T
T$
Guest
Bác sĩ nhi khoa Binayak Sen ra hầu tòa hai ngày trong tháng này để xin tự do tạm với tiền thế chân sau khi ông kháng cáo án tù chung thân do một tòa án bang Chattisgarh đưa ra tháng trước.
Nhưng tòa thượng thẩm bang này đã quyết định hoãn lại bất cứ thảo luận thêm nào về vụ này cho tới tháng sau.
Việc kết án bác sĩ Sen hồi tháng trước đã khiến những người bênh vực nhân quyền trên khắp thế giới phải đưa ra những lời tuyên bố hết sức bất bình.
Những người này nói rằng ông Sen đáng được ca ngợi về công tác của ông trong việc cải thiện sức khỏe của một số trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nghèo nhất tại Ấn Độ.
Những người lên án ông nói rằng ông đã giúp truyền đi các tin nhắn và thực hiện việc giúp đỡ tài chánh cho một phong trào tranh đấu bạo động theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông vốn đã giết hại hằng ngàn người kể từ khi họ nổi dậy năm 1967.
Một luật sư Uganda, bà Margaret Sekarggya, được Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm hơn hai năm trước đây làm điều tra viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Bà nói rằng ông Binayak Sen thích hợp với định nghĩa đó. Bà nói:
“Bằng chứng cho thấy ông là một người bảo vệ nhân quyền. Ông bênh vực cho nhân quyền.”
Bà Sekaggya nói rằng Liên Hiệp Quốc nên quan tâm tới việc sử dụng không nhất quán những luật lệ an ninh tại* Ấn Độ có nghĩa là để chống nổi dậy và khủng bố:
“Tôi quan tâm sâu sắc tới việc áp dụng một cách tùy tiện luật an ninh tại cấp bang và quốc gia...gây ảnh hưởng thảm khốc cho công việc của những người bảo vệ nhân quyền...Tôi lo lắng về việc gán nhãn, chụp mũ những người bảo vệ nhân quyền như là các phần tử Mao-Ít, khủng bố, tranh đấu bạo động, nổi dậy, chống chủ nghĩa quốc gia dân tộc, thành viên của các “hội kín.”
Những người chống đối các đạo luật chống khủng bố* của Ấn Độ nói rằng các đạo luật này quá bao quát và quá dễ chính trị hóa để dùng chống những ai nêu lên một số sự thật làm chính quyền bối rối liên quan tới tình trạng bất bình đẳng và lạm dụng.
Những người ủng hộ các đạo luật này thì nói rằng những* nhân viên thi hành luật pháp cần đến các biện pháp khác thường bởi vì Ấn Độ phải đối diện với những mối đe dọa khác thường phát xuất từ các phần tử tranh đấu bạo động theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông ở vùng Đông Bắc, từ phía các hoạt động viên do Pakistan hậu thuẫn trong bang Jamu và Kashmir.
Bà Sekaggya nói rằng bà thừa nhận những* khó khăn về an ninh mà chính phủ Ấn Độ phải đối diện:
“Vấn đề là làm sao có thể giữ quân bình giữa an ninh và nhân quyền cũng như với* tự do của người dân?"
Các đại biểu của Liên Hiệp Châu Âu đang theo dõi sát vụ kháng cáo của Bác sĩ Sen, và bà Sekaggya nói rằng Liên Hiệp Quốc cũng vậy”
“Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ cho biết thời biểu của tiến trình thụ lý. Chúng tôi chờ đợi kết quả. Chúng tôi muốn biết vụ án này sẽ được xét xử như thế nào.”
Theo lịch đã định, ông Binayak Sen sẽ lại ra tòa vào ngày mùng 9 tháng Hai.
Nhưng tòa thượng thẩm bang này đã quyết định hoãn lại bất cứ thảo luận thêm nào về vụ này cho tới tháng sau.
Việc kết án bác sĩ Sen hồi tháng trước đã khiến những người bênh vực nhân quyền trên khắp thế giới phải đưa ra những lời tuyên bố hết sức bất bình.
Những người này nói rằng ông Sen đáng được ca ngợi về công tác của ông trong việc cải thiện sức khỏe của một số trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nghèo nhất tại Ấn Độ.
Những người lên án ông nói rằng ông đã giúp truyền đi các tin nhắn và thực hiện việc giúp đỡ tài chánh cho một phong trào tranh đấu bạo động theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông vốn đã giết hại hằng ngàn người kể từ khi họ nổi dậy năm 1967.
Một luật sư Uganda, bà Margaret Sekarggya, được Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm hơn hai năm trước đây làm điều tra viên đặc biệt về tình hình của những người bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Bà nói rằng ông Binayak Sen thích hợp với định nghĩa đó. Bà nói:
“Bằng chứng cho thấy ông là một người bảo vệ nhân quyền. Ông bênh vực cho nhân quyền.”
Bà Sekaggya nói rằng Liên Hiệp Quốc nên quan tâm tới việc sử dụng không nhất quán những luật lệ an ninh tại* Ấn Độ có nghĩa là để chống nổi dậy và khủng bố:
“Tôi quan tâm sâu sắc tới việc áp dụng một cách tùy tiện luật an ninh tại cấp bang và quốc gia...gây ảnh hưởng thảm khốc cho công việc của những người bảo vệ nhân quyền...Tôi lo lắng về việc gán nhãn, chụp mũ những người bảo vệ nhân quyền như là các phần tử Mao-Ít, khủng bố, tranh đấu bạo động, nổi dậy, chống chủ nghĩa quốc gia dân tộc, thành viên của các “hội kín.”
Những người chống đối các đạo luật chống khủng bố* của Ấn Độ nói rằng các đạo luật này quá bao quát và quá dễ chính trị hóa để dùng chống những ai nêu lên một số sự thật làm chính quyền bối rối liên quan tới tình trạng bất bình đẳng và lạm dụng.
Những người ủng hộ các đạo luật này thì nói rằng những* nhân viên thi hành luật pháp cần đến các biện pháp khác thường bởi vì Ấn Độ phải đối diện với những mối đe dọa khác thường phát xuất từ các phần tử tranh đấu bạo động theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông ở vùng Đông Bắc, từ phía các hoạt động viên do Pakistan hậu thuẫn trong bang Jamu và Kashmir.
Bà Sekaggya nói rằng bà thừa nhận những* khó khăn về an ninh mà chính phủ Ấn Độ phải đối diện:
“Vấn đề là làm sao có thể giữ quân bình giữa an ninh và nhân quyền cũng như với* tự do của người dân?"
Các đại biểu của Liên Hiệp Châu Âu đang theo dõi sát vụ kháng cáo của Bác sĩ Sen, và bà Sekaggya nói rằng Liên Hiệp Quốc cũng vậy”
“Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ cho biết thời biểu của tiến trình thụ lý. Chúng tôi chờ đợi kết quả. Chúng tôi muốn biết vụ án này sẽ được xét xử như thế nào.”
Theo lịch đã định, ông Binayak Sen sẽ lại ra tòa vào ngày mùng 9 tháng Hai.