T
T$
Guest
Các nhà ngoại giao Liên đoàn các nước Ả Rập nói tổ chức này chống lại bất cứ hình thức can thiệp nào của nước ngoài vào Libya.
Các nhà ngoại giao đưa ra thái độ này hôm thứ Tư tại Cairo, nơi 22 nước thành viên họp để thảo luận về những xáo trộn tại Libya.
Thế giới lên án ngày càng mạnh hơn về việc chính phủ Libya tấn công vào thường dân khi những cuộc biểu tình nổi loạn lan rộng.
Trong khi cộng đồng thế giới chuẩn bị những nỗ lực cứu trợ tại những vùng do phe chống chính phủ Libya kiểm soát, các cường quốc trên thế giới đang đưa ra các biện pháp chế tài đối với Libya, và đang thảo luận về việc có thể thi hành một vùng cấm máy bay đối với quân đội Libya.
Hôm thứ Ba, 192 nước thành viên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chấp thuận ngưng cho Libya tham gia Hội đồng Nhân quyền vì nước này vi phạm rộng rãi và có hệ thống nhân quyền trong khi đàn áp cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Moammar Gadhafi.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cũng quan tâm sâu sắc đối với tình trạng nhân quyền tại Libya.
Hoa Kỳ ca ngợi động thái chưa từng có này và nói việc này sẽ là một cảnh báo đối với các nước khác tấn công vào công dân của mình.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói quyết định của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy “những chính phủ quay súng bắn vào người dân của mình sẽ không có chỗ đứng” trong Hội đồng Nhân quyền gồm có 47 thành viên, có trụ sở tại Geneva.
Libya là quốc gia đầu tiên bị đình chỉ không cho tham gia hoạt động của Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006. Nghị quyết này được 72 quốc gia đồng bảo trợ, chính yếu là những nước Ả Rập và châu Phi.
Hành động này không vĩnh viễn loại Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền nhưng ngăn không cho Libya tham dự hội đồng này cho đến khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc quyết định có phục hồi tư cách thành viên cho Libya hay không.
Các nhà ngoại giao đưa ra thái độ này hôm thứ Tư tại Cairo, nơi 22 nước thành viên họp để thảo luận về những xáo trộn tại Libya.
Thế giới lên án ngày càng mạnh hơn về việc chính phủ Libya tấn công vào thường dân khi những cuộc biểu tình nổi loạn lan rộng.
Trong khi cộng đồng thế giới chuẩn bị những nỗ lực cứu trợ tại những vùng do phe chống chính phủ Libya kiểm soát, các cường quốc trên thế giới đang đưa ra các biện pháp chế tài đối với Libya, và đang thảo luận về việc có thể thi hành một vùng cấm máy bay đối với quân đội Libya.
Hôm thứ Ba, 192 nước thành viên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chấp thuận ngưng cho Libya tham gia Hội đồng Nhân quyền vì nước này vi phạm rộng rãi và có hệ thống nhân quyền trong khi đàn áp cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Moammar Gadhafi.
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cũng quan tâm sâu sắc đối với tình trạng nhân quyền tại Libya.
Hoa Kỳ ca ngợi động thái chưa từng có này và nói việc này sẽ là một cảnh báo đối với các nước khác tấn công vào công dân của mình.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói quyết định của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc cho thấy “những chính phủ quay súng bắn vào người dân của mình sẽ không có chỗ đứng” trong Hội đồng Nhân quyền gồm có 47 thành viên, có trụ sở tại Geneva.
Libya là quốc gia đầu tiên bị đình chỉ không cho tham gia hoạt động của Hội đồng Nhân quyền kể từ khi cơ quan này được thành lập vào năm 2006. Nghị quyết này được 72 quốc gia đồng bảo trợ, chính yếu là những nước Ả Rập và châu Phi.
Hành động này không vĩnh viễn loại Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền nhưng ngăn không cho Libya tham dự hội đồng này cho đến khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc quyết định có phục hồi tư cách thành viên cho Libya hay không.