Liên quan đến đường dây bán visa sang Mỹ của Michael Sestak, nhiều đồng phạm là Việt kiều đã được xác định.
Trong đường dây bán visa sang Mỹ của cựu trưởng phòng visa không di dân thuộc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP.HCM Michael Sestak, đồng phạm số 1 được coi là nhân vật chủ động gây dựng mối quan hệ với Sestak và là người điều phối giúp tìm khách hàng cho Sestak.
Cáo trạng do Cơ quan mật vụ thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS) điều tra nhắc đến ba số IP có vấn đề. Một trong ba số IP này (của FPT và có đuôi 37.10) được điều tra viên xác định chính là văn phòng của đồng phạm số 1, người có quốc tịch Mỹ và là tổng giám đốc một công ty đa quốc gia tại TP.HCM.
Anh em Võ Tăng Bình - Hồng Võ có liên quan trong đường dây bán visa sang Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM.
Lộ diện đồng phạm số 1
Dựa trên số IP tĩnh này, Tuổi Trẻ xác minh được đây chính là địa chỉ của Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Santa có trụ sở tại tòa nhà Thiên Sơn số 5 (tầng 8), đường Nguyễn Gia Thiều, quận 3, TP.HCM. Công ty có ba cổ đông sáng lập, trong đó ông Võ Tăng Bình (sinh ngày 4.2.1974) quốc tịch Mỹ (gốc Việt) làm giám đốc (hai cổ đông còn lại là người Trung Quốc).
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cấp, ông Bình đăng ký thường trú tại 5320 W.Princeton Dr, Denver, CO 80235 (Mỹ). Hiện ông ngụ tại số 7 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. Thông tin này trùng hợp với thông tin của cáo trạng nói đồng phạm số 1 có địa chỉ đăng ký ở Denver và đây cũng là địa chỉ khi đồng phạm số 1 xin cấp hộ chiếu vào năm 2006 ở Mỹ.
Theo cáo trạng, điều tra viên phát hiện có tổng cộng 425 đơn xin visa (cho 419 cá nhân) được thực hiện từ địa chỉ IP văn phòng của ông Bình và một địa chỉ khác nữa trong khoảng từ ngày 8.3 tới 6.9.2012. Sestak tiến hành phỏng vấn 404 trong tổng số 419 người này và cấp visa cho 386 người. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, Sestak tác động để giúp thêm 22 người có visa.
Ông Bình được xác định là người giúp Sestak giao dịch với công ty địa ốc ở bên Thái Lan. Trong một email ngày 25.10.2012, Sestak nói ông Bình là “đối tác kinh doanh” của ông. Sestak đề cập tới “đối tác kinh doanh” của mình trong vài lá thư với một đại diện của công ty bất động sản Thái Lan và nói rằng đối tác đó hiểu Sestak “muốn bán toàn bộ tài sản ở Việt Nam và đầu tư vào Thái Lan”.
Trong khi tiến hành kiểm tra email của ông Bình, điều tra viên cũng phát hiện danh sách 11 email với các password khác nhau dùng cho các giao dịch và thực hiện khai giúp hồ sơ. Các đồng phạm dùng các email này để nhận thông tin cá nhân từ những người mua visa để tiện cho giao dịch.
Tổng cộng có khoảng 258 đơn xin visa được gửi qua các email. Trong số này, 251 người được Sestak phỏng vấn và cấp visa cho 242 người. Sáu người khác sau đó được các viên chức lãnh sự khác cấp visa mà không cần phỏng vấn. Sestak sau đó còn cấp visa thêm cho hai người từng bị Sestak “từ chối mềm” (từ chối tạm vì thiếu giấy tờ hoặc thiếu một phần phí gì đó).
Nếu dựa trên cáo trạng, có thể thấy ông Bình là chủ mưu của những người đồng phạm còn lại. Đồng phạm số 2 là vợ ông Bình, các đồng phạm còn lại là em ruột hoặc có họ hàng thân thích với ông Võ Tăng Bình.
Lần theo dấu vết...
Từ các thông tin trên, chúng tôi tiếp tục lần tìm dấu vết các đồng phạm, đặc biệt là đồng phạm số 1. Theo điều tra của chúng tôi gần nhất vào tháng 4.2013, Võ Tăng Bình vẫn lấy địa chỉ tại số 7 Sông Thao để được cấp thẻ tạm trú ở VN có giá trị tới năm 2016.
Trụ sở Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Santa trên tầng 8 tòa nhà Thiên Sơn, số 5 Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, TP.HCM do Võ Tăng Bình làm giám đốc.
Nhưng thực tế ông Bình không hề tạm trú tại địa chỉ này từ nhiều năm qua. Ngôi nhà ông Bình khai tạm trú là của vợ chồng ông Lê Xuân Tấn (48 tuổi) và bà Lê Thị Tịnh (46 tuổi). Tối 31.5, bà Lê Thị Tịnh cho biết: “Khoảng năm 2001-2002, ông Võ Tăng Bình có thuê nhà của chúng tôi trong gần một năm... Không hiểu vì sao đã chuyển đi cả chục năm nay, tới giờ ổng còn dùng địa chỉ nhà tôi để đăng ký tạm trú” - bà Tịnh nói.
Trong những ngày qua, chúng tôi đã kiên trì chờ đợi tại tòa nhà Thiên Sơn - nơi Công ty Santa đặt trụ sở - với hi vọng gặp được ông Bình nhưng ông không xuất hiện. Liên lạc với nhân viên của Santa hôm 29.5 thì được biết ông Bình sẽ thôi không làm tổng giám đốc của công ty kể từ tháng 6.
Ngày 31.5, chúng tôi tiếp tục liên lạc qua điện thoại, cô Thụy Ly - người tiếp nhận điện thoại của công ty - cho biết hiện ông Bình đã ra nước ngoài công tác, còn khá lâu mới trở lại VN. Mọi công việc do ông Bình thực hiện trước đây được giao cho bà Anh Võ. Bà này chính là Vo Anh Phuong Tang, hay Tăng Võ Anh Phương, 29 tuổi, có cùng địa chỉ cư trú đăng ký tại 5320 W.Princeton Dr, Denver, CO 80235 (Mỹ) với ông Võ Tăng Bình.
Chức danh của bà Anh Võ trong công ty là tổng quản lý. Nhân viên Công ty Santa, cô Thụy Ly khẳng định công ty cô có làm dịch vụ khai hồ sơ xin visa đi Mỹ (dù công ty không hề đăng ký làm dịch vụ này) và cho biết sẽ báo lại với bà Anh Võ để xin ý kiến, xếp lịch hẹn và trả lời, nhưng chúng tôi không nhận được hồi âm.
Theo điều tra của chúng tôi, tại tất cả cửa khẩu của VN, chưa nơi nào ghi nhận việc ông Bình đã ra nước ngoài. Trong năm 2013, ông Bình đã bốn lần đi, về VN, lần nhập cảnh gần nhất là ngày 7.4.2013 qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tới nay chưa ghi nhận xuất cảnh khỏi VN.
Đồng phạm số 2
Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị Công an TP.HCM cấp thẻ tạm trú dài hạn vào tháng 4-2013, ông Võ Tăng Bình để trống phần sống cùng ai, quan hệ như thế nào.
Trên thực tế, ông Võ Tăng Bình đã tổ chức lễ kết hôn cùng cô Nguyễn Thụy Anh Đào (sinh ngày 17.8.1983, ngụ tại đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận Phú Nhuận) vào cuối năm 2012 tại một khách sạn lớn ở TP.HCM. Tuy nhiên nơi ở của ông Bình, thông tin về cuộc hôn nhân không được công khai trong các trường hợp khai báo giấy tờ liên quan.
Chúng tôi cũng đã tới ngôi nhà trên đường Trương Định, quận 3 - nơi ông Bình ghi là nơi đăng ký tạm trú tại VN trong nhiều hồ sơ, tuy nhiên một thanh niên ở ngôi nhà này khẳng định không có ông Võ Tăng Bình hay Tăng Bình Võ ở đây. Chủ ngôi nhà này hiện cũng đang ở Mỹ.
Theo điều tra của chúng tôi, cô Nguyễn Thụy Anh Đào là công dân VN, thường xuyên xuất nhập cảnh VN qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong năm 2012 và 2013, cô Đào có khoảng 20 lần xuất nhập cảnh VN, những lần xuất nhập cảnh này đều trùng khớp với thời điểm ông Võ Tăng Bình đi, về VN.
Chiều 31.5, chúng tôi trong vai một người đi tìm người giúp làm visa đi Mỹ để vào nhà cô Đào. Người tiếp chúng tôi là một phụ nữ lớn tuổi, bà tự giới thiệu là mẹ của Đào. Khi chúng tôi ngỏ ý tìm ông Bình và cô Đào nhờ làm visa, bà ngay lập tức trả lời: “Nó không làm đâu”.
Khi hỏi thông tin về hai vợ chồng Đào, bà cho biết: “Trước đây em nó cùng chồng cứ vài ngày lại về thăm nhà, gần đây không thấy Đào về nữa. Tôi cũng không biết em nó ở đâu, bao giờ về”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cô Nguyễn Thụy Anh Đào cùng nhập cảnh VN với ông Bình vào ngày 7.4, tới nay chưa có thông tin về việc xuất cảnh chính thức.
Đồng phạm số 3: chuyên gia IT
Cáo trạng hình sự của Hồng Võ mà Tuổi Trẻ tiếp xúc được cho thấy lệnh bắt cô gái 27 tuổi này được ký ngày 7.5, cùng ngày với lệnh bắt Michael Sestak. Trong cáo trạng của Sestak, Hồng Võ chính là nghi phạm số 3 và là em gái của đồng phạm số 1 Võ Tăng Bình. Bạn trai của Hồng Võ chính là đồng phạm số 4 theo cáo trạng.
Vợ chồng Võ Tăng Bình và Nguyễn Thụy Anh Đào - Ảnh: tư liệu
Theo cáo trạng, Hồng Võ cùng anh trai và các đồng phạm khác thông qua “cò” để tìm kiếm những người cần mua visa và quảng cáo là họ quen “luật sư” (thực tế là Michael Sestak) có thể đảm bảo giúp họ lấy visa qua Mỹ.
Qua điều tra của DSS, Hồng Võ chính là người sử dụng IP thông qua VPN của Công ty Black Oak Computers Inc. có địa chỉ ở California. Lần theo địa chỉ này, họ phát hiện Hồng Võ có địa chỉ thường trú ở Denver, cùng địa chỉ với Võ Tăng Bình. Địa chỉ IP này cũng được dùng cho ít nhất 408 đơn xin visa.
Qua những địa chỉ trên mạng của Hồng Võ mà cáo trạng cung cấp, có thể thấy đây là cô gái rất rành về công nghệ thông tin. Trên trang web cá nhân của mình, Hồng Võ miêu tả mình là người “điên cuồng và tham vọng” cũng như giỏi về SEO (tối ưu hóa công cụ search) và thích chạy cự ly dài.
Trong một đoạn chat ngày 16.7.2012, Hồng Võ nói với một người quen rằng chuyện bán visa là “cơ hội duy nhất” và “có thể kiếm được tiền tốt nữa”. Hồng Võ cũng nói nên nhắm tới những người “không thể xin được visa đi Mỹ hoặc muốn đi mà không có cơ hội”. Khi hỏi về giá, cô nói giá khoảng 50.000-70.000 USD.
Theo Tuổi trẻ
Trong đường dây bán visa sang Mỹ của cựu trưởng phòng visa không di dân thuộc Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP.HCM Michael Sestak, đồng phạm số 1 được coi là nhân vật chủ động gây dựng mối quan hệ với Sestak và là người điều phối giúp tìm khách hàng cho Sestak.
Cáo trạng do Cơ quan mật vụ thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ (DSS) điều tra nhắc đến ba số IP có vấn đề. Một trong ba số IP này (của FPT và có đuôi 37.10) được điều tra viên xác định chính là văn phòng của đồng phạm số 1, người có quốc tịch Mỹ và là tổng giám đốc một công ty đa quốc gia tại TP.HCM.
Anh em Võ Tăng Bình - Hồng Võ có liên quan trong đường dây bán visa sang Mỹ tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM.
Lộ diện đồng phạm số 1
Dựa trên số IP tĩnh này, Tuổi Trẻ xác minh được đây chính là địa chỉ của Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Santa có trụ sở tại tòa nhà Thiên Sơn số 5 (tầng 8), đường Nguyễn Gia Thiều, quận 3, TP.HCM. Công ty có ba cổ đông sáng lập, trong đó ông Võ Tăng Bình (sinh ngày 4.2.1974) quốc tịch Mỹ (gốc Việt) làm giám đốc (hai cổ đông còn lại là người Trung Quốc).
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cấp, ông Bình đăng ký thường trú tại 5320 W.Princeton Dr, Denver, CO 80235 (Mỹ). Hiện ông ngụ tại số 7 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM. Thông tin này trùng hợp với thông tin của cáo trạng nói đồng phạm số 1 có địa chỉ đăng ký ở Denver và đây cũng là địa chỉ khi đồng phạm số 1 xin cấp hộ chiếu vào năm 2006 ở Mỹ.
Theo cáo trạng, điều tra viên phát hiện có tổng cộng 425 đơn xin visa (cho 419 cá nhân) được thực hiện từ địa chỉ IP văn phòng của ông Bình và một địa chỉ khác nữa trong khoảng từ ngày 8.3 tới 6.9.2012. Sestak tiến hành phỏng vấn 404 trong tổng số 419 người này và cấp visa cho 386 người. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau, Sestak tác động để giúp thêm 22 người có visa.
Ông Bình được xác định là người giúp Sestak giao dịch với công ty địa ốc ở bên Thái Lan. Trong một email ngày 25.10.2012, Sestak nói ông Bình là “đối tác kinh doanh” của ông. Sestak đề cập tới “đối tác kinh doanh” của mình trong vài lá thư với một đại diện của công ty bất động sản Thái Lan và nói rằng đối tác đó hiểu Sestak “muốn bán toàn bộ tài sản ở Việt Nam và đầu tư vào Thái Lan”.
Trong khi tiến hành kiểm tra email của ông Bình, điều tra viên cũng phát hiện danh sách 11 email với các password khác nhau dùng cho các giao dịch và thực hiện khai giúp hồ sơ. Các đồng phạm dùng các email này để nhận thông tin cá nhân từ những người mua visa để tiện cho giao dịch.
Tổng cộng có khoảng 258 đơn xin visa được gửi qua các email. Trong số này, 251 người được Sestak phỏng vấn và cấp visa cho 242 người. Sáu người khác sau đó được các viên chức lãnh sự khác cấp visa mà không cần phỏng vấn. Sestak sau đó còn cấp visa thêm cho hai người từng bị Sestak “từ chối mềm” (từ chối tạm vì thiếu giấy tờ hoặc thiếu một phần phí gì đó).
Nếu dựa trên cáo trạng, có thể thấy ông Bình là chủ mưu của những người đồng phạm còn lại. Đồng phạm số 2 là vợ ông Bình, các đồng phạm còn lại là em ruột hoặc có họ hàng thân thích với ông Võ Tăng Bình.
Lần theo dấu vết...
Từ các thông tin trên, chúng tôi tiếp tục lần tìm dấu vết các đồng phạm, đặc biệt là đồng phạm số 1. Theo điều tra của chúng tôi gần nhất vào tháng 4.2013, Võ Tăng Bình vẫn lấy địa chỉ tại số 7 Sông Thao để được cấp thẻ tạm trú ở VN có giá trị tới năm 2016.
Trụ sở Công ty cổ phần giao nhận hàng hóa Santa trên tầng 8 tòa nhà Thiên Sơn, số 5 Nguyễn Gia Thiều, phường 6, quận 3, TP.HCM do Võ Tăng Bình làm giám đốc.
Nhưng thực tế ông Bình không hề tạm trú tại địa chỉ này từ nhiều năm qua. Ngôi nhà ông Bình khai tạm trú là của vợ chồng ông Lê Xuân Tấn (48 tuổi) và bà Lê Thị Tịnh (46 tuổi). Tối 31.5, bà Lê Thị Tịnh cho biết: “Khoảng năm 2001-2002, ông Võ Tăng Bình có thuê nhà của chúng tôi trong gần một năm... Không hiểu vì sao đã chuyển đi cả chục năm nay, tới giờ ổng còn dùng địa chỉ nhà tôi để đăng ký tạm trú” - bà Tịnh nói.
Trong những ngày qua, chúng tôi đã kiên trì chờ đợi tại tòa nhà Thiên Sơn - nơi Công ty Santa đặt trụ sở - với hi vọng gặp được ông Bình nhưng ông không xuất hiện. Liên lạc với nhân viên của Santa hôm 29.5 thì được biết ông Bình sẽ thôi không làm tổng giám đốc của công ty kể từ tháng 6.
Ngày 31.5, chúng tôi tiếp tục liên lạc qua điện thoại, cô Thụy Ly - người tiếp nhận điện thoại của công ty - cho biết hiện ông Bình đã ra nước ngoài công tác, còn khá lâu mới trở lại VN. Mọi công việc do ông Bình thực hiện trước đây được giao cho bà Anh Võ. Bà này chính là Vo Anh Phuong Tang, hay Tăng Võ Anh Phương, 29 tuổi, có cùng địa chỉ cư trú đăng ký tại 5320 W.Princeton Dr, Denver, CO 80235 (Mỹ) với ông Võ Tăng Bình.
Chức danh của bà Anh Võ trong công ty là tổng quản lý. Nhân viên Công ty Santa, cô Thụy Ly khẳng định công ty cô có làm dịch vụ khai hồ sơ xin visa đi Mỹ (dù công ty không hề đăng ký làm dịch vụ này) và cho biết sẽ báo lại với bà Anh Võ để xin ý kiến, xếp lịch hẹn và trả lời, nhưng chúng tôi không nhận được hồi âm.
Theo điều tra của chúng tôi, tại tất cả cửa khẩu của VN, chưa nơi nào ghi nhận việc ông Bình đã ra nước ngoài. Trong năm 2013, ông Bình đã bốn lần đi, về VN, lần nhập cảnh gần nhất là ngày 7.4.2013 qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tới nay chưa ghi nhận xuất cảnh khỏi VN.
Đồng phạm số 2
Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị Công an TP.HCM cấp thẻ tạm trú dài hạn vào tháng 4-2013, ông Võ Tăng Bình để trống phần sống cùng ai, quan hệ như thế nào.
Trên thực tế, ông Võ Tăng Bình đã tổ chức lễ kết hôn cùng cô Nguyễn Thụy Anh Đào (sinh ngày 17.8.1983, ngụ tại đường Lê Văn Sỹ, phường 14, quận Phú Nhuận) vào cuối năm 2012 tại một khách sạn lớn ở TP.HCM. Tuy nhiên nơi ở của ông Bình, thông tin về cuộc hôn nhân không được công khai trong các trường hợp khai báo giấy tờ liên quan.
Chúng tôi cũng đã tới ngôi nhà trên đường Trương Định, quận 3 - nơi ông Bình ghi là nơi đăng ký tạm trú tại VN trong nhiều hồ sơ, tuy nhiên một thanh niên ở ngôi nhà này khẳng định không có ông Võ Tăng Bình hay Tăng Bình Võ ở đây. Chủ ngôi nhà này hiện cũng đang ở Mỹ.
Theo điều tra của chúng tôi, cô Nguyễn Thụy Anh Đào là công dân VN, thường xuyên xuất nhập cảnh VN qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong năm 2012 và 2013, cô Đào có khoảng 20 lần xuất nhập cảnh VN, những lần xuất nhập cảnh này đều trùng khớp với thời điểm ông Võ Tăng Bình đi, về VN.
Chiều 31.5, chúng tôi trong vai một người đi tìm người giúp làm visa đi Mỹ để vào nhà cô Đào. Người tiếp chúng tôi là một phụ nữ lớn tuổi, bà tự giới thiệu là mẹ của Đào. Khi chúng tôi ngỏ ý tìm ông Bình và cô Đào nhờ làm visa, bà ngay lập tức trả lời: “Nó không làm đâu”.
Khi hỏi thông tin về hai vợ chồng Đào, bà cho biết: “Trước đây em nó cùng chồng cứ vài ngày lại về thăm nhà, gần đây không thấy Đào về nữa. Tôi cũng không biết em nó ở đâu, bao giờ về”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cô Nguyễn Thụy Anh Đào cùng nhập cảnh VN với ông Bình vào ngày 7.4, tới nay chưa có thông tin về việc xuất cảnh chính thức.
Đồng phạm số 3: chuyên gia IT
Cáo trạng hình sự của Hồng Võ mà Tuổi Trẻ tiếp xúc được cho thấy lệnh bắt cô gái 27 tuổi này được ký ngày 7.5, cùng ngày với lệnh bắt Michael Sestak. Trong cáo trạng của Sestak, Hồng Võ chính là nghi phạm số 3 và là em gái của đồng phạm số 1 Võ Tăng Bình. Bạn trai của Hồng Võ chính là đồng phạm số 4 theo cáo trạng.
Vợ chồng Võ Tăng Bình và Nguyễn Thụy Anh Đào - Ảnh: tư liệu
Theo cáo trạng, Hồng Võ cùng anh trai và các đồng phạm khác thông qua “cò” để tìm kiếm những người cần mua visa và quảng cáo là họ quen “luật sư” (thực tế là Michael Sestak) có thể đảm bảo giúp họ lấy visa qua Mỹ.
Qua điều tra của DSS, Hồng Võ chính là người sử dụng IP thông qua VPN của Công ty Black Oak Computers Inc. có địa chỉ ở California. Lần theo địa chỉ này, họ phát hiện Hồng Võ có địa chỉ thường trú ở Denver, cùng địa chỉ với Võ Tăng Bình. Địa chỉ IP này cũng được dùng cho ít nhất 408 đơn xin visa.
Qua những địa chỉ trên mạng của Hồng Võ mà cáo trạng cung cấp, có thể thấy đây là cô gái rất rành về công nghệ thông tin. Trên trang web cá nhân của mình, Hồng Võ miêu tả mình là người “điên cuồng và tham vọng” cũng như giỏi về SEO (tối ưu hóa công cụ search) và thích chạy cự ly dài.
Trong một đoạn chat ngày 16.7.2012, Hồng Võ nói với một người quen rằng chuyện bán visa là “cơ hội duy nhất” và “có thể kiếm được tiền tốt nữa”. Hồng Võ cũng nói nên nhắm tới những người “không thể xin được visa đi Mỹ hoặc muốn đi mà không có cơ hội”. Khi hỏi về giá, cô nói giá khoảng 50.000-70.000 USD.
Tâm sự của một cựu nhân viên phòng visa không di dân Chị H. có thâm niên 14 năm làm việc ở phòng visa không di dân thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM. Chị là một trong số những nhân viên người Việt bị đuổi việc vào tháng 9.2012, thời điểm “sếp” Michael Sestak của chị trở về Mỹ và bị bắt sau đó trong đường dây bán visa qua Mỹ ở TP.HCM. Sau đây là câu chuyện chị H. kể với chúng tôi vào chiều 31.5. Phòng visa không di dân có 15 nhân viên người Việt, chúng tôi cùng làm việc với năm viên chức người Mỹ. Michael Sestak vào phụ trách bộ phận chúng tôi khoảng tháng 8.2010, đó là một người đàn ông tác phong rất quân nhân, có lẽ vì ông ấy xuất thân từ lực lượng hải quân. Ông ấy nói tiếng Việt rất sõi. Trong công việc, ông ấy luôn sử dụng quyền lực của mình khi quyết định cấp visa cho một ai đó và rất cảm tính. Tôi từng chứng kiến một tổng giám đốc cùng một hoa hậu vào tận phòng của Michael Sestak như bạn bè, sau đó họ được cấp visa mà không cần bất kỳ một loại giấy tờ nào cả. Tôi buộc phải báo cáo những băn khoăn về “sếp” mình với bộ phận an ninh của tổng lãnh sự nhưng ở đây im lặng. Mọi thông tin về các mối quan hệ của Michael Sestak với các đương đơn chúng tôi không thể biết, do ông thường xuyên vắng mặt tại văn phòng. Bản thân tôi từng được thưởng 50 USD vì có công tìm ra một số hồ sơ giả mạo học bạ, giấy tờ nhà đất... Thế nhưng trước thời điểm Michael Sestak rời về Mỹ, ai nấy trong chúng tôi đều bị nghi ngờ. Chúng tôi không còn được cấp visa, không còn được xem xét hồ sơ, không được dùng điện thoại di động, làm bất cứ việc gì xong cũng phải ghi lại vào sổ. Chúng tôi đã kiện khi bị cho nghỉ việc không được bồi thường, bảo hiểm gì cả. Chúng tôi đã tố cáo với cơ quan chức năng của VN, nhưng được trả lời vì đây là cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ, họ không giải quyết được gì. Khi Michael Sestak và các đồng phạm bị vạch trần trong đường dây bán visa sang Mỹ, chúng tôi tự hỏi mối nghi ngờ của người Mỹ với chúng tôi trước đây có được giải tỏa và đã đến lúc họ phải trả lại quyền lợi cho chúng tôi hay người Mỹ vẫn tiếp tục bao che nhau? |
Theo Tuổi trẻ