T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Cảnh hỗn loạn tại biên giới Libya-Tunisia mà LHQ gọi là 'khủng hoảng nhân đạo'.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện di tản nhân đạo quy mô lớn đối với những người đang mắc kẹt tại biên giới Libya-Tunisia.
LHQ cho hay tình hình vùng biên giới đang ở điểm "khủng hoảng".
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói mạng sống của hàng ngàn người đang bị đe dọa. Kể từ khi bất ổn xảy ra tại Libya, khoảng 75.000 người đã chạy sang Tunisia. Hiện có khoảng 40.000 người đang đợi tại vùng biên giới để thoát khỏi Libya.
LHQ vừa bỏ phiếu ngưng tư cách hội viên của Libya tại Hội đồng Nhân quyền.
Trong khi đó lãnh tụ đang chịu nhiều sức ép của Libya, Đại tá Muammar Gaddafi bác bỏ kêu gọi từ chức.
Ông Gaddafi không tin rằng đang có bất ổn tại Libya. Quân lính trung thành với lãnh tụ Libya đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát tại các tỉnh phía Đông.
Trong khi lực lượng phản đối ông Gaddafi giành thêm được một số tỉnh ở phía Tây.
'Thông điệp mạnh'
Cao Ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR) cùng Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) kêu gọi chính phủ các nước thực hiện "cuộc di tản quy mô lớn nhằm đưa hàng chục ngàn người Ai Cập và công dân nước khác ra khỏi Libya."
Nhiều ngàn công nhân từ Việt Nam, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan hiện đang bị kẹt tại vùng biên giới.
Hai tổ chức chuyên về trợ giúp nhân đạo của LHQ kêu gọi chính phủ các nước điều hàng cứu trợ, phi cơ, tàu biển, các chuyên gia am hiểu tình hình đến vùng biên giới giúp đưa công dân về nước.
"Tình hình đông đúc, quá tải tại vùng biên giới giữa Libya và Tunisia đang mỗi ngày một tồi thêm. Giải tỏa bớt người khỏi vùng biên giới là điều cần thiết," UNHCR nói.
Trưởng phái bộ của IOM tại Tunisia, Marc Petzold nói: "Vùng biên giới không có đủ cơ sở hậu cần để chứa lượng người khổng lồ. Nhu cầu giải tỏa người ăn chực nằm chờ tại vùng này đang trở nên vô cùng cấp bách."
Kể từ 19/2, thời điểm bạo lực xảy ra tại Libya, hơn 75.000 người đã tới Tunisia. Hầu hết là người Ai Cập. Khoảng 70.000 người khác rời Libya qua biên giới với Ai Cập ở phía Đông.
Thứ Ba 1/3 lính gác biên giới của Tunisia phải bắn chỉ thiên để kiềm chế đám đông.
Khoảng 40.000 người hiện đang bị kẹt tại biên giới giữa Libya-Tunisia.
TTK Liên Hiệp Quốc Ban ki-moon nói: "Chúng ta cần có hành động cụ thể trên thực địa để cung cấp trợ giúp y tế và nhân đạo. Thời gian bây giờ rất quan trọng. Hàng ngàn tính mạng đang bị ảnh hưởng."
Theo ông Ban, cần nhất hiện giờ là nước uống, lều trại, nơi vệ sinh, thực phẩm. Cạnh đó là nỗ lực của các nước di chuyển nhanh công dân ra khỏi vùng biên giới.
Ông Ban cho rằng cho đến nay, tin tức nói khoảng 1.000 người chết tại Libya trong các đợt bạo động.
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới, Josette Sheeran cho đài BBC hay, thực phẩm đang được chuyển đến vùng biên giới bằng đường bộ, đường hàng không và tàu biển, tuy nhiên số lượng "vô cùng hạn chế".
Phái viên BBC, Jim Muir, người có mặt tại biên giới giữa Libya và Tunisia cho hay hàng ngàn người hiện đang đợi chờ một cách tuyệt vọng để thoát khỏi Libya. Một số người bị đám đông đè bẹp, nhiều người mệt mỏi và thất vọng đến cùng cực.
Cạnh đó lý do để ngưng quyền hội viên của Libya từ Hội đồng Nhân quyền LHQ, theo phái viên BBC, là Libya đã vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống.
Thành viên của Hội đồng đã thông qua quyết định với sự đồng thuận cao.
Theo BBC Vietnamese
Liên Hiệp Quốc kêu gọi thực hiện di tản nhân đạo quy mô lớn đối với những người đang mắc kẹt tại biên giới Libya-Tunisia.
LHQ cho hay tình hình vùng biên giới đang ở điểm "khủng hoảng".
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói mạng sống của hàng ngàn người đang bị đe dọa. Kể từ khi bất ổn xảy ra tại Libya, khoảng 75.000 người đã chạy sang Tunisia. Hiện có khoảng 40.000 người đang đợi tại vùng biên giới để thoát khỏi Libya.
LHQ vừa bỏ phiếu ngưng tư cách hội viên của Libya tại Hội đồng Nhân quyền.
Trong khi đó lãnh tụ đang chịu nhiều sức ép của Libya, Đại tá Muammar Gaddafi bác bỏ kêu gọi từ chức.
Ông Gaddafi không tin rằng đang có bất ổn tại Libya. Quân lính trung thành với lãnh tụ Libya đang tìm cách giành lại quyền kiểm soát tại các tỉnh phía Đông.
Trong khi lực lượng phản đối ông Gaddafi giành thêm được một số tỉnh ở phía Tây.
'Thông điệp mạnh'
Vùng biên giới không đủ cơ sở để chứa lượng người khổng lồ. Nhu cầu giải tỏa người ăn chực nằm chờ là vô cùng cấp bách
Marc Petzold-IOM Tunisia
Cao Ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR) cùng Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) kêu gọi chính phủ các nước thực hiện "cuộc di tản quy mô lớn nhằm đưa hàng chục ngàn người Ai Cập và công dân nước khác ra khỏi Libya."
Nhiều ngàn công nhân từ Việt Nam, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan hiện đang bị kẹt tại vùng biên giới.
Hai tổ chức chuyên về trợ giúp nhân đạo của LHQ kêu gọi chính phủ các nước điều hàng cứu trợ, phi cơ, tàu biển, các chuyên gia am hiểu tình hình đến vùng biên giới giúp đưa công dân về nước.
"Tình hình đông đúc, quá tải tại vùng biên giới giữa Libya và Tunisia đang mỗi ngày một tồi thêm. Giải tỏa bớt người khỏi vùng biên giới là điều cần thiết," UNHCR nói.
Trưởng phái bộ của IOM tại Tunisia, Marc Petzold nói: "Vùng biên giới không có đủ cơ sở hậu cần để chứa lượng người khổng lồ. Nhu cầu giải tỏa người ăn chực nằm chờ tại vùng này đang trở nên vô cùng cấp bách."
Kể từ 19/2, thời điểm bạo lực xảy ra tại Libya, hơn 75.000 người đã tới Tunisia. Hầu hết là người Ai Cập. Khoảng 70.000 người khác rời Libya qua biên giới với Ai Cập ở phía Đông.
Thứ Ba 1/3 lính gác biên giới của Tunisia phải bắn chỉ thiên để kiềm chế đám đông.
TTK Liên Hiệp Quốc Ban ki-moon nói: "Chúng ta cần có hành động cụ thể trên thực địa để cung cấp trợ giúp y tế và nhân đạo. Thời gian bây giờ rất quan trọng. Hàng ngàn tính mạng đang bị ảnh hưởng."
Theo ông Ban, cần nhất hiện giờ là nước uống, lều trại, nơi vệ sinh, thực phẩm. Cạnh đó là nỗ lực của các nước di chuyển nhanh công dân ra khỏi vùng biên giới.
Ông Ban cho rằng cho đến nay, tin tức nói khoảng 1.000 người chết tại Libya trong các đợt bạo động.
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới, Josette Sheeran cho đài BBC hay, thực phẩm đang được chuyển đến vùng biên giới bằng đường bộ, đường hàng không và tàu biển, tuy nhiên số lượng "vô cùng hạn chế".
Phái viên BBC, Jim Muir, người có mặt tại biên giới giữa Libya và Tunisia cho hay hàng ngàn người hiện đang đợi chờ một cách tuyệt vọng để thoát khỏi Libya. Một số người bị đám đông đè bẹp, nhiều người mệt mỏi và thất vọng đến cùng cực.
Cạnh đó lý do để ngưng quyền hội viên của Libya từ Hội đồng Nhân quyền LHQ, theo phái viên BBC, là Libya đã vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống.
Thành viên của Hội đồng đã thông qua quyết định với sự đồng thuận cao.
Theo BBC Vietnamese