T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Chính sách tiền tệ của TQ là điều gây quan ngại chính cho nhiều nước
Một khảo sát do BBC Thế Giới vụ đặt làm cho biết công chúng ngày càng quan ngại về quyền lực kinh tế của Trung Quốc.
Khảo sát do công ty quốc tế GlobeScan/PIPA thực hiện, phỏng vấn hơn 28 ngàn người từ 27 quốc gia.
Khảo sát tiết lộ sự gia tăng mạnh số người tham gia trả lời rằng việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn về kinh tế là một điều tồi tệ.
Rất nhiều đối tác mậu dịch chủ chốt của Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại này.
Các quốc gia giàu có hơn đặc biệt bày tỏ quan ngại.
So với cuộc khảo sát của BBC Thế giới vụ năm 2005, quan điểm tiêu cực về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng mạnh tại các nước Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Đức và Ý.
Các nước như Anh và Mexico cũng có quan điểm tiêu cực về kinh tế Trung Quốc, nhưng quan điểm tích cực nổi trội hơn.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể cuộc khảo sát thì Trung Quốc vẫn được đánh giá một cách tích cực.
Trong số các nước được khảo sát, trung bình có khoảng 50% bày tỏ quan điểm tích cực về sức mạnh kinh tế của TQ, trong khi 33% bày tỏ ý kiến tiêu cực.
Hai quốc gia thể hiện cái nhìn tích cực nhất về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là tại châu Phi: Nigeria (82%) và Kenya (77%).
Trên thực tế, tất cả năm nước châu Phi được khảo sát đều thể hiện quan điểm đa phần là tích cực và trong số các nước đang phát triển, thì quan điểm tích cực về TQ nhiều hơn là tiêu cực.
‘Bất an về tâm lý’
Sức mạnh gia tăng của TQ khiến nhiều nước lo ngại
Điều gì đứng sau những cảm giác này khi nhìn về sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc?
Khảo sát không cho biết chắc chắn, nhưng có một số giải thích có thể đưa ra.
Trong thời gian kể từ khi có cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2005, thế giới đã trải qua một giai đoạn gọi là đại suy thoái - là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.
Thế giới phát triển bị tác động mạnh. Việc phục hồi kinh tế toàn cầu giờ đây do các nước đang phát triển dẫn đầu, trong đó nổi bật là Trung Quốc.
Đối ngược lại, sự phục hồi tại các nước giàu có tỏ ra chậm chạp hơn. Tình trạng gia tăng thất nghiệp vì suy thoái cũng phải mất nhiều năm mới đảo ngược được.
Tom Friedman, phóng viên có tiếng của tờ New York Times và là người đã đoạt giải Pullitzer, nói với đài BBC: “Chắc chắn là sự vươn lên của Trung Quốc, xảy ra vào lúc rất nhiều nền dân chủ hàng đầu của phương Tây đang bị trì trệ và tê liệt, là gây bất an về mặt tâm lý”.
Vấn đề mậu dịch
Trong khảo sát của BBC còn có vấn đề kinh tế cụ thể. Câu hỏi đặt ra cho mọi người là họ nghĩ Trung Quốc có giao thương mậu dịch một cách công bằng với các nước không.
Số người nói Trung Quốc không công bằng lên trên 50% tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đức và Ý. Tại Mỹ, con số này là 45%, so với mức 24% nói rằng TQ giao thương công bằng.
Chính sách cụ thể thu hút chú ý, cả trên truyền thông cũng như trong kinh doanh, là chính sách tiền tệ của Trung Quốc, vốn giữ cho giá trị nhân dân tệ thấp khi can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Rất nhiều người chỉ trích nói rằng việc này khiến cho các ngành công nghiệp của TQ có lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Quan điểm khu vực
Sơ đồ các nước được khảo sát
Vậy còn quan điểm tích cực hơn của thế giới đang phát triển thì sao?
Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào một số nước, đặc biệt ở châu Phi.
Việc này giúp tạo công ăn việc làm và cơ sở hạ tầng, mặc dù những người chỉ trích coi đây là việc lấy đi các nguồn lực của châu Phi, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loại.
Có lẽ một số người cũng chào đón viễn cảnh một quốc gia đang phát triển nổi lên thành đối thủ thách thức lại thế giới giàu có.
Trong giới doanh nhân, thậm chí từ chính những người chỉ trích các chính sách của TQ, rất nhiều người cũng vẫn coi nước này là một cơ hội.
Hơn một tỉ người tiêu dùng sẽ mua thêm hàng hóa và dịch vụ khi điều kiện sống tăng lên, và các công ty Trung Quốc cũng không có khả năng cung cấp mọi thứ.
Theo BBC Vietnamese
Một khảo sát do BBC Thế Giới vụ đặt làm cho biết công chúng ngày càng quan ngại về quyền lực kinh tế của Trung Quốc.
Khảo sát do công ty quốc tế GlobeScan/PIPA thực hiện, phỏng vấn hơn 28 ngàn người từ 27 quốc gia.
Khảo sát tiết lộ sự gia tăng mạnh số người tham gia trả lời rằng việc Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn về kinh tế là một điều tồi tệ.
Rất nhiều đối tác mậu dịch chủ chốt của Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại này.
Các quốc gia giàu có hơn đặc biệt bày tỏ quan ngại.
So với cuộc khảo sát của BBC Thế giới vụ năm 2005, quan điểm tiêu cực về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc gia tăng mạnh tại các nước Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Đức và Ý.
Các nước như Anh và Mexico cũng có quan điểm tiêu cực về kinh tế Trung Quốc, nhưng quan điểm tích cực nổi trội hơn.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể cuộc khảo sát thì Trung Quốc vẫn được đánh giá một cách tích cực.
Trong số các nước được khảo sát, trung bình có khoảng 50% bày tỏ quan điểm tích cực về sức mạnh kinh tế của TQ, trong khi 33% bày tỏ ý kiến tiêu cực.
Hai quốc gia thể hiện cái nhìn tích cực nhất về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là tại châu Phi: Nigeria (82%) và Kenya (77%).
Trên thực tế, tất cả năm nước châu Phi được khảo sát đều thể hiện quan điểm đa phần là tích cực và trong số các nước đang phát triển, thì quan điểm tích cực về TQ nhiều hơn là tiêu cực.
‘Bất an về tâm lý’
Điều gì đứng sau những cảm giác này khi nhìn về sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc?
Khảo sát không cho biết chắc chắn, nhưng có một số giải thích có thể đưa ra.
Trong thời gian kể từ khi có cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2005, thế giới đã trải qua một giai đoạn gọi là đại suy thoái - là hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính.
Thế giới phát triển bị tác động mạnh. Việc phục hồi kinh tế toàn cầu giờ đây do các nước đang phát triển dẫn đầu, trong đó nổi bật là Trung Quốc.
Đối ngược lại, sự phục hồi tại các nước giàu có tỏ ra chậm chạp hơn. Tình trạng gia tăng thất nghiệp vì suy thoái cũng phải mất nhiều năm mới đảo ngược được.
Tom Friedman, phóng viên có tiếng của tờ New York Times và là người đã đoạt giải Pullitzer, nói với đài BBC: “Chắc chắn là sự vươn lên của Trung Quốc, xảy ra vào lúc rất nhiều nền dân chủ hàng đầu của phương Tây đang bị trì trệ và tê liệt, là gây bất an về mặt tâm lý”.
Vấn đề mậu dịch
Trong khảo sát của BBC còn có vấn đề kinh tế cụ thể. Câu hỏi đặt ra cho mọi người là họ nghĩ Trung Quốc có giao thương mậu dịch một cách công bằng với các nước không.
Số người nói Trung Quốc không công bằng lên trên 50% tại Nhật Bản, Nam Hàn, Đức và Ý. Tại Mỹ, con số này là 45%, so với mức 24% nói rằng TQ giao thương công bằng.
Chính sách cụ thể thu hút chú ý, cả trên truyền thông cũng như trong kinh doanh, là chính sách tiền tệ của Trung Quốc, vốn giữ cho giá trị nhân dân tệ thấp khi can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Rất nhiều người chỉ trích nói rằng việc này khiến cho các ngành công nghiệp của TQ có lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Quan điểm khu vực
Vậy còn quan điểm tích cực hơn của thế giới đang phát triển thì sao?
Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào một số nước, đặc biệt ở châu Phi.
Việc này giúp tạo công ăn việc làm và cơ sở hạ tầng, mặc dù những người chỉ trích coi đây là việc lấy đi các nguồn lực của châu Phi, đặc biệt là các nguồn năng lượng và kim loại.
Có lẽ một số người cũng chào đón viễn cảnh một quốc gia đang phát triển nổi lên thành đối thủ thách thức lại thế giới giàu có.
Trong giới doanh nhân, thậm chí từ chính những người chỉ trích các chính sách của TQ, rất nhiều người cũng vẫn coi nước này là một cơ hội.
Hơn một tỉ người tiêu dùng sẽ mua thêm hàng hóa và dịch vụ khi điều kiện sống tăng lên, và các công ty Trung Quốc cũng không có khả năng cung cấp mọi thứ.
Theo BBC Vietnamese