Lộ diện vị "thần y" có hành tung bí ẩn

Jolie

Member
Nhọc nhằn từ bé theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp, cuộc đời vất vả đã đẩy xô ông đến với heroin. Rồi ông âm thầm “ngập” trong đó gần 4 năm, cho đến một ngày, quay đầu nhìn lại thì 6 đứa em cũng đã nghiện từ lúc nào. Thấy đời “dở” quá, ông vật vã để bỏ thuốc.
Thầy cai tên Tiêu Vĩnh Ngọc (1966), sinh ra và lớn lên ở Cẩm Phả - Quảng Ninh trong một gia đình có 9 anh chị em, ông là con trai thứ năm. Năm 1982 cả nhà ông di cư vào Sài Gòn một thời gian ngắn rồi xuống Kiên Giang làm nghề nổ mìn, khoan đá kiếm sống. Nhưng cái nghề khó khăn dần, không đủ cơm nuôi từng ấy miệng ăn. Ông theo nghề được hơn hai năm (đến năm 1986) thì lên Sông Bé làm vườn xẻ gỗ thuê cho các chủ đồn điền để tự thân nuôi mình.
Cuộc đời lận đận và khổ ải. Được một người quen rủ rê, 2 năm sau ông lại lên Sài Gòn nhập vào băng đảng bảo kê và chứa gái ở Tân Cảng. Mười mấy năm làm cái nghề mạt hạng này đã khiến ông sống không yên, tâm không tĩnh. Bản thân nghiện ngập trong gần 4 năm, cho đến một ngày, quay đầu nhìn lại thì 6 đứa em cũng đã nghiện từ lúc nào. Thấy đời dở quá, ông vật vã bỏ thuốc.
XHThany.jpg
Thầy cai Tiêu Vĩnh Ngọc (áo trắng) ngồi trò chuyện cùng một người coi trại đã từng là "đệ tử" của "nàng tiên nâu" ở Biên Hòa - Đồng Nai.

Những ngày đầu ông cũng tự hành mình ghê gớm. Cảm giác dòi bò trong cơ thể khiến ông đã năm lần bảy lượt định lao đầu vào tường mà chết. Chết không xong, ông quyết tâm sẽ không một lần sờ vào heroin nữa dù cho cảm giác nhớ nhung nàng tiên nâu cứ bám riết lấy tâm trí.
“Tôi phải cai được…tôi phải cai được…!”. Ông cứ lẩm bẩm như thế mà giãy giụa trong vũng mồ hôi túa ra sau cơn vật. Bởi 6 đứa em của ông cũng đang tiều tụy vì thuốc. Cơ thể con người và danh dự của cả gia đình đã bị hủy hoại bởi thứ bột trắng. Ông phải làm gương để rồi còn cai cho lũ em dại dột...
Sau gần 1 năm vật vã, ông đoạn tuyệt với heroin và trở về cai cho người thân. Thử đủ mọi cách, từ khuyên răn, đưa vào trại, cho đến cách ly…nhưng tất cả chỉ là vô vọng. Ước muốn của ông không thắng nổi sự chịu đựng yếu ớt của những đứa em.
Thế nhưng một ngày định mệnh năm 2003, đang ngồi ăn cơm tại bến xe trên Sài Gòn, ông Ngọc nghe được mẩu chuyện ngắn của một người khách Việt Kiều về một viên thuốc cai nghiện có công hiệu giúp người nghiện bớt vật. Tò mò, ông định bụng ăn xong sẽ đến hỏi thăm loại thuốc Tây kỳ diệu đó, nhưng ý định chưa thành thì người đàn ông kia đã vội đi mất. May thay khi ngoảnh lại, người đàn ông kia đã để quên gói thuốc trên bàn ăn.
Có được “thần dược” trong tay, ông vội vã lên đường về quê cai nghiện cho 4 người em. Thuốc ban đầu có vẻ có hiệu nghiệm, nhưng thực tế cơn vật chỉ có thể tạm thời qua đi, cảm giác thèm thuốc, sợ tắm vẫn còn. Sau bao đêm trăn trở, ông đem loại thuốc viên này nghiền nhỏ, pha với nước thành 100 cốc rồi cho những đứa em uống dần để tính toán liều lượng của thuốc. Khi đã nắm bắt được chu kỳ và định mức sử dụng thuốc, ông bắt đầu tìm hiểu các thành phần.
XHThany1.jpg
Sau quá trình tìm hiểu và pha chế, một loại biệt dược nhằm chế ngự con nghiện được ông Ngọc cho ra đời.

Cứ mày mò như thế, ông Ngọc đã chế biến ra được một loại đặc trị cho riêng mình. Ông thầm nhủ sẽ đem loại thuốc này đi khắp Việt Nam để cứu bằng được những người đã từng lầm lỡ mà lao vào nghiện ngập.
Ngày mùng 3 Tết Âm lịch năm 2006 ông trở ra Cẩm Phả, một nơi mà số người nghiện rất đông để thử loại thuốc của ông. Ông tìm thuê một khu nhà cấp 4 xập xệ mở cơ sở cai nghiện. Gọi là cơ sở cho oai chứ thực ra không khác gì khu ở trọ của sinh viên.
Thời gian đầu, ông tự tìm đến những gia đình có người bị nghiện vận động họ cai thử bằng loại thuốc của mình và không lấy tiền. Nhưng không có nhiều người tin tưởng ông. Số khác bị gia đình ép dùng thử thì chưa đầy một ngày đã vội nản chí bỏ về. Thời gian dần qua đi, ông đã thành công với một số con nghiện tự nguyện. Và bài học lớn nhất mà ông rút ra được là thuốc chỉ có thể giúp người nghiện bớt vật vã, tuy nhiên để có hiệu quả tối ưu thì phụ thuộc nhiều vào nỗ lực tự nguyện của người cai. Nói cách khác là: Ý chí phải chiến thắng được sự cám dỗ.
Tiếng lành đồn xa, hàng trăm người từ các tỉnh: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An…tìm để cơ sở của ông. Trước khi đồng ý nhận người cai nghiện, ông quan sát tâm lý của người nghiện và người thân. Nếu người nghiện bị bắt ép đưa đi cai ông sẽ lập tức cho về ngay và không nhận. Lúc đầu ông cai nghiện miễn phí, nhưng về sau ông thu tiền để thuê cơ sở, phục vụ bữa ăn hàng ngày, và để trang trải các chi phí xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường sống xung quanh.
Đến cuối 2008, ông quyết định mở cơ sở thứ hai của mình tại Yên Thủy, Hòa Bình vào giao cho em ruột là Tiêu Thành Long quản lý. Ông chỉ là người cung cấp thuốc nhưng những quy trình về cai nghiện đều phải tuân thủ những nguyên tắc của ông.
XHThany2.jpg
Các khu trại của ông ở các tỉnh thành lúc nào cũng tấp lập người đến xin cai.

Không chỉ những vùng lân cận mà đến cả những nơi xa như Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Huế… cũng đã tìm đến với mong muốn được cai thuốc của vị “thần y” này. Ông Ngọc không nhớ nổi đã cai được cho bao nhiêu người nữa, nhưng mỗi năm ông hạnh phúc biết bao khi nhận được hàng trăm cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe của những người đã từng coi ông là ân nhân.
Giờ đây những cơ sở mà ông cung cấp thuốc đã rải đều khắp đất nước. Điều đặc biệt là người quản lý và phục vụ ở tất cả cơ sở đó đều là những người nghiện đã từng cai bằng thuốc của ông. Bởi theo ông, chỉ có người đã từng nghiện mới hiểu được hết tâm lý của người nghiện.
Không trực tiếp quản lý nhưng ông thường xuyên nắm bắt và chỉ đạo sát sao đến từng cơ sở. Chỉ cần một người làm có biểu hiện sử dụng thuốc hoặc không trung thực ông sẽ cho nghỉ việc ngay.
Trong cuộc hành trình của chúng tôi, danh tiếng thầy cai Tiêu Vĩnh Ngọc đi đâu cũng được chào đón như một vị ân nhân lớn. Ông tiếp xúc và trò truyện với người nghiện như những bạn bè lâu ngày không gặp. Trong pháp đồ điều trị của ông, chỉ 7 ngày là có thể về nhà được nhưng đã có rất nhiều người xin được đóng tiền để ở lại cai dứt điểm.
Ông không muốn nói nhiều về cuộc đời của mình, bởi với ông những gì đã trải qua giống như một cơn ác mộng, Nhiều năm ròng rã ông sống vô ích, đến giờ được làm công việc này, được mọi người quý trọng ông thấy mình như đang trong một giấc mơ. Và ông sẽ cố gắng để ngày càng có nhiều người nghiện sống trong giấc mơ đó.
Có thể nói, để tìm ra vị thuốc cứu người và lấy được lòng tin trong nhân dân ông Ngọc cũng đã trải qua không ít khổ ải. Một trong những nỗi khổ ải ấy là sáng tạo ra công thức thuốc cai nghiện.

Theo VTC.vn





<!--@vbbanners:0@-->
 
Back
Top