riết lý Đạo của phương Đông dạy rằng vạn vật sinh ra từ sự giao biến của âm dương. Âm là khối đen hấp thụ tất cả các màu sắc và dương là khối trắng phản chiếu chúng. Âm dương sinh ra ngũ hành và các biểu tượng màu sắc của chúng, từ đó sinh ra toàn bộ dải phổ màu. Màu sắc là sự rung cảm và mỗi chúng ta phản ứng với màu sắc với nhiều cung bậc khác nhau, cả do ý thức lẫn vô thức.
Tùy theo môi trường, màu sắc ảnh hưởng đến cung cách thoải mái của chúng ta và có thể tác động lên tâm trạng của chúng ta. Màu sắc chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng đến cách đánh giá của người khác đối với chúng ta.
Màu sắc được dùng để chữa các bệnh về thể chất và có thể được dùng để cải thiện tính chất của một không gian một cách tượng trưng và khơi dậy cảm xúc.
Khi dùng màu sắc, chúng ta có thể phối hợp với ánh sáng vì ánh sáng bao gồm tất cả các màu sắc, mỗi màu có một tần số riêng. “Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh”, và mỗi căn phòng trong nhà cũng khác nhau. Chất lượng của ánh sáng tùy thuộc vào hướng nhìn, kích thước và cách trang trí của cửa sổ.
Chất liệu mà chúng ta sử dụng cho sàn nhà, trong trang trí và trong đồ dùng có khả năng phản chiếu và truyền tải ánh sáng hoặc hút giữ nó lại. Chúng ta có thể dùng màu sắc để tạo ra ảo giác – về kích thước (màu sậm hút nhiều ánh sáng hơn màu sáng), về chiều sâu (chất tạo màu tự nhiên hút hay phản chiếu ánh sáng tùy vào thời điểm trong ngày và mùa), và về chuyển động (những mảng màu quanh phòng tạo ra chuyển động và năng lượng ngay vị trí của nó).
Trên thế giới, chất lượng của ánh sáng không nơi nào giống nơi nào. Ở Phi châu, chất tạo màu, vải vóc và các lớp phủ ngoài mặt có màu nâu, nâu sữa và màu nâu đỏ được sử dụng ở những nơi ánh nắng trời sáng rực. Ở nước Anh, nơi được mệnh danh là “xứ sở của sương mù”, người ta phải ở trong nhà nhiều hơn và ánh sáng ở đây cũng bớt gay gắt đi nhiều.
Do vậy, những tông màu nâu quen thuộc với Phi châu thì ở Anh lại biểu thị sự khép kín, và nếu lạm dụng, có thể dẫn đến tình trạng tự cách ly và trầm uất. Tương tự, màu sắc rực rỡ thể hiện trên vải vóc của người da đỏ và gam màu ấm áp trên các bức tranh vùng Địa Trung Hải phải được dùng có ý tứ ở những quốc gia có chất lượng ánh sáng khác. Tuy nhiên, chúng có ích trong việc khuấy động năng lượng và có thể tạo hiệu quả khi áp dụng thích đáng.
Ngũ hành
Năm màu tương ứng với ngũ hành gợi lên tính chất năng lượng của mỗi hành. Chúng ta sử dụng chúng để nhấn mạnh khía cạnh nào trong cuộc sống mà ta chú trọng hơn cả, và Bát quái đồ sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về các màu sắc liên quan ở mỗi hướng.
Trong thuật phong thủy tính cân bằng và hòa hợp là hai điều cốt yếu. Chúng ta nên trang trí căn nhà của chúng ta theo sở thích của mình nếu không chúng ta chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở đó. Chúng ta nên nhớ đến mục đích của căn phòng và hành tương ứng với phương vị của căn phòng.
Có vậy chúng ta mới có thể đạt đến sự cân bằng và hòa hợp thực sự. Sẽ là một cách áp dụng hời hợt và thô thiển nếu, ví dụ, ta cố bày trong phòng năm chiếc gối đệm với mỗi chiếc là một màu của ngũ hành. Thay vào đó, chỉ cần đặt một cành uất kim hương giả – cuống màu xanh và hoa màu đỏ – vào một bình thủy tinh ở hướng nam của căn phòng trắng toát là ta đã có đủ ngũ hành: Mộc – tượng trưng bởi màu xanh của cuống hoa, Hỏa – màu đỏ của hoa, Kim – màu trắng của căn phòng, Thủy – ánh sáng lung linh khi chiếu qua bình thủy tinh, và Thổ – thể hiện bởi cát làm ra chiếc bình thủy tinh và là yếu tố trung gian sinh ra bông hoa
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.
Tùy theo môi trường, màu sắc ảnh hưởng đến cung cách thoải mái của chúng ta và có thể tác động lên tâm trạng của chúng ta. Màu sắc chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng đến cách đánh giá của người khác đối với chúng ta.
Màu sắc được dùng để chữa các bệnh về thể chất và có thể được dùng để cải thiện tính chất của một không gian một cách tượng trưng và khơi dậy cảm xúc.
Khi dùng màu sắc, chúng ta có thể phối hợp với ánh sáng vì ánh sáng bao gồm tất cả các màu sắc, mỗi màu có một tần số riêng. “Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh”, và mỗi căn phòng trong nhà cũng khác nhau. Chất lượng của ánh sáng tùy thuộc vào hướng nhìn, kích thước và cách trang trí của cửa sổ.
Chất liệu mà chúng ta sử dụng cho sàn nhà, trong trang trí và trong đồ dùng có khả năng phản chiếu và truyền tải ánh sáng hoặc hút giữ nó lại. Chúng ta có thể dùng màu sắc để tạo ra ảo giác – về kích thước (màu sậm hút nhiều ánh sáng hơn màu sáng), về chiều sâu (chất tạo màu tự nhiên hút hay phản chiếu ánh sáng tùy vào thời điểm trong ngày và mùa), và về chuyển động (những mảng màu quanh phòng tạo ra chuyển động và năng lượng ngay vị trí của nó).
Trên thế giới, chất lượng của ánh sáng không nơi nào giống nơi nào. Ở Phi châu, chất tạo màu, vải vóc và các lớp phủ ngoài mặt có màu nâu, nâu sữa và màu nâu đỏ được sử dụng ở những nơi ánh nắng trời sáng rực. Ở nước Anh, nơi được mệnh danh là “xứ sở của sương mù”, người ta phải ở trong nhà nhiều hơn và ánh sáng ở đây cũng bớt gay gắt đi nhiều.
Do vậy, những tông màu nâu quen thuộc với Phi châu thì ở Anh lại biểu thị sự khép kín, và nếu lạm dụng, có thể dẫn đến tình trạng tự cách ly và trầm uất. Tương tự, màu sắc rực rỡ thể hiện trên vải vóc của người da đỏ và gam màu ấm áp trên các bức tranh vùng Địa Trung Hải phải được dùng có ý tứ ở những quốc gia có chất lượng ánh sáng khác. Tuy nhiên, chúng có ích trong việc khuấy động năng lượng và có thể tạo hiệu quả khi áp dụng thích đáng.
Ngũ hành
Năm màu tương ứng với ngũ hành gợi lên tính chất năng lượng của mỗi hành. Chúng ta sử dụng chúng để nhấn mạnh khía cạnh nào trong cuộc sống mà ta chú trọng hơn cả, và Bát quái đồ sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin về các màu sắc liên quan ở mỗi hướng.
Trong thuật phong thủy tính cân bằng và hòa hợp là hai điều cốt yếu. Chúng ta nên trang trí căn nhà của chúng ta theo sở thích của mình nếu không chúng ta chẳng bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở đó. Chúng ta nên nhớ đến mục đích của căn phòng và hành tương ứng với phương vị của căn phòng.
Có vậy chúng ta mới có thể đạt đến sự cân bằng và hòa hợp thực sự. Sẽ là một cách áp dụng hời hợt và thô thiển nếu, ví dụ, ta cố bày trong phòng năm chiếc gối đệm với mỗi chiếc là một màu của ngũ hành. Thay vào đó, chỉ cần đặt một cành uất kim hương giả – cuống màu xanh và hoa màu đỏ – vào một bình thủy tinh ở hướng nam của căn phòng trắng toát là ta đã có đủ ngũ hành: Mộc – tượng trưng bởi màu xanh của cuống hoa, Hỏa – màu đỏ của hoa, Kim – màu trắng của căn phòng, Thủy – ánh sáng lung linh khi chiếu qua bình thủy tinh, và Thổ – thể hiện bởi cát làm ra chiếc bình thủy tinh và là yếu tố trung gian sinh ra bông hoa
Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.