T
T$
Guest
[h=1]Liên Hiệp Quốc kêu gọi tiếp tục viện trợ Nepal[/h]
Nhiều nơi ở Nepal vẫn còn là đống đổ nát Một tháng sau khi trận động đất có cường độ 7,8 độ Richter tàn phá Nepal, Liên Hiệp Quốc nói thế giới cần hỗ trợ thêm lương thực và chỗ trú cho những người bị mất nhà cửa.
Một quan chức Liên Hiệp Quốc nói vẫn cần phải tập trung vào việc cứu trợ chứ chưa phải tái thiết.
Hơn 8.000 người đã chết trong thảm họa này và nhiều người vẫn sống trong cảnh không nhà.
[h=2]Chính phủ bị chỉ trích[/h]Chính phủ Nepal, vốn bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp, đã kêu gọi thế giới tiếp tục viện trợ trực tiếp.
Bộ trưởng Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat nói với BBC rằng chưa tới 10% số tiền mà chính phủ ông dùng để cứu trợ là tiền hỗ trợ từ nước ngoài.
Tiến sỹ Mahat nói ông hy vọng các khoảng viện trợ trực tiếp từ cộng đồng quốc tế trong tương lai sẽ được chính phủ ông trực tiếp quản lý.
Hôm 25/5, hàng trăm người dân Nepal đã cùng nhau thắp nến ở Kathmandu để tưởng nhớ những người thiệt mạng và đánh dấu tròn một tháng kể từ khi trận động đất xảy ra.
Trận động đất xảy ra vào ngày 25/4, và một lần động đất khác vào ngày 12/5, đã giết chết hơn 8.600 người và làm đổ sụp những tòa nhà ở Kathmandu và ở nhưng nơi trung tâm của đất nước.
Các phương tiện trú ẩn và thực phẩm cứu trợ chậm tiếp cận một số khu vực và nhiều người dân Nepal đã than phiền rằng chính quyền đã không làm đủ để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Khi những cơn dư chấn xảy ra, hàng ngàn người vẫn sống trong những căn lều tạm và đã có lo ngại rằng họ sẽ không qua nổi mùa mưa vốn sẽ bắt đầu vào tháng tới.
Ngoài ra cũng có những lo ngại rằng mùa mưa sẽ tiếp tục làm lở đất và gây ra nguy cơ bệnh tật.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho rằng phản ứng của họ đối với thảm họa động đất ở Nepal là ‘một trong những sứ mạng khó khăn nhất’ của họ do địa hình phức tạp của Nepal.
Ông Richard Ragan, điều phối viên khẩn cấp của WFP, cho biết tổ chức này đã cung cấp thực phẩm cho 1,8 triệu người ở những nơi khó tiếp cận nhất kể từ khi thảm họa xảy ra.
[h=2]‘Hãy thông qua chính phủ’[/h]
Những người sống sót vẫn trú ngụ trong các lều tạm Về phần chính phủ, Tiến sỹ Mahat nói ông biết được có những lời than phiền về cách họ xử lý công tác cứu trợ.
“Người dân vẫn phải sống trong lều tạm ở ngoài trời và họ không thể trở về nhà,” ông nói.
“Một số người vẫn chưa nhận được sự cứu trợ mà họ mong đợi. Không thể nào đáp ứng được tất cả mọi người.”
Tuy nhiên, ông cho biết khả năng ứng phó của Chính phủ Nepal đã bị các cơ quan cứu trợ quốc tế vốn không thuộc sự quản lý của chính phủ cản trở.
Ông nói phần nhiều trong số tiền hàng trăm triệu đôla Mỹ mà cộng đồng thế giới quyên góp cho các nạn nhân động đất là do các tổ chức như Liên Hiệp Quốc và các tổ chức cứu trợ trực tiếp điều phối.
Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi quyên góp 423 triệu đôla Mỹ để cung cấp cho gần hai triệu người sống sót những vật dụng thiết yếu như lều, thức ăn khô, nước sạch để uống và nhà vệ sinh trong vòng ba tháng tới.
Người dân Khathmandu thắp nến tưởng nhớ những người thiệt mạng Hệ thống theo dõi tài chính của Liên Hiệp Quốc cho thấy cho đến nơi họ chỉ quyên góp được 92,4 triệu đô la – tức 22% của số tiền cần thiết.
“Cộng đồng quốc tế cung cấp hàng hóa cứu trợ, các công việc giúp đỡ nhưng họ không đưa tiền – họ có cơ quan cứu trợ của riêng họ để làm công việc này,” ông Mahat nói.
“Mọi việc sẽ tốt hơn nếu thông qua chính phủ. Bằng cách này chúng tôi có thể phân phối hàng cứu trợ đến tất cả người dân một cách công bằng.”
Trong quá khứ, Nepal từng bị các nhà tài trợ quốc tế chỉ trích vì sự quản lý yếu kém và tình trạng tham nhũng cao. Nước này xếp thứ 126 trong số 174 nước ở Chỉ số Tham nhũng năm 2014 của tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Cùng với các nỗ lực cứu trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, phần lớn sự cứu trợ đến từ các tình nguyện viên Nepal – những người đã phối hợp cùng nhau để cung cấp thực phẩm và giúp xây dựng chỗ ở.
Theo BBC Vietnamese
- 26 tháng 5 2015
Một quan chức Liên Hiệp Quốc nói vẫn cần phải tập trung vào việc cứu trợ chứ chưa phải tái thiết.
Hơn 8.000 người đã chết trong thảm họa này và nhiều người vẫn sống trong cảnh không nhà.
[h=2]Chính phủ bị chỉ trích[/h]Chính phủ Nepal, vốn bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp, đã kêu gọi thế giới tiếp tục viện trợ trực tiếp.
Bộ trưởng Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat nói với BBC rằng chưa tới 10% số tiền mà chính phủ ông dùng để cứu trợ là tiền hỗ trợ từ nước ngoài.
Tiến sỹ Mahat nói ông hy vọng các khoảng viện trợ trực tiếp từ cộng đồng quốc tế trong tương lai sẽ được chính phủ ông trực tiếp quản lý.
Hôm 25/5, hàng trăm người dân Nepal đã cùng nhau thắp nến ở Kathmandu để tưởng nhớ những người thiệt mạng và đánh dấu tròn một tháng kể từ khi trận động đất xảy ra.
Trận động đất xảy ra vào ngày 25/4, và một lần động đất khác vào ngày 12/5, đã giết chết hơn 8.600 người và làm đổ sụp những tòa nhà ở Kathmandu và ở nhưng nơi trung tâm của đất nước.
Mọi việc sẽ tốt hơn nếu thông qua chính phủ. Bằng cách này chúng tôi có thể phân phối hàng cứu trợ đến tất cả người dân một cách công bằng.Bộ trưởng Tài chính Nepal Ram Sharan Mahat
Các phương tiện trú ẩn và thực phẩm cứu trợ chậm tiếp cận một số khu vực và nhiều người dân Nepal đã than phiền rằng chính quyền đã không làm đủ để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.
Khi những cơn dư chấn xảy ra, hàng ngàn người vẫn sống trong những căn lều tạm và đã có lo ngại rằng họ sẽ không qua nổi mùa mưa vốn sẽ bắt đầu vào tháng tới.
Ngoài ra cũng có những lo ngại rằng mùa mưa sẽ tiếp tục làm lở đất và gây ra nguy cơ bệnh tật.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho rằng phản ứng của họ đối với thảm họa động đất ở Nepal là ‘một trong những sứ mạng khó khăn nhất’ của họ do địa hình phức tạp của Nepal.
Ông Richard Ragan, điều phối viên khẩn cấp của WFP, cho biết tổ chức này đã cung cấp thực phẩm cho 1,8 triệu người ở những nơi khó tiếp cận nhất kể từ khi thảm họa xảy ra.
[h=2]‘Hãy thông qua chính phủ’[/h]
“Người dân vẫn phải sống trong lều tạm ở ngoài trời và họ không thể trở về nhà,” ông nói.
“Một số người vẫn chưa nhận được sự cứu trợ mà họ mong đợi. Không thể nào đáp ứng được tất cả mọi người.”
Tuy nhiên, ông cho biết khả năng ứng phó của Chính phủ Nepal đã bị các cơ quan cứu trợ quốc tế vốn không thuộc sự quản lý của chính phủ cản trở.
Ông nói phần nhiều trong số tiền hàng trăm triệu đôla Mỹ mà cộng đồng thế giới quyên góp cho các nạn nhân động đất là do các tổ chức như Liên Hiệp Quốc và các tổ chức cứu trợ trực tiếp điều phối.
Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi quyên góp 423 triệu đôla Mỹ để cung cấp cho gần hai triệu người sống sót những vật dụng thiết yếu như lều, thức ăn khô, nước sạch để uống và nhà vệ sinh trong vòng ba tháng tới.
“Cộng đồng quốc tế cung cấp hàng hóa cứu trợ, các công việc giúp đỡ nhưng họ không đưa tiền – họ có cơ quan cứu trợ của riêng họ để làm công việc này,” ông Mahat nói.
“Mọi việc sẽ tốt hơn nếu thông qua chính phủ. Bằng cách này chúng tôi có thể phân phối hàng cứu trợ đến tất cả người dân một cách công bằng.”
Trong quá khứ, Nepal từng bị các nhà tài trợ quốc tế chỉ trích vì sự quản lý yếu kém và tình trạng tham nhũng cao. Nước này xếp thứ 126 trong số 174 nước ở Chỉ số Tham nhũng năm 2014 của tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Cùng với các nỗ lực cứu trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế, phần lớn sự cứu trợ đến từ các tình nguyện viên Nepal – những người đã phối hợp cùng nhau để cung cấp thực phẩm và giúp xây dựng chỗ ở.
Theo BBC Vietnamese