G
Guest
Guest
Ở xóm “còng” Phước Thới (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), bắt còng đêm hầu hết đều là phụ nữ.
Hằng năm, vào thời điểm mùa khô như hiện nay là cao điểm soi còng mưu sinh của họ. Từ khoảng tháng 12 đến tháng 6, còng vào mùa sinh sản, bò ra những bãi sình cạn nước khá nhiều và công việc soi còng bắt đầu từ khoảng 21g-22g kéo dài cho đến sáng.
“Đàn ông rất ít người chịu khó khom lưng cả đêm dài soi còng lắm. Đàn bà như tụi tui tẩn mẩn, lưng dẻo hơn mới kiên trì mò mẫm bờ sông, kiếm ít đồng cho buổi chợ sớm” - chị Phượng, một phụ nữ soi còng, đưa bàn tay dính đầy sình lên trán chỉnh lại cái đèn pin lệch hẳn qua một bên, nói. Toàn thân run lên vì lạnh nhưng chị vẫn nhanh nhẹn trút hết còng từ xô qua túi, cột dây lại, sau đó nhúng bao còng xuống nước cho sạch bùn rồi ném bịch còng lên ghe.
Năm nay mới 24 tuổi nhưng chị Phượng đã có thâm niên trên mười năm đi soi còng đêm. Hơn chục tuổi đầu chị đã theo ghe đến những cánh đồng cách xa làng hàng chục cây số để bắt còng. Đến năm 18 tuổi lấy chồng, kiếp soi còng đêm vẫn gắn chặt với chị. Chị bảo mỗi đêm đi soi còng, phụ nữ phải đi thành nhóm 2-3 người vì giữa đêm tối, nơi đồng không hiu quạnh, lỡ có chuyện gì còn có thể hỗ trợ nhau.
“Nhiều đêm lội bùn mệt lả, bụng đói cồn cào nhưng phải cố bước cho nhanh, cúi rạp người mà nhìn thật kỹ. Hầu như cứ vài ngày là đạp phải gai, bị chảy máu chân, về đau nhức mấy ngày...” - chị Phượng tâm sự.
Để soi được còng, họ phải lội vào những đám ruộng sình ngập tới tận đầu gối, có khi ngập cả nửa người, rồi len lỏi trong những đám cỏ và dừa nước đầy muỗi mòng, vắt. Tính ra mỗi đêm mỗi người phải đi bộ mấy chục cây số, qua 5-7 cánh đồng, đạp trong bùn lầy, chuyện chân giẫm phải gai, gộc cây, rắn cắn xảy ra liên tục. Đó là chưa kể những tai nạn như lật xuồng hay bị dòng nước rạch cuốn trôi. Đến nay người dân xóm “còng” vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại cái chết thương tâm của hai cô gái đi soi còng đêm bị nước cuốn trôi cách đây hơn năm năm.
“Mấy chục năm soi còng lọ mọ, cứ vậy mà lội mà chộp, rồi oằn lưng vác còng về ghe. Niềm vui của tui chỉ là những bao còng...” - bà Tư, một phụ nữ lớn tuổi, nói với giọng buồn buồn. Con cái đều đã có gia đình riêng nhưng cũng đều nghèo khó. Chồng bà thì đau ốm suốt nên thân già đêm đêm vẫn còng lưng trong những ruộng sình mò tìm từng con còng. Mỗi đêm bà soi được nhiều nhất khoảng 4-5kg còng, kiếm được ít tiền lo bữa ăn qua ngày cho hai vợ chồng già và mua thuốc men cho chồng.
“Tui già rồi, mắt mờ, chân lại đau khớp nên chỉ kiếm được chừng ấy thôi. Mỗi ký còng bán được 6.000-7.000 đồng, đủ xoay xở mỗi ngày là đã mừng” - bà bảo vậy.
Gần 2g sáng, những phụ nữ soi còng oằn lưng trở về với những bao còng dính đầy bùn đất trên lưng. Người nào cũng ướt sũng, dính đầy sình, khuôn mặt tím tái vì lạnh. Bước lên chiếc ghe mà họ hùn tiền thuê chở đi soi còng, thay xong quần áo, họ co cụm ngồi lại với nhau cho đỡ lạnh. Chiếc ghe nổ máy chạy về làng. Bán còng xong đã hơn 4g sáng, bình quân mỗi người bán được vài ký còng kiếm được vài chục ngàn đồng.
Cầm những đồng tiền còn vương bùn đất và mùi còng ngai ngái, những nữ “còng đêm” với bàn chân nứt nẻ, chai sần, móng vàng úa vì ngâm bùn lâu ngày lại tất tả trở về nhà lo cho mái ấm của mình.
Theo Ngọc Nga - Tâm Lụa
Hằng năm, vào thời điểm mùa khô như hiện nay là cao điểm soi còng mưu sinh của họ. Từ khoảng tháng 12 đến tháng 6, còng vào mùa sinh sản, bò ra những bãi sình cạn nước khá nhiều và công việc soi còng bắt đầu từ khoảng 21g-22g kéo dài cho đến sáng.
“Đàn ông rất ít người chịu khó khom lưng cả đêm dài soi còng lắm. Đàn bà như tụi tui tẩn mẩn, lưng dẻo hơn mới kiên trì mò mẫm bờ sông, kiếm ít đồng cho buổi chợ sớm” - chị Phượng, một phụ nữ soi còng, đưa bàn tay dính đầy sình lên trán chỉnh lại cái đèn pin lệch hẳn qua một bên, nói. Toàn thân run lên vì lạnh nhưng chị vẫn nhanh nhẹn trút hết còng từ xô qua túi, cột dây lại, sau đó nhúng bao còng xuống nước cho sạch bùn rồi ném bịch còng lên ghe.
Năm nay mới 24 tuổi nhưng chị Phượng đã có thâm niên trên mười năm đi soi còng đêm. Hơn chục tuổi đầu chị đã theo ghe đến những cánh đồng cách xa làng hàng chục cây số để bắt còng. Đến năm 18 tuổi lấy chồng, kiếp soi còng đêm vẫn gắn chặt với chị. Chị bảo mỗi đêm đi soi còng, phụ nữ phải đi thành nhóm 2-3 người vì giữa đêm tối, nơi đồng không hiu quạnh, lỡ có chuyện gì còn có thể hỗ trợ nhau.
“Nhiều đêm lội bùn mệt lả, bụng đói cồn cào nhưng phải cố bước cho nhanh, cúi rạp người mà nhìn thật kỹ. Hầu như cứ vài ngày là đạp phải gai, bị chảy máu chân, về đau nhức mấy ngày...” - chị Phượng tâm sự.
Để soi được còng, họ phải lội vào những đám ruộng sình ngập tới tận đầu gối, có khi ngập cả nửa người, rồi len lỏi trong những đám cỏ và dừa nước đầy muỗi mòng, vắt. Tính ra mỗi đêm mỗi người phải đi bộ mấy chục cây số, qua 5-7 cánh đồng, đạp trong bùn lầy, chuyện chân giẫm phải gai, gộc cây, rắn cắn xảy ra liên tục. Đó là chưa kể những tai nạn như lật xuồng hay bị dòng nước rạch cuốn trôi. Đến nay người dân xóm “còng” vẫn chưa hết bàng hoàng mỗi khi nhớ lại cái chết thương tâm của hai cô gái đi soi còng đêm bị nước cuốn trôi cách đây hơn năm năm.
“Mấy chục năm soi còng lọ mọ, cứ vậy mà lội mà chộp, rồi oằn lưng vác còng về ghe. Niềm vui của tui chỉ là những bao còng...” - bà Tư, một phụ nữ lớn tuổi, nói với giọng buồn buồn. Con cái đều đã có gia đình riêng nhưng cũng đều nghèo khó. Chồng bà thì đau ốm suốt nên thân già đêm đêm vẫn còng lưng trong những ruộng sình mò tìm từng con còng. Mỗi đêm bà soi được nhiều nhất khoảng 4-5kg còng, kiếm được ít tiền lo bữa ăn qua ngày cho hai vợ chồng già và mua thuốc men cho chồng.
“Tui già rồi, mắt mờ, chân lại đau khớp nên chỉ kiếm được chừng ấy thôi. Mỗi ký còng bán được 6.000-7.000 đồng, đủ xoay xở mỗi ngày là đã mừng” - bà bảo vậy.
Gần 2g sáng, những phụ nữ soi còng oằn lưng trở về với những bao còng dính đầy bùn đất trên lưng. Người nào cũng ướt sũng, dính đầy sình, khuôn mặt tím tái vì lạnh. Bước lên chiếc ghe mà họ hùn tiền thuê chở đi soi còng, thay xong quần áo, họ co cụm ngồi lại với nhau cho đỡ lạnh. Chiếc ghe nổ máy chạy về làng. Bán còng xong đã hơn 4g sáng, bình quân mỗi người bán được vài ký còng kiếm được vài chục ngàn đồng.
Cầm những đồng tiền còn vương bùn đất và mùi còng ngai ngái, những nữ “còng đêm” với bàn chân nứt nẻ, chai sần, móng vàng úa vì ngâm bùn lâu ngày lại tất tả trở về nhà lo cho mái ấm của mình.
Theo Ngọc Nga - Tâm Lụa