T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya.
Hội đồng Bảo an LHQ vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya, cùng "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân.
Tại New York, 15 thành viên thường trực và không thường trực của HĐBA bỏ phiếu với tỷ lệ 10-0. Năm nước vắng mặt.
Trong những ngày gần đây lực lượng trung thành với Đại tá Muammar Gaddafi đã lấy lại một số thị trấn - vốn do phiến quân chiếm giữ trong cuộc nổi dậy.
Tại Benghazi, thành trì của phong trào chống Gaddafi, phiến quân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết của LHQ. Tuy nhiên một phát ngôn nhân cho chính phủ Libya gọi đây là hành động "xâm lược".
Lực lượng trung thành với chính phủ hiện đang tiến sát đến Benghazi, thành phố có một triệu dân, phía đông Libya.
'Người Libya giết nhau'
Các bản tin trước đó nói rằng một khi LHQ thông qua nghị quyết, sau vài tiếng đồng hồ, không quân của Anh và Pháp có thể bắt đầu không tập các mục tiêu của quân trung thành với Đại tá Gaddafi.
Benghazi tỏ ý vui mừng trước nghị quyết vừa được thông qua tại LHQ.
Chưa hẳn không quân Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các vụ không tập ban đầu, tuy nhiên quân Anh và Pháp sẽ nhận được hậu thuẫn từ một số đồng minh Ả Rập.
Anh, Pháp và Lebanon đề nghị thông qua nghị quyết 1973 tại Hội đồng Bản an, và họ nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ.
Nga và Trung Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Thay vì dùng quyền phủ quyết để vô hiệu hóa nghị quyết. Hai nước này thường chống lại việc can thiệp quân sự, lo ngại chúng có thể tạo ra tiền lệ.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, người giới thiệu nghị quyết cho nghị trường, nói: "Trong các tuần qua, quân trung thành với Đại tá Gaddafi đã tấn công và bắn giết người dân của chính họ.
"Chúng ta không thể để cho nhóm hiếu chiến làm hành động như vậy. Chúng ta không thể bỏ rơi các thường dân."
Ông Alian Jupe nói thêm, "chúng ta không nên xuất hiện (tại Libya) quá trễ."
Bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ nói: "Nghị quyết này sẽ đánh đi một thông điệp mạnh tới Đại tá Gaddafi và chế độ của ông rằng, cần chấm dứt bạo lực, chấm dứt bắn giết, người dân Libya cần được bảo vệ. Họ cần được trao cơ hội bày tỏ tự do các ý kiến của họ.
Đại sứ Anh tại LHQ, Sir Mark Lyall Grant, nói: "Cộng đồng quốc tế cùng lên án hành động của chính quyền Gaddafi, đòi chính phủ chấm dứt mọi bạo lực đối với người dân." Ông nói thêm Anh Quốc sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết của LHQ.
Tại Benghazi, thành trì của phiến quân người dân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết vừa được thông qua tại LHQ. Người ta nghe thấy súng nổ, tiếng hò reo, hoan nghênh việc hình thành vùng cấm bay.
Tuy nhiên thứ Trưởng ngoại giao Libya, Khaled Kaaim nói, nghị quyết của LHQ chẳng khác gì "lời kêu gọi người Libya bắn giết lẫn nhau", theo tin đưa của hãng AFP.
Theo BBC Vietnamese
Hội đồng Bảo an LHQ vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay tại Libya, cùng "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân.
Tại New York, 15 thành viên thường trực và không thường trực của HĐBA bỏ phiếu với tỷ lệ 10-0. Năm nước vắng mặt.
Trong những ngày gần đây lực lượng trung thành với Đại tá Muammar Gaddafi đã lấy lại một số thị trấn - vốn do phiến quân chiếm giữ trong cuộc nổi dậy.
Tại Benghazi, thành trì của phong trào chống Gaddafi, phiến quân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết của LHQ. Tuy nhiên một phát ngôn nhân cho chính phủ Libya gọi đây là hành động "xâm lược".
Lực lượng trung thành với chính phủ hiện đang tiến sát đến Benghazi, thành phố có một triệu dân, phía đông Libya.
'Người Libya giết nhau'
Các bản tin trước đó nói rằng một khi LHQ thông qua nghị quyết, sau vài tiếng đồng hồ, không quân của Anh và Pháp có thể bắt đầu không tập các mục tiêu của quân trung thành với Đại tá Gaddafi.
Chưa hẳn không quân Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các vụ không tập ban đầu, tuy nhiên quân Anh và Pháp sẽ nhận được hậu thuẫn từ một số đồng minh Ả Rập.
Anh, Pháp và Lebanon đề nghị thông qua nghị quyết 1973 tại Hội đồng Bản an, và họ nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ.
Nga và Trung Quốc vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu. Thay vì dùng quyền phủ quyết để vô hiệu hóa nghị quyết. Hai nước này thường chống lại việc can thiệp quân sự, lo ngại chúng có thể tạo ra tiền lệ.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe, người giới thiệu nghị quyết cho nghị trường, nói: "Trong các tuần qua, quân trung thành với Đại tá Gaddafi đã tấn công và bắn giết người dân của chính họ.
"Chúng ta không thể để cho nhóm hiếu chiến làm hành động như vậy. Chúng ta không thể bỏ rơi các thường dân."
Ông Alian Jupe nói thêm, "chúng ta không nên xuất hiện (tại Libya) quá trễ."
Bà Susan Rice, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ nói: "Nghị quyết này sẽ đánh đi một thông điệp mạnh tới Đại tá Gaddafi và chế độ của ông rằng, cần chấm dứt bạo lực, chấm dứt bắn giết, người dân Libya cần được bảo vệ. Họ cần được trao cơ hội bày tỏ tự do các ý kiến của họ.
Đại sứ Anh tại LHQ, Sir Mark Lyall Grant, nói: "Cộng đồng quốc tế cùng lên án hành động của chính quyền Gaddafi, đòi chính phủ chấm dứt mọi bạo lực đối với người dân." Ông nói thêm Anh Quốc sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong việc thực hiện nghị quyết của LHQ.
Tại Benghazi, thành trì của phiến quân người dân tỏ ý vui mừng trước nghị quyết vừa được thông qua tại LHQ. Người ta nghe thấy súng nổ, tiếng hò reo, hoan nghênh việc hình thành vùng cấm bay.
Tuy nhiên thứ Trưởng ngoại giao Libya, Khaled Kaaim nói, nghị quyết của LHQ chẳng khác gì "lời kêu gọi người Libya bắn giết lẫn nhau", theo tin đưa của hãng AFP.
Theo BBC Vietnamese