T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - ( 2:53 PM | 22/03/2011 ) Chiến dịch không kích Libya của liên quân mới đang trong giai đoạn đầu, nhưng Mỹ đã tuyên bố thoái thác quyền chỉ huy, trong khi các nước chưa thể dàn xếp việc ai sẽ đứng ra tiếp quản cầm đầu chiến dịch đa quốc gia này.
Khi Anh và Pháp đi đầu trong chiến dịch không kích Libya với việc máy bay Pháp lĩnh ấn tiên phong khai hoả, nhiều người đã thắc mắc về chỉ huy thực của hành động can thiệp quân sự này. Trên thực tế ngay từ đầu Mỹ đã đóng vai trò chỉ huy của chiến dịch không kích có nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của quân đội đại tá Gadhafi.
Một chiến đấu cơ F-16 của Đan Mạch tham gia không kích Libya. Ảnh: AFP
Chiến dịch của liên quân đang được điều hành bởi Sở chỉ huy châu Phi (Africom) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đặt tại một căn cứ ở Stuttgart, Đức. Các sở chỉ huy như thế này thường có sẵn tất cả các phương tiện và hệ thống liên lạc để điều hành một chiến dịch, nên mọi hành động quân sự đều tính đến các cơ sở có sẵn như vậy để đặt đầu não.
Với một sứ mệnh đa quốc gia phức tạp như tại Libya thì rõ ràng ứng viên được chọn để chỉ huy sẽ là NATO hoặc những sở chỉ huy đã có sẵn của Mỹ như Centcom (điều hành cuộc tiến chiếm Iraq lật đổ Saddam Hussein năm 2003). Trong khi đó, Libya nằm ở Bắc Phi thuộc khu vực chịu trách nhiệm của Africom, nên sở chỉ huy này của Mỹ đã nhanh chóng được chọn.
Africom hiện nằm dưới quyền tướng trẻ Carter Ham mới nhậm chức được 3 tuần, là một trong 6 sở chỉ huy khu vực của quân đội Mỹ được lập ra năm 2007, một dấu hiệu về việc Washington ngày càng quan tâm đến vấn đề an ninh tại lục địa đen. Ban đầu Mỹ có ý định đặt Africom tại một nước châu Phi nhưng không thể thu xếp được kế hoạch này nên Đức được chọn thay thế.
Africom được coi là sở chỉ huy "ảo" đầu tiên của Mỹ vì không có binh sĩ hay cơ sở nào tại châu Phi nơi nó phụ trách. Công việc của sở chỉ huy có 1.500 người này chủ yếu là huấn luyện và hỗ trợ cho lực lượng vũ trang 53 nước châu Phi và phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan khác của Mỹ thúc đẩy các chương trình kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực, như nâng cao nhận thức về HIV trong quân đội châu Phi.
Mỹ muốn ’buông’
Washington cũng nhiều lần nêu rõ việc họ chỉ huy giai đoạn đầu của chiến dịch không kích Libya là nhằm thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đập tan hệ thống phòng không của Gadhafi để mở đường cho việc thiết lập vùng cấm bay. Mỹ cũng nhấn mạnh mục tiêu tối thượng là bảo vệ dân thường khỏi các vụ tấn công của quân đội Gadhafi, không lấy lãnh đạo Libya làm mục tiêu tiêu diệt cũng như không hỗ trợ cho lực lượng chống đối tại nước này.
Tuy nhiên, chỉ hơn một ngày sau trận không kích Libya mở màn ngày 19/3, từ tướng tư lệnh Africom Carter Ham đến Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều cho biết Mỹ sẽ sớm chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho các đối tác trong liên quân như Anh và Pháp.
Hôm qua đến lượt Tổng thống Barack Obama chính thức tuyên bố về quan điểm này. Ông khẳng định Washington sẽ trao lại vai trò cầm đầu tại Libya nhằm đảm bảo việc thực thi nghị quyết của Liên Hợp Quốc phải được chia sẻ giữa các nước. Theo đó ngay khi đạt được các mục tiêu ban đầu, sẽ có "một cuộc chuyển giao quyền chỉ huy việc thiết lập vùng cấm bay trong thời gian vài ngày tới".
"Chúng tôi sẽ là một trong số nhiều đối tác của chiến dịch", BBC dẫn lời Tổng thống Mỹ phát biểu khi đang ở thăm Chile. Động thái này một lần nữa cho thấy quan điểm muốn hạn chế sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến tranh Libya, trái ngược với cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trước đây.
Tổng thống Mỹ cũng không úp mở khi nói đến lý do Washington không muốn tiếp tục dẫn dắt liên quân đánh Libya, bằng cách nhắc đến các sự kiện trong quá khứ, khi Mỹ thường "hành động đơn phương không có sự ủng hộ hoàn toàn của quốc tế" và chúng kết thúc với việc Mỹ phải "chịu toàn bộ gánh nặng chiến tranh". Lần này Mỹ không muốn Libya tiếp bước Afghanistan và Iraq thành "của nợ" đối với riêng họ.
Ai sẽ chỉ huy liên quân
Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho một liên quân do Pháp, Anh hoặc NATO đứng đầu, nhưng trên thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hiện vẫn còn bất đồng nội khối khi Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức phản đối NATO nắm quyền chỉ huy. Cuộc họp giữa đại sứ các nước thành viên của khối hôm qua kết thúc mà chưa đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
Trong khi đó, Italy lại ủng hộ nhiệt tình việc NATO dẫn dắt chiến dịch với tuyên bố, nếu đều này không diễn ra thì họ có thể không cho phép các nước tiếp tục sử dụng những căn cứ quân sự của mình khi đánh Libya. Nước Anh cũng có quan điểm tương tự khi Thủ tướng David Cameron ủng hộ NATO "thử nghiệm vai trò chỉ huy" tại Libya.
Một số nước khác không ra mặt ủng hộ ai làm chỉ huy chiến dịch tại Libya, nhưng muốn có câu trả lời rõ ràng. Na Uy cho biết 6 chiếc máy bay chiến đấu của họ đóng góp vào cuộc không kích sẽ không tham chiến trực tiếp, chừng nào vẫn chưa biết chính xác ai sẽ nắm quyền chỉ huy lực lượng đa quốc gia.
Trong trường hợp Mỹ kiên quyết thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch như hiện nay thì việc NATO trở thành sự lựa chọn tiếp theo là điều khó tránh khỏi. Nhưng bất đồng nội khối sẽ gây ra khó khăn đáng kể, vì NATO chỉ có thể chính thức nắm quyền dẫn dắt sau khi đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ 28 nước thành viên.
Ngoài ra còn có một trở ngại chính trị khác với NATO đến từ Liên đoàn Ảrập. Trước đó việc tổ chức này ủng hộ vùng cấm bay có vai trò quyết định để Liên Hợp Quốc phê chuẩn nghị quyết cho phép can thiệp quân sự vào Libya. Thậm chí sau đó một số nước Ảrập như Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất còn đề nghị đóng góp máy bay chiến đấu vào liên quân.
Tuy nhiên, các chính phủ Ảrập được cho là không mấy dễ chịu nếu NATO nắm quyền chỉ huy chiến dịch. "Liên đoàn Ảrập không muốn chiến dịch này đặt hoàn toàn trong sự chịu trách nhiệm của NATO", Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nhấn mạnh thêm.
Một số nhà phân tích tính đang tính đến phương án thoả hiệp trong việc chọn ai chỉ huy chiến dịch. Giám đốc Học viện Royal United Services tại London là Michael Clark đề xuất: "Giao quyền chỉ huy cho một nước thành viên NATO khác ngoài Mỹ, nhưng vẫn sử dụng cấu trúc chỉ huy của NATO, điều này sẽ tạo ra tác động tốt cả về chính trị lẫn quân sự".
Trong khi đó, chiến dịch không kích Libya của liên quân đã bước sang ngày thứ tư liên tiếp, với việc hệ thống phòng không của quân đội Gadhafi được xác định đã bị đánh tê liệt. Qua đó vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã chính thức có hiệu lực thi hành. Nhưng việc ai sẽ nắm quyền chỉ huy giai đoạn tiếp theo của chiến dịch vẫn chưa có câu trả lời, dù Mỹ đã khẳng định muốn "buông".
(theo vnexpress)
Khi Anh và Pháp đi đầu trong chiến dịch không kích Libya với việc máy bay Pháp lĩnh ấn tiên phong khai hoả, nhiều người đã thắc mắc về chỉ huy thực của hành động can thiệp quân sự này. Trên thực tế ngay từ đầu Mỹ đã đóng vai trò chỉ huy của chiến dịch không kích có nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng không của quân đội đại tá Gadhafi.
Một chiến đấu cơ F-16 của Đan Mạch tham gia không kích Libya. Ảnh: AFP
Chiến dịch của liên quân đang được điều hành bởi Sở chỉ huy châu Phi (Africom) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đặt tại một căn cứ ở Stuttgart, Đức. Các sở chỉ huy như thế này thường có sẵn tất cả các phương tiện và hệ thống liên lạc để điều hành một chiến dịch, nên mọi hành động quân sự đều tính đến các cơ sở có sẵn như vậy để đặt đầu não.
Với một sứ mệnh đa quốc gia phức tạp như tại Libya thì rõ ràng ứng viên được chọn để chỉ huy sẽ là NATO hoặc những sở chỉ huy đã có sẵn của Mỹ như Centcom (điều hành cuộc tiến chiếm Iraq lật đổ Saddam Hussein năm 2003). Trong khi đó, Libya nằm ở Bắc Phi thuộc khu vực chịu trách nhiệm của Africom, nên sở chỉ huy này của Mỹ đã nhanh chóng được chọn.
Africom hiện nằm dưới quyền tướng trẻ Carter Ham mới nhậm chức được 3 tuần, là một trong 6 sở chỉ huy khu vực của quân đội Mỹ được lập ra năm 2007, một dấu hiệu về việc Washington ngày càng quan tâm đến vấn đề an ninh tại lục địa đen. Ban đầu Mỹ có ý định đặt Africom tại một nước châu Phi nhưng không thể thu xếp được kế hoạch này nên Đức được chọn thay thế.
Africom được coi là sở chỉ huy "ảo" đầu tiên của Mỹ vì không có binh sĩ hay cơ sở nào tại châu Phi nơi nó phụ trách. Công việc của sở chỉ huy có 1.500 người này chủ yếu là huấn luyện và hỗ trợ cho lực lượng vũ trang 53 nước châu Phi và phối hợp với Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan khác của Mỹ thúc đẩy các chương trình kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực, như nâng cao nhận thức về HIV trong quân đội châu Phi.
Mỹ muốn ’buông’
Washington cũng nhiều lần nêu rõ việc họ chỉ huy giai đoạn đầu của chiến dịch không kích Libya là nhằm thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đập tan hệ thống phòng không của Gadhafi để mở đường cho việc thiết lập vùng cấm bay. Mỹ cũng nhấn mạnh mục tiêu tối thượng là bảo vệ dân thường khỏi các vụ tấn công của quân đội Gadhafi, không lấy lãnh đạo Libya làm mục tiêu tiêu diệt cũng như không hỗ trợ cho lực lượng chống đối tại nước này.
Tuy nhiên, chỉ hơn một ngày sau trận không kích Libya mở màn ngày 19/3, từ tướng tư lệnh Africom Carter Ham đến Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều cho biết Mỹ sẽ sớm chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho các đối tác trong liên quân như Anh và Pháp.
Hôm qua đến lượt Tổng thống Barack Obama chính thức tuyên bố về quan điểm này. Ông khẳng định Washington sẽ trao lại vai trò cầm đầu tại Libya nhằm đảm bảo việc thực thi nghị quyết của Liên Hợp Quốc phải được chia sẻ giữa các nước. Theo đó ngay khi đạt được các mục tiêu ban đầu, sẽ có "một cuộc chuyển giao quyền chỉ huy việc thiết lập vùng cấm bay trong thời gian vài ngày tới".
"Chúng tôi sẽ là một trong số nhiều đối tác của chiến dịch", BBC dẫn lời Tổng thống Mỹ phát biểu khi đang ở thăm Chile. Động thái này một lần nữa cho thấy quan điểm muốn hạn chế sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến tranh Libya, trái ngược với cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trước đây.
Tổng thống Mỹ cũng không úp mở khi nói đến lý do Washington không muốn tiếp tục dẫn dắt liên quân đánh Libya, bằng cách nhắc đến các sự kiện trong quá khứ, khi Mỹ thường "hành động đơn phương không có sự ủng hộ hoàn toàn của quốc tế" và chúng kết thúc với việc Mỹ phải "chịu toàn bộ gánh nặng chiến tranh". Lần này Mỹ không muốn Libya tiếp bước Afghanistan và Iraq thành "của nợ" đối với riêng họ.
Ai sẽ chỉ huy liên quân
Mỹ tuyên bố sẽ chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch cho một liên quân do Pháp, Anh hoặc NATO đứng đầu, nhưng trên thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hiện vẫn còn bất đồng nội khối khi Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức phản đối NATO nắm quyền chỉ huy. Cuộc họp giữa đại sứ các nước thành viên của khối hôm qua kết thúc mà chưa đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
Trong khi đó, Italy lại ủng hộ nhiệt tình việc NATO dẫn dắt chiến dịch với tuyên bố, nếu đều này không diễn ra thì họ có thể không cho phép các nước tiếp tục sử dụng những căn cứ quân sự của mình khi đánh Libya. Nước Anh cũng có quan điểm tương tự khi Thủ tướng David Cameron ủng hộ NATO "thử nghiệm vai trò chỉ huy" tại Libya.
Một số nước khác không ra mặt ủng hộ ai làm chỉ huy chiến dịch tại Libya, nhưng muốn có câu trả lời rõ ràng. Na Uy cho biết 6 chiếc máy bay chiến đấu của họ đóng góp vào cuộc không kích sẽ không tham chiến trực tiếp, chừng nào vẫn chưa biết chính xác ai sẽ nắm quyền chỉ huy lực lượng đa quốc gia.
Trong trường hợp Mỹ kiên quyết thoái thác quyền chỉ huy chiến dịch như hiện nay thì việc NATO trở thành sự lựa chọn tiếp theo là điều khó tránh khỏi. Nhưng bất đồng nội khối sẽ gây ra khó khăn đáng kể, vì NATO chỉ có thể chính thức nắm quyền dẫn dắt sau khi đã nhận được sự đồng thuận của toàn bộ 28 nước thành viên.
Ngoài ra còn có một trở ngại chính trị khác với NATO đến từ Liên đoàn Ảrập. Trước đó việc tổ chức này ủng hộ vùng cấm bay có vai trò quyết định để Liên Hợp Quốc phê chuẩn nghị quyết cho phép can thiệp quân sự vào Libya. Thậm chí sau đó một số nước Ảrập như Qatar và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất còn đề nghị đóng góp máy bay chiến đấu vào liên quân.
Tuy nhiên, các chính phủ Ảrập được cho là không mấy dễ chịu nếu NATO nắm quyền chỉ huy chiến dịch. "Liên đoàn Ảrập không muốn chiến dịch này đặt hoàn toàn trong sự chịu trách nhiệm của NATO", Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe nhấn mạnh thêm.
Một số nhà phân tích tính đang tính đến phương án thoả hiệp trong việc chọn ai chỉ huy chiến dịch. Giám đốc Học viện Royal United Services tại London là Michael Clark đề xuất: "Giao quyền chỉ huy cho một nước thành viên NATO khác ngoài Mỹ, nhưng vẫn sử dụng cấu trúc chỉ huy của NATO, điều này sẽ tạo ra tác động tốt cả về chính trị lẫn quân sự".
Trong khi đó, chiến dịch không kích Libya của liên quân đã bước sang ngày thứ tư liên tiếp, với việc hệ thống phòng không của quân đội Gadhafi được xác định đã bị đánh tê liệt. Qua đó vùng cấm bay tại quốc gia Bắc Phi này theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc đã chính thức có hiệu lực thi hành. Nhưng việc ai sẽ nắm quyền chỉ huy giai đoạn tiếp theo của chiến dịch vẫn chưa có câu trả lời, dù Mỹ đã khẳng định muốn "buông".
(theo vnexpress)