[h=2]M nói rằng ký ức của cô được chia làm nhiều gói nhỏ, gói màu trắng dành cho tuổi thơ, gói màu hồng dành cho mối tình đầu, gói màu xám dành cho má mì - bảo kê, gói màu đen cho những vị khách lắm tiền thích gái nhảy…[/h] Còn một gói màu tím được M đặt trang trọng ở một góc trong ký ức của mình, cứu rỗi chị mỗi lần quỵ ngã. M đặt tên nó là: Tình thương.
“Cái nghề này nó bạc lắm, gặp những người xấu ác thì dễ, chứ gặp người tốt thì khó em ạ”. M đăm chiêu nhìn chúng tôi, cái nhìn chiêm nghiệm của một người phụ nữ từng trải.
Những ghi chép của chúng tôi từ đầu tới giờ cũng chỉ toàn là nỗi ám ảnh kinh hoàng và những day dứt về sự lạnh lẽo của con người phủ trùm lên cuộc đời chị.
Có lẽ, nó cũng chỉ là một phần ký ức đau buồn, mất mát mà chị đã phải trải qua. Nhưng nó cũng đủ khiến cho bất cứ ai cũng rùng mình khiếp hãi.
Rồi chúng tôi lại nghĩ, chẳng lẽ đời một người chỉ toàn đi qua nước mắt. Sau phút lặng người đi với mảnh ký ức màu đen dày vò người phụ nữ có đôi mắt buồn thăm thẳm, chúng tôi hỏi chị có gì vui kể không? Chị suy nghĩ một lúc, như đang lật mở chiếc gói đẹp đẽ được cất giữ cẩn thận trong ký ức của mình, mang kể cho chúng tôi nghe.
Vịn vào tình thương mà đứng dậy
“Ngay cả trong vũng bùn đen đúa, nhơ nhuốc của phận gái bán thân bọn chị, cũng có những người tốt lắm. Nhất là khi ai cũng cô độc, và chịu sự khinh miệt của những người xung quanh.
Người ta mua vui, người ta kiếm tiền từ sự cô độc và nhục nhã ấy, nhưng ít ai có thể thông cảm, có thể chia sẻ. Vì thế, bọn chị cứ tự thương lấy nhau em ạ” – M thở dài, xót xa.
Những cô gái làm nghề như M, mỗi người một cảnh, có người do số phận xô đến vấp ngã, có người tự đem thân mình tìm đến hố bùn rồi đẩy mình xuống đấy.
Ai cũng vùng vẫy, đau xót trong những ê chề, nhục nhã, bạc bẽo mà họ đã phải trả giá. Bởi vậy, sau mỗi lần nhớp nhúa trong sự dè bỉu coi thường, trở về nhà, M thấy mình mẩy đau nhừ.
Nằm vật xuống giường rồi thấy bụng réo ùng ục, M mới nhớ ra chưa kịp ăn cả. Cơn đói, cơn mệt làm cô lịm đi. May mà mấy chị em nấu cho bát cháo ăn. Chỉ nắm gạo nấu với thịt hộp, thế mà mồ hôi vã ra, tỉnh người.
Rồi cả khi họ gom góp từng đồng tiền nhầu nát kiếm được sau những đêm kiệt sực của mình đem cho bạn mang về quê chữa bệnh cho mẹ, mua thuốc cho con. Điều đó làm M cảm thấy ở sâu thẳm đâu đó trong mình và cả những người chị em, tình thương vẫn còn sống sót, sau những chai lạnh, va vấp của cuộc đời.
“Đôi lúc, những người chỉ đi qua cuộc đời mình trong thoáng chốc thôi, nhưng cũng để lại những ấm áp trong lòng bọn chị. Có một chú xe ôm hay chờ khách đầu đường rẽ vũ trường, mỗi lần thấy bọn chị say rượu phê thuốc ngật ngưỡng bước ra ngoài, chú lại thương tình chở về tận nhà.
Hôm sau đứa nào nhớ ra gửi tiền chú thì gửi, chú chẳng bao giờ đòi. Chú bảo chú cũng có đứa con gái ngang tuổi chúng mày, nhìn chú thương lắm.
Cũng có cả những vị khách làng chơi tốt bụng. Má mì của bọn chị thì định nghĩa khách tốt là khách cho vũ nữ nhiều tiền. Khách boa nhiều thì bọn chị hay gặp, nhưng đứa nào may mắn lắm thì họa hoằn mới có được ông khách gọi tên với một thái độ cảm thông, thương xót, chứ không phải coi rẻ khinh mạt.
Có người tìm đến bọn chị chỉ để tâm sự, kỳ lạ, hóa ra những người lắm tiền cũng khổ, người đi mua vui cũng khổ, hóa ra đàn ông cũng khổ.
Họ nghe cả những tâm sự của chị. Để chia sẻ, cảm thông. Thường thì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa, nhưng sau mỗi lần như vậy. Thấy mình bớt tủi hơn” - M quệt nước mắt khi nhớ đến những chua chát trong cuộc đời mà cô phải nếm trải.
Dựa lên một cõi vô hình
Điều đau khổ nhất là M không còn khả năng làm mẹ. Ngày biết tin đó, chị ốm mất mấy ngày. M đã từng bị sẩy thai, đã từng uống thuốc lắc, dùng rượu mạnh, ma túy nặng.
Nhưng chị không dám nghĩ rằng mình không bao giờ có thể sinh ra một đứa con nữa. Chị thèm cảm giác mang nặng đẻ đau, cho con bú, mua tã cho con. Đứa con sẽ làm nguôi ngoai đi những nỗi đau của chị. Nó sẽ mang khuôn mặt của chị, vóc dáng của một vị khách nào đó. Thậm chí M sẽ không nhớ nổi bố nó là ai. Nhưng nó là con của chị.
Cuộc sống tước đoạt đi của chị nhiều thứ, và chị giành giật lại chúng trong một cõi vô hình. Chị mang nặng đẻ đau trong tâm tưởng của mình. Nó được hồi sinh từ chính bào thai bị đánh trụy máu hôm nào.
Chị đặt tên cho nó là con. Hàng ngày, chị vẫn dành thời gian để tâm sự với đứa con vô hình bé bỏng đáng thương của mình .
“Không phải chị tâm thần đâu em ạ. Từ nhỏ mẹ chị đã luôn nói, những người sống vẫn liên kết được với người đã khuất, bằng một sợi dây vô hình nào đó.
Chị cũng luôn nằm mơ thấy bà trong những lúc đau đớn nhất tủi nhục nhất của đời mình. Trong giấc mơ, chị thấy bà bế con chị trên tay, khuôn mặt nó đẹp như tiên đồng ấy em ạ”.
Người phụ nữ bất hạnh đang tìm cách vịn vào chính những mất mát tổn thương của mình để mà đứng dậy sống tiếp.
Giấc mơ chị kể làm chúng tôi xót xa. Chúng tôi nghĩ đến bờ biển dài tuổi thơ chị, người mẹ cam chịu trong những lời rủa xả, giọt máu đánh mất, người bưng khay, gái nhảy, gái bán dâm, những ngày tháng vẫy vùng trong tủi nhục…
Ai đó có thể cho rằng đó là sự quả báo, nhưng nó lại là những điều còn sót lại sau cùng trong cuộc đời này, để an ủi chị.
“Cái nghề này nó bạc lắm, gặp những người xấu ác thì dễ, chứ gặp người tốt thì khó em ạ”. M đăm chiêu nhìn chúng tôi, cái nhìn chiêm nghiệm của một người phụ nữ từng trải.
Những ghi chép của chúng tôi từ đầu tới giờ cũng chỉ toàn là nỗi ám ảnh kinh hoàng và những day dứt về sự lạnh lẽo của con người phủ trùm lên cuộc đời chị.
Có lẽ, nó cũng chỉ là một phần ký ức đau buồn, mất mát mà chị đã phải trải qua. Nhưng nó cũng đủ khiến cho bất cứ ai cũng rùng mình khiếp hãi.
Rồi chúng tôi lại nghĩ, chẳng lẽ đời một người chỉ toàn đi qua nước mắt. Sau phút lặng người đi với mảnh ký ức màu đen dày vò người phụ nữ có đôi mắt buồn thăm thẳm, chúng tôi hỏi chị có gì vui kể không? Chị suy nghĩ một lúc, như đang lật mở chiếc gói đẹp đẽ được cất giữ cẩn thận trong ký ức của mình, mang kể cho chúng tôi nghe.
Vịn vào tình thương mà đứng dậy
“Ngay cả trong vũng bùn đen đúa, nhơ nhuốc của phận gái bán thân bọn chị, cũng có những người tốt lắm. Nhất là khi ai cũng cô độc, và chịu sự khinh miệt của những người xung quanh.
Người ta mua vui, người ta kiếm tiền từ sự cô độc và nhục nhã ấy, nhưng ít ai có thể thông cảm, có thể chia sẻ. Vì thế, bọn chị cứ tự thương lấy nhau em ạ” – M thở dài, xót xa.
Những cô gái làm nghề như M, mỗi người một cảnh, có người do số phận xô đến vấp ngã, có người tự đem thân mình tìm đến hố bùn rồi đẩy mình xuống đấy.
Ai cũng vùng vẫy, đau xót trong những ê chề, nhục nhã, bạc bẽo mà họ đã phải trả giá. Bởi vậy, sau mỗi lần nhớp nhúa trong sự dè bỉu coi thường, trở về nhà, M thấy mình mẩy đau nhừ.
Nằm vật xuống giường rồi thấy bụng réo ùng ục, M mới nhớ ra chưa kịp ăn cả. Cơn đói, cơn mệt làm cô lịm đi. May mà mấy chị em nấu cho bát cháo ăn. Chỉ nắm gạo nấu với thịt hộp, thế mà mồ hôi vã ra, tỉnh người.
Rồi cả khi họ gom góp từng đồng tiền nhầu nát kiếm được sau những đêm kiệt sực của mình đem cho bạn mang về quê chữa bệnh cho mẹ, mua thuốc cho con. Điều đó làm M cảm thấy ở sâu thẳm đâu đó trong mình và cả những người chị em, tình thương vẫn còn sống sót, sau những chai lạnh, va vấp của cuộc đời.
“Đôi lúc, những người chỉ đi qua cuộc đời mình trong thoáng chốc thôi, nhưng cũng để lại những ấm áp trong lòng bọn chị. Có một chú xe ôm hay chờ khách đầu đường rẽ vũ trường, mỗi lần thấy bọn chị say rượu phê thuốc ngật ngưỡng bước ra ngoài, chú lại thương tình chở về tận nhà.
Hôm sau đứa nào nhớ ra gửi tiền chú thì gửi, chú chẳng bao giờ đòi. Chú bảo chú cũng có đứa con gái ngang tuổi chúng mày, nhìn chú thương lắm.
Cũng có cả những vị khách làng chơi tốt bụng. Má mì của bọn chị thì định nghĩa khách tốt là khách cho vũ nữ nhiều tiền. Khách boa nhiều thì bọn chị hay gặp, nhưng đứa nào may mắn lắm thì họa hoằn mới có được ông khách gọi tên với một thái độ cảm thông, thương xót, chứ không phải coi rẻ khinh mạt.
Có người tìm đến bọn chị chỉ để tâm sự, kỳ lạ, hóa ra những người lắm tiền cũng khổ, người đi mua vui cũng khổ, hóa ra đàn ông cũng khổ.
Họ nghe cả những tâm sự của chị. Để chia sẻ, cảm thông. Thường thì chẳng bao giờ gặp lại họ nữa, nhưng sau mỗi lần như vậy. Thấy mình bớt tủi hơn” - M quệt nước mắt khi nhớ đến những chua chát trong cuộc đời mà cô phải nếm trải.
Dựa lên một cõi vô hình
Điều đau khổ nhất là M không còn khả năng làm mẹ. Ngày biết tin đó, chị ốm mất mấy ngày. M đã từng bị sẩy thai, đã từng uống thuốc lắc, dùng rượu mạnh, ma túy nặng.
Nhưng chị không dám nghĩ rằng mình không bao giờ có thể sinh ra một đứa con nữa. Chị thèm cảm giác mang nặng đẻ đau, cho con bú, mua tã cho con. Đứa con sẽ làm nguôi ngoai đi những nỗi đau của chị. Nó sẽ mang khuôn mặt của chị, vóc dáng của một vị khách nào đó. Thậm chí M sẽ không nhớ nổi bố nó là ai. Nhưng nó là con của chị.
Cuộc sống tước đoạt đi của chị nhiều thứ, và chị giành giật lại chúng trong một cõi vô hình. Chị mang nặng đẻ đau trong tâm tưởng của mình. Nó được hồi sinh từ chính bào thai bị đánh trụy máu hôm nào.
Chị đặt tên cho nó là con. Hàng ngày, chị vẫn dành thời gian để tâm sự với đứa con vô hình bé bỏng đáng thương của mình .
“Không phải chị tâm thần đâu em ạ. Từ nhỏ mẹ chị đã luôn nói, những người sống vẫn liên kết được với người đã khuất, bằng một sợi dây vô hình nào đó.
Chị cũng luôn nằm mơ thấy bà trong những lúc đau đớn nhất tủi nhục nhất của đời mình. Trong giấc mơ, chị thấy bà bế con chị trên tay, khuôn mặt nó đẹp như tiên đồng ấy em ạ”.
Người phụ nữ bất hạnh đang tìm cách vịn vào chính những mất mát tổn thương của mình để mà đứng dậy sống tiếp.
Giấc mơ chị kể làm chúng tôi xót xa. Chúng tôi nghĩ đến bờ biển dài tuổi thơ chị, người mẹ cam chịu trong những lời rủa xả, giọt máu đánh mất, người bưng khay, gái nhảy, gái bán dâm, những ngày tháng vẫy vùng trong tủi nhục…
Ai đó có thể cho rằng đó là sự quả báo, nhưng nó lại là những điều còn sót lại sau cùng trong cuộc đời này, để an ủi chị.