http://EZ5dollars.com