Ngày nay, tục táng treo gần như không còn nữa, nhưng những khu rừng “thiên táng” ấy vẫn có sức mạnh vô hình, vẫn là nỗi ám ảnh của những chủ nhân tục lệ này.
Lạnh sống lưng
Để tìm lời giải cho phong tục "thiên táng" đầy bí ẩn này, chúng tôi tìm về làng Vai Trang (xã Đắk Long, Đắk Lei, tỉnh Kon Tum) trong một buổi chiều tà, Tây Nguyên đang giữa mùa khô, những con đường đất đỏ tung bụi mịt mù.
Đã có một chút “kinh nghiệm” tiếp xúc với bà con dân tộc thiểu số trong những ngày ở Tây Nguyên nên tôi hỏi thăm đến ngay nhà Già làng.
Đã hơn 90 tuổi, nhưng già làng A Rap vẫn còn khỏe mạnh, đôi mắt tinh anh, xởi lởi, dễ gần. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giới thiệu và trình bày lý do, già làng xua tay: “Không, không, tao chỉ đường thôi chứ không vào đâu”.
Mất khá nhiều thời gian sau đó, và phải nhờ đến động viên của một cán bộ Đồn Biên phòng 673, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, Kon Tum, già làng A Rap mới đồng ý dẫn đường với điều kiện chỉ đến bìa rừng thôi chứ không vào.
Nghĩa địa treo của làng Vai Trang là một khu rừng chỉ cách làng chừng 600 m, nhưng không có người nào dám đặt chân đến đó, duy chỉ có già làng A Rap "dám" đến một, hai lần cùng với một số cán bộ.
Vừa bước vào khu rừng, chúng tôi đã nhìn thấy một vài ngôi mộ được xây bằng gạch đá, xi măng. Mặc dù đã từ lâu không có người chết được mang vào đây, nhưng có lẽ, do tâm lý mà tôi có cảm giác lành lạnh, liêu trai, và hình như quanh đây đang bốc mùi.
Để đi qua được những ngôi mộ này, chúng tôi phải vạch cây, phải luồn và tránh những cây nứa, dây dại mới vào sâu được bên trong. Đó là những ngôi mộ được chôn dưới lòng đất, không có bờ xây, bị lá cây phủ kín chỉ được đánh dấu bằng một chiếc ghè rượu đặt bên cạnh.
Lúc này là buổi trưa, những cơn gió thoảng nhẹ trong rừng sâu yên tĩnh, cho người ta cảm giác bất an và lo sợ. Chúng tôi nhẹ nhàng bước từng bước qua những tiếng kêu rộp roạp của lá cây rừng để vào trong mà không phải dẫm lên thi hài của người đã khuất.
Đi sâu vào khoảng 20 m nữa, những chiếc quan tài treo dần dần lộ ra trước mặt chúng tôi. Cái thì nằm lẻ loi, đầu chúc xuống đất vì cọc treo đã mục gãy. Có chỗ thì hai chiếc quan tài đặt song song cạnh nhau. Khắp nơi, cứ cách vài mét lại thấy xuất hiện những chiếc quan tài treo lủng lẳng.
"Vợ chồng thì được treo cạnh nhau, vợ bên trái còn chồng bên phải. Cháu chắt sẽ được đặt dưới hòm của ông bà, con cái thì treo xung quanh", tôi nhớ lại lời già làng kể.
Những chiếc quan tài này được làm bằng gỗ, thiếc hoặc tôn. Người dân ở đây thường lấy vỏ bom bi hoặc thùng xăng gò hàn thành những chiếc quan tài rất đẹp và chắc chắn cho người chết. Xung quanh các cỗ quan tài này treo ngổn ngang nào chăn, màn, chén, bát và đầy đủ những vật dụng sinh hoạt khác của con người, đây chính là phần của cải mà người còn sống chia cho người đã chết.
Người Giẻ Triêng có quan niệm chết là sang một thế giới khác, nên vẫn cần con trâu, con bò để cày, vì thế họ gửi trâu, gửi bò cho người chết để họ có cái mà làm ăn sinh sống!
Người còn sống còn rất lo lắng cho người chết phải "sống" một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, không có dụng cụ sinh hoạt và mưu sinh nên họ đã chia rất nhiều của cải cho người người chết mang theo.
Thiêng táng có từ bao giờ?
Hầu hết những người lớn tuổi mà chúng tôi có dịp tiếp cận đều trả lời phong tục này đã có từ lâu lắm rồi, không biết từ thời nào, đời nào. Chỉ biết rằng, các thế hệ người Giẻ Triêng sinh ra và lớn lên trong buôn làng đã thấy tập tục này có rồi.
Duy chỉ có già làng A Rap có cách lý giải về tập tục táng treo của dân tộc mình. Khi tôi đặt vấn đề về tục chôn người kỳ lạ của dân tộc Giẻ Triêng, già làng A Ráp vẫn ngồi trầm ngâm như một một pho tượng đặt vững chãi giữa nhà rông của các tộc người Tây Nguyên.
Một hồi lâu sau, già làng bắt đầu kể cho tôi nghe một truyền thuyến. Ngày đó, có hai anh em người Giẻ Triêng rất khôi ngô, tuấn tú và thông minh nhất buôn làng.
Thế nhưng, cuộc đời cả hai sớm gặp bất hạnh khi cha mẹ lần lượt qua đời. Hai anh em phải đi làm thuê mọi công việc để có gạo, bắp sống qua ngày. Đến tuổi trưởng thành, vốn bản tính thông minh và bản lĩnh hơn người, hai anh em quyết chí làm ăn để trở thành những người tù trưởng giàu có nhất buôn làng.
Người anh tạm biệt em ra đi theo hướng biên giới làm nghề buôn bán tận bên Lào. Người em ở nhà chăm chỉ cuốc nương tỉa bắp, gieo lúa, vào rừng săn thú về thuần phục. Chẳng mấy chốc, cả hai anh em đều trở nên giàu có, tiếng tăm lừng lẫy khắp các làng gần xa khiến cộng đồng phải nể phục.
Để xem ai giàu hơn ai, một hôm người anh đưa ra đề nghị thi làm nhà mà tường phải bọc bằng da trâu, nếu ai bọc được nhiều thì người đó giàu hơn, sẽ là người chiến thắng.
Đến hẹn, người anh cậy mình có nhiều trâu nên hùng hổ giết thịt và cắt từng mảng da trâu lớn treo đầy vào cây lồ ô đã được dựng sẵn. Người em chỉ giết một con trâu, khéo léo dùng dao lột mỏng da, kéo căng da để phủ lên được nhiều hơn.
Nhờ biết cách căng miếng da trâu mà người em đã giành chiến thắng. Người anh thua cuộc trong tức giận nên sau đó dẫn một nửa dân làng đến vùng biên giới Việt – Lào ngày nay lập làng, buôn bán và nhanh chóng trở nên giàu có.
Thế nhưng, chẳng bao lâu, làng bị một bộ tộc hung dữ ập tới cướp bóc, giết sạch không còn một ai. Những người đi theo người em tìm đến một con suối có nhiều lau lách thì dừng lại lập nên làng Vai Trang ngày nay.
Từ đó về sau, làng Vai Trang lấy trồng trọt và chăn nuôi làm nghề chính, sống đoàn kết, yêu thương, hòa thuận với các dân làng khác trong vùng.
Nhớ công ơn người thủ lĩnh đức độ, tài cao, hết mực thương yêu, giúp đỡ người nghèo nên khi người em qua đời, dân làng khóc lóc thảm thiết suốt nhiều ngày liền mà không ai nỡ chôn thủ lĩnh của mình xuống đất.
Họ đã nghĩ ra cách treo chiếc quan tài lên cây để không thú rừng nào có thể ăn thịt được, khi nhớ thì có thể ra đó thăm viếng. Và họ tin rằng, làm như vậy linh hồn của người thủ lĩnh sẽ bảo vệ, che chở cho dân làng.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, sau này những gia đình giàu có, quyền lực và nhiều địa vị trong cộng đồng khi có người qua đời đều đặt người chết vào quan tài rồi đem vào khu rừng rậm rạp để treo trên cây hoặc treo trên bốn cọc gỗ được đóng chắc chắn xuống đất.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Lạnh sống lưng
Để tìm lời giải cho phong tục "thiên táng" đầy bí ẩn này, chúng tôi tìm về làng Vai Trang (xã Đắk Long, Đắk Lei, tỉnh Kon Tum) trong một buổi chiều tà, Tây Nguyên đang giữa mùa khô, những con đường đất đỏ tung bụi mịt mù.
Đã có một chút “kinh nghiệm” tiếp xúc với bà con dân tộc thiểu số trong những ngày ở Tây Nguyên nên tôi hỏi thăm đến ngay nhà Già làng.
Đã hơn 90 tuổi, nhưng già làng A Rap vẫn còn khỏe mạnh, đôi mắt tinh anh, xởi lởi, dễ gần. Nhưng sau khi nghe chúng tôi giới thiệu và trình bày lý do, già làng xua tay: “Không, không, tao chỉ đường thôi chứ không vào đâu”.
Mất khá nhiều thời gian sau đó, và phải nhờ đến động viên của một cán bộ Đồn Biên phòng 673, xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, Kon Tum, già làng A Rap mới đồng ý dẫn đường với điều kiện chỉ đến bìa rừng thôi chứ không vào.
|
Quan tài đặt trên 4 cọc gỗ cao ngang bụng người |
Hoặc nằm ngay trên mặt đất |
Vừa bước vào khu rừng, chúng tôi đã nhìn thấy một vài ngôi mộ được xây bằng gạch đá, xi măng. Mặc dù đã từ lâu không có người chết được mang vào đây, nhưng có lẽ, do tâm lý mà tôi có cảm giác lành lạnh, liêu trai, và hình như quanh đây đang bốc mùi.
Để đi qua được những ngôi mộ này, chúng tôi phải vạch cây, phải luồn và tránh những cây nứa, dây dại mới vào sâu được bên trong. Đó là những ngôi mộ được chôn dưới lòng đất, không có bờ xây, bị lá cây phủ kín chỉ được đánh dấu bằng một chiếc ghè rượu đặt bên cạnh.
Lúc này là buổi trưa, những cơn gió thoảng nhẹ trong rừng sâu yên tĩnh, cho người ta cảm giác bất an và lo sợ. Chúng tôi nhẹ nhàng bước từng bước qua những tiếng kêu rộp roạp của lá cây rừng để vào trong mà không phải dẫm lên thi hài của người đã khuất.
Đi sâu vào khoảng 20 m nữa, những chiếc quan tài treo dần dần lộ ra trước mặt chúng tôi. Cái thì nằm lẻ loi, đầu chúc xuống đất vì cọc treo đã mục gãy. Có chỗ thì hai chiếc quan tài đặt song song cạnh nhau. Khắp nơi, cứ cách vài mét lại thấy xuất hiện những chiếc quan tài treo lủng lẳng.
"Vợ chồng thì được treo cạnh nhau, vợ bên trái còn chồng bên phải. Cháu chắt sẽ được đặt dưới hòm của ông bà, con cái thì treo xung quanh", tôi nhớ lại lời già làng kể.
Những chiếc quan tài này được làm bằng gỗ, thiếc hoặc tôn. Người dân ở đây thường lấy vỏ bom bi hoặc thùng xăng gò hàn thành những chiếc quan tài rất đẹp và chắc chắn cho người chết. Xung quanh các cỗ quan tài này treo ngổn ngang nào chăn, màn, chén, bát và đầy đủ những vật dụng sinh hoạt khác của con người, đây chính là phần của cải mà người còn sống chia cho người đã chết.
Người Giẻ Triêng có quan niệm chết là sang một thế giới khác, nên vẫn cần con trâu, con bò để cày, vì thế họ gửi trâu, gửi bò cho người chết để họ có cái mà làm ăn sinh sống!
Người còn sống còn rất lo lắng cho người chết phải "sống" một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, không có dụng cụ sinh hoạt và mưu sinh nên họ đã chia rất nhiều của cải cho người người chết mang theo.
Thiêng táng có từ bao giờ?
Hầu hết những người lớn tuổi mà chúng tôi có dịp tiếp cận đều trả lời phong tục này đã có từ lâu lắm rồi, không biết từ thời nào, đời nào. Chỉ biết rằng, các thế hệ người Giẻ Triêng sinh ra và lớn lên trong buôn làng đã thấy tập tục này có rồi.
Duy chỉ có già làng A Rap có cách lý giải về tập tục táng treo của dân tộc mình. Khi tôi đặt vấn đề về tục chôn người kỳ lạ của dân tộc Giẻ Triêng, già làng A Ráp vẫn ngồi trầm ngâm như một một pho tượng đặt vững chãi giữa nhà rông của các tộc người Tây Nguyên.
Một hồi lâu sau, già làng bắt đầu kể cho tôi nghe một truyền thuyến. Ngày đó, có hai anh em người Giẻ Triêng rất khôi ngô, tuấn tú và thông minh nhất buôn làng.
|
Người anh tạm biệt em ra đi theo hướng biên giới làm nghề buôn bán tận bên Lào. Người em ở nhà chăm chỉ cuốc nương tỉa bắp, gieo lúa, vào rừng săn thú về thuần phục. Chẳng mấy chốc, cả hai anh em đều trở nên giàu có, tiếng tăm lừng lẫy khắp các làng gần xa khiến cộng đồng phải nể phục.
Để xem ai giàu hơn ai, một hôm người anh đưa ra đề nghị thi làm nhà mà tường phải bọc bằng da trâu, nếu ai bọc được nhiều thì người đó giàu hơn, sẽ là người chiến thắng.
Đến hẹn, người anh cậy mình có nhiều trâu nên hùng hổ giết thịt và cắt từng mảng da trâu lớn treo đầy vào cây lồ ô đã được dựng sẵn. Người em chỉ giết một con trâu, khéo léo dùng dao lột mỏng da, kéo căng da để phủ lên được nhiều hơn.
Nhờ biết cách căng miếng da trâu mà người em đã giành chiến thắng. Người anh thua cuộc trong tức giận nên sau đó dẫn một nửa dân làng đến vùng biên giới Việt – Lào ngày nay lập làng, buôn bán và nhanh chóng trở nên giàu có.
Thế nhưng, chẳng bao lâu, làng bị một bộ tộc hung dữ ập tới cướp bóc, giết sạch không còn một ai. Những người đi theo người em tìm đến một con suối có nhiều lau lách thì dừng lại lập nên làng Vai Trang ngày nay.
Từ đó về sau, làng Vai Trang lấy trồng trọt và chăn nuôi làm nghề chính, sống đoàn kết, yêu thương, hòa thuận với các dân làng khác trong vùng.
Nhớ công ơn người thủ lĩnh đức độ, tài cao, hết mực thương yêu, giúp đỡ người nghèo nên khi người em qua đời, dân làng khóc lóc thảm thiết suốt nhiều ngày liền mà không ai nỡ chôn thủ lĩnh của mình xuống đất.
Họ đã nghĩ ra cách treo chiếc quan tài lên cây để không thú rừng nào có thể ăn thịt được, khi nhớ thì có thể ra đó thăm viếng. Và họ tin rằng, làm như vậy linh hồn của người thủ lĩnh sẽ bảo vệ, che chở cho dân làng.
Xuất phát từ tín ngưỡng đó, sau này những gia đình giàu có, quyền lực và nhiều địa vị trong cộng đồng khi có người qua đời đều đặt người chết vào quan tài rồi đem vào khu rừng rậm rạp để treo trên cây hoặc treo trên bốn cọc gỗ được đóng chắc chắn xuống đất.
"Từ sau năm 1975 đến nay, hủ tục “thiên táng” ngày càng giảm. Đến nay thì gần như không còn nữa. Chúng tôi đã kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con chôn người chết dưới đất và không nên làm thịt trâu bò tràn lan mỗi khi có người chết. Nhưng với người Giẻ Triêng, tục “thiên táng” vẫn là một sự linh thiêng, kỳ bí và ẩn chứa nhiều nỗi niềm thuộc về tâm linh", thiếu tá Lê Văn Hội, Đồn Biên phòng 673, Đắk Long. |
Theo Nông nghiệp Việt Nam