T
T$
Guest
Các luật sư biện hộ cho ông Julian Assange, người sáng lập ra Wikileaks, đã công kích các ủy viên công tố Thụy Điển phụ trách vụ kiện này.
Lời công kích được đưa ra hôm thứ Ba, ngày thứ nhì của phiên xử trước tòa án của Anh, để xem có nên cho dẫn độ ông Assange về Thụy Điển để xử về tội tình dục hay không.
Trong phiên xử hôm thứ Ba, cựu ủy viên công tố Thụy Điển Sven-Erik Alhem, bây giờ ra làm chứng cho bị can, nói rằng chính quyền Thụy Điển đáng lý không nên tiết lộ tên ông Assange với báo chí.
Ông nói thêm rằng các ủy viên công tố đáng lẽ Assange phải có cơ hội trình bày vụ việc trước khi ra trát bắt giữ ông.
Các luật sư của ông Assange nói rằng các công tố viên Thụy Điển đã bác bỏ đề xuất của ông, muốn được đứng ở London để trả lời tòa án Thụy Điển về những cáo buộc, mà ông nói không hề xảy ra.
Tuy nhiên, một luật sư đại diện cho công tố Thụy Điển nói chính quyền đã cố gắng nhiều lần để tiếp xúc với Assange mà không được.
Bên bảo vệ ông Assange, 39 tuổi, nói rằng nếu ông bị dẫn độ qua Thụy Điển, thì rất có thể ông sẽ được chuyển qua Mỹ, nơi ông có thể đối mặt với các cáo buộc liên quan đến việc trang mạng của ông đã đăng những thông tin mật về quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ.
Các luật sư của Assange nói rằng những vụ liên quan đến hãm hiếp tại Thụy Điển thường được xử kín và những vụ xử như vậy là “một sự chối bỏ công lý trắng trợn.” Họ nói, cách xử như vậy đối với tiêu chuẩn của Anh cũng như châu Âu đều coi như không công bằng.
Các luật sư biện hộ cho người lập ra Wikileaks cũng ghi nhận rằng tại Thụy Điển ông ta không bị cáo giác về một tội hình, và Thụy Điển chỉ muốn điều tra ông Assange về những cáo buộc tấn công tình dục do hai phụ nữ nêu ra.
Lời công kích được đưa ra hôm thứ Ba, ngày thứ nhì của phiên xử trước tòa án của Anh, để xem có nên cho dẫn độ ông Assange về Thụy Điển để xử về tội tình dục hay không.
Trong phiên xử hôm thứ Ba, cựu ủy viên công tố Thụy Điển Sven-Erik Alhem, bây giờ ra làm chứng cho bị can, nói rằng chính quyền Thụy Điển đáng lý không nên tiết lộ tên ông Assange với báo chí.
Ông nói thêm rằng các ủy viên công tố đáng lẽ Assange phải có cơ hội trình bày vụ việc trước khi ra trát bắt giữ ông.
Các luật sư của ông Assange nói rằng các công tố viên Thụy Điển đã bác bỏ đề xuất của ông, muốn được đứng ở London để trả lời tòa án Thụy Điển về những cáo buộc, mà ông nói không hề xảy ra.
Tuy nhiên, một luật sư đại diện cho công tố Thụy Điển nói chính quyền đã cố gắng nhiều lần để tiếp xúc với Assange mà không được.
Bên bảo vệ ông Assange, 39 tuổi, nói rằng nếu ông bị dẫn độ qua Thụy Điển, thì rất có thể ông sẽ được chuyển qua Mỹ, nơi ông có thể đối mặt với các cáo buộc liên quan đến việc trang mạng của ông đã đăng những thông tin mật về quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ.
Các luật sư của Assange nói rằng những vụ liên quan đến hãm hiếp tại Thụy Điển thường được xử kín và những vụ xử như vậy là “một sự chối bỏ công lý trắng trợn.” Họ nói, cách xử như vậy đối với tiêu chuẩn của Anh cũng như châu Âu đều coi như không công bằng.
Các luật sư biện hộ cho người lập ra Wikileaks cũng ghi nhận rằng tại Thụy Điển ông ta không bị cáo giác về một tội hình, và Thụy Điển chỉ muốn điều tra ông Assange về những cáo buộc tấn công tình dục do hai phụ nữ nêu ra.