T
T$
Guest
Các số liệu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho thấy giá thực phẩm trong tháng 2 đã lên đến mức cao nhất ghi nhận được từ trước đến nay. Hôm nay tại Bangkok, Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc – còn gọi tắt là FAO – nói rằng tại Châu Á, giá bán lẻ gạo – một thực phẩm chính – tại Bangladesh tăng 33% so với năm ngoái và tại Trung Quốc và Indonesia mức tăng là 23%.
Các đại biểu của 20 nước Á Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm nay họp tại Bangkok để bàn về tình trạng thực phẩm tăng giá. Hội nghị 2 ngày này mở đầu cho một loạt các cuộc họp do FAO tổ chức trên khắp thế giới để giải quyết vấn đề an ninh thực phẩm.
Các đại biểu nghe trình bầy rằng giá gạo có phần chắc sẽ ổn định trong năm nay vì các nước sản xuất chính là Thái Lan và Việt Nam đang được mùa. Nhưng các giới chức FAO cảnh báo rằng giá nhiên liệu tăng có thể đẩy giá gạo tăng thêm.
Ông Hiroyuki Konuma là đại diện của FAO ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ông nói giới nghèo ở Châu Á, phải dành tới 70% lợi tức cho thực phẩm, là giới bị tác động tệ hại nhất của tình trạng tăng giá.
Ông Konuma nói: “Chắc quý vị còn nhớ giá lương thực hợp lại với cuộc khủng hoảng kinh tế trong các năm 2008 và 2009 đã đẩy thêm trên 100 triệu người vào tình trạng đói triền miên. Chúng ta đang kinh qua một nguy cơ tương tự vào lúc này vì tình trạng giá thực phẩm tăng cao và bất định mới đây.”
Tình trạng tăng giá thực phẩm trong các năm 2007 và 2008 đã khiến một số quốc gia trong vùng dự trữ thực phẩm và tạm thời cấm xuất khẩu gạo. Giá gạo đã nhanh chóng tăng gấp đôi.
Bà Ertharin Cousin là đại sứ của Hoa Kỳ tại các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Rome. Bà nói nguyên do của cuộc khủng hoảng phần lớn là do các hạn chế xuất khẩu và việc hoảng hốt thu mua, mà các chính phủ phải ngăn tránh.
Bà Cousin nói: “Trong đoản kỳ, các nước có thể giảm thiểu các rủi ro về tình trạng giá cả thực phẩm tăng vọt bằng cách gia tăng tính minh bạch và chia sẻ thông tin về sản lượng và số dự trữ, tránh việc cấm xuất khẩu và thận trọng sử dụng cô-ta và thuế, tránh tình trạng hoảng hốt thu mua và đầu cơ tích trữ, giảm thuế nhập khẩu và áp dụng các mạng lưới an toàn có chỉ tiêu cho giới dễ bị tác động nhất.”
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên năm nay đang thành lập kho gạo dự trữ chiến lược cho các trường hợp khẩn trương.
Hiệp Hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng dự trữ thực phẩm từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực.
Ông Javed Hussain Mir, giám đốc khu vực của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho biết tính đến nay, các nước ở Châu Á đã có đáp ứng tích cực trước tình trạng thực phẩm tăng giá.
Ông Hussain cho biết: “Nhưng, trong lúc ta ngày càng trải qua tình trạng tăng giá này, thì việc ngăn chặn tình trạng tăng giá thực phẩm trong nước bằng các giải pháp lâu dài đòi hỏi hơn bao giờ hết các nỗ lực tập thể từ phía tất cả mọi người trong dây chuyền cung cấp thưc phẩm phải tham gia vào tiến trình.”
Ông Konuma của tổ chức FAO nói rằng để ngăn chặn tình trạng giá cả tăng vọt trong trường kỳ, các chính phủ và các tổ chức đa phương phải gia tăng đầu tư vào nông nghiệp và sản xuất thực phẩm mà theo ông lâu nay đã bị xao lãng.
Ông Konuma nói rằng tỷ lệ viện trợ phát triển dành cho nông nghiệp đã sụt giảm từ 20% trong thập niên 1980 xuống chỉ còn 5% hiện nay và các ngân sách quốc gia dành cho phát triển nông thôn cũng đi theo chiều hướng tương tự.
Các đại biểu của 20 nước Á Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm nay họp tại Bangkok để bàn về tình trạng thực phẩm tăng giá. Hội nghị 2 ngày này mở đầu cho một loạt các cuộc họp do FAO tổ chức trên khắp thế giới để giải quyết vấn đề an ninh thực phẩm.
Các đại biểu nghe trình bầy rằng giá gạo có phần chắc sẽ ổn định trong năm nay vì các nước sản xuất chính là Thái Lan và Việt Nam đang được mùa. Nhưng các giới chức FAO cảnh báo rằng giá nhiên liệu tăng có thể đẩy giá gạo tăng thêm.
Ông Hiroyuki Konuma là đại diện của FAO ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ông nói giới nghèo ở Châu Á, phải dành tới 70% lợi tức cho thực phẩm, là giới bị tác động tệ hại nhất của tình trạng tăng giá.
Ông Konuma nói: “Chắc quý vị còn nhớ giá lương thực hợp lại với cuộc khủng hoảng kinh tế trong các năm 2008 và 2009 đã đẩy thêm trên 100 triệu người vào tình trạng đói triền miên. Chúng ta đang kinh qua một nguy cơ tương tự vào lúc này vì tình trạng giá thực phẩm tăng cao và bất định mới đây.”
Tình trạng tăng giá thực phẩm trong các năm 2007 và 2008 đã khiến một số quốc gia trong vùng dự trữ thực phẩm và tạm thời cấm xuất khẩu gạo. Giá gạo đã nhanh chóng tăng gấp đôi.
Bà Ertharin Cousin là đại sứ của Hoa Kỳ tại các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Rome. Bà nói nguyên do của cuộc khủng hoảng phần lớn là do các hạn chế xuất khẩu và việc hoảng hốt thu mua, mà các chính phủ phải ngăn tránh.
Bà Cousin nói: “Trong đoản kỳ, các nước có thể giảm thiểu các rủi ro về tình trạng giá cả thực phẩm tăng vọt bằng cách gia tăng tính minh bạch và chia sẻ thông tin về sản lượng và số dự trữ, tránh việc cấm xuất khẩu và thận trọng sử dụng cô-ta và thuế, tránh tình trạng hoảng hốt thu mua và đầu cơ tích trữ, giảm thuế nhập khẩu và áp dụng các mạng lưới an toàn có chỉ tiêu cho giới dễ bị tác động nhất.”
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên năm nay đang thành lập kho gạo dự trữ chiến lược cho các trường hợp khẩn trương.
Hiệp Hội Hợp tác Khu vực Nam Á cho hay đã tăng gấp đôi lượng dự trữ thực phẩm từ năm ngoái và dự định mở một ngân hàng hạt giống cho khu vực.
Ông Javed Hussain Mir, giám đốc khu vực của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho biết tính đến nay, các nước ở Châu Á đã có đáp ứng tích cực trước tình trạng thực phẩm tăng giá.
Ông Hussain cho biết: “Nhưng, trong lúc ta ngày càng trải qua tình trạng tăng giá này, thì việc ngăn chặn tình trạng tăng giá thực phẩm trong nước bằng các giải pháp lâu dài đòi hỏi hơn bao giờ hết các nỗ lực tập thể từ phía tất cả mọi người trong dây chuyền cung cấp thưc phẩm phải tham gia vào tiến trình.”
Ông Konuma của tổ chức FAO nói rằng để ngăn chặn tình trạng giá cả tăng vọt trong trường kỳ, các chính phủ và các tổ chức đa phương phải gia tăng đầu tư vào nông nghiệp và sản xuất thực phẩm mà theo ông lâu nay đã bị xao lãng.
Ông Konuma nói rằng tỷ lệ viện trợ phát triển dành cho nông nghiệp đã sụt giảm từ 20% trong thập niên 1980 xuống chỉ còn 5% hiện nay và các ngân sách quốc gia dành cho phát triển nông thôn cũng đi theo chiều hướng tương tự.