Mái ấm Hoa mẫu đơn bị tố 'ép bán trẻ con'

Jolie

Member
[h=2]Nước mắt lưng tròng, đôi vợ chồng trẻ khóc than cầu cứu sự giúp đỡ để xin nhận lại con từ mái ấm Hoa Mẫu Đơn.[/h]

Chị V. nói với chúng tôi với giọng cầu khẩn: “Chắc em mất con rồi chị ơi, giờ đến vào thăm con cô Đơn cũng không cho nữa. Mấy ngày vừa qua, ngày nào vợ chồng em cũng đến chầu chực trước cổng mái ấm để xin cô Đơn cho gặp con nhưng đều bị khước từ. Cô bảo phải mang đủ tiền tới đây mới có thể gặp con…”.
Khi mái ấm “giăng bẫy” cướp con
Theo tìm hiểu của PV, gặp lúc hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng chị V., anh Đ. (ngụ tại phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) gửi con vào mái ấm từ thiện Hoa Mẫu Đơn (ngụ trên đường Đoàn Giỏi, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM) để mong sự giúp đỡ. Hẹn khi nào công việc ổn định sẽ đến xin nhận đón con về. Ấy vậy mà, khi công việc đã ổn định, đôi vợ chồng trẻ đến mái ấm xin lại con, nhưng mặc cho sự khóc than, năn nỉ thảm thiết, bà Đơn vẫn nhất quyết xua đuổi với lời nhắn: “Khi nào có đủ tiền thì hãy tới đây gặp con. Và sau ngày 31/8, là hạn chót để đưa tiền đến. Nếu trễ hẹn thì tôi có quyền giữ cháu bé”. Sau khi ngỏ ý xin nhận nuôi lại con, chủ mái ấm Hoa Mẫu Đơn đã không trả lại con mà còn ngăn cấm vợ chồng chị V. đến thăm nom cháu.
Anh%201%20-%20mau%20don.JPG

Chị V. đang trao đổi với bé N. để hỏi tin tức của con.
Sau những lời cay đắng nghẹn ngào, chị V. tường trình lại sự việc trong nước mắt: “Vào ngày 14/4/2013, nghe theo lời giới thiệu của chị L., vợ chồng em đã đến mái ấm Hoa Mẫu Đơn để gửi con. Tuy nhiên, khi chúng em tới gửi thì cô Đơn đưa cho vợ chồng em 4 triệu đồng và bảo rằng muốn gửi con phải viết giấy... cho con. Cô Đơn còn an ủi, khi nào có điều kiện thì đến nhận về cũng được. Đang lúc khó khăn chưa tìm được việc làm nên vợ chồng chúng em đồng ý và hẹn rằng khi ổn định sẽ đến đón cháu về. Tuy nhiên, khi vợ chồng em đã ổn định được công việc và có điều kiện đến để nhận bé về thì cô Đơn lại không cho. Cô còn nói phải có nhà lầu như cô mới gọi là có điều kiện được và sau đó cô không cho chúng em vào thăm bé nữa. Ngoài ra, năm lần bảy lượt cô Đơn còn yêu cầu chúng em đưa giấy khai sinh của bé cho cô giữ. Chúng em chỉ muốn gửi con lúc khó khăn chứ không muốn mất con luôn nên nhất quyết không đưa”.
Nói rồi, chị V. tiếp tục thổn thức: “Vợ chồng em cũng vừa mới đi mái ấm thăm cháu về. Rất may các cô bảo mẫu thương tình, nên cho em thăm cháu còn chồng em phải ở ngoài canh chừng. Thực sự nhà em nghèo chứ không khá giả gì mà sau một vài tháng có thể xây được nhà lầu. Bởi vậy, chúng em đã ra UBND phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú, TP.HCM) yêu cầu can thiệp. Sau đó, cô Đơn đã yêu cầu lại rằng nếu vợ chồng em muốn nhận con về thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền 4 triệu đồng nhận trước đó, cộng thêm số tiền chăm sóc theo thời gian mà mái ấm đã nuôi dưỡng. Tổng số tiền mà cô Đơn yêu cầu vợ chồng em trả trong vòng 4 tháng là 15 triệu 500 ngàn đồng”.
Ngoài vợ chồng chị V. ra, chúng tôi cũng được chị Th. (làm bảo mẫu trong mái ấm) cho biết đến chị L., chị K., cũng là những trường hợp bị bà Đơn gạ ép ký vào giấy cho con. Với chị L., vì hoàn cảnh éo le, chị đến nương nhờ mái ấm với cái bụng bầu. Tuy nhiên, sau khi một thân một mình sinh con, chị bị bà Đơn ép ký vào giấy cho con thì mới có thể hưởng những chế độ của khoa sản. Sống trong mái ấm đã lâu, chị thấu hiểu cuộc sống nơi này nên quyết định không ký vào giấy mà bế con bỏ đi. Còn chị K. sau khi sinh con được 1 tháng, chị đã đến gửi mái ấm. Nhưng chỉ mới gửi được 3 tuần đã bị bà Đơn gọi lên yêu cầu phải viết giấy cho con mới có thể tiếp tục gửi. Vì sợ mất con nên chị K. đã sáng suốt bế con bỏ đi không quay trở lại nữa.
Anh%203%20-%20mau%20don.JPG

Những đứa trẻ bị đáng thương bị cách li khỏi tình thương.
Xót xa mẫu - tử chia lìa
Có tính chất của hành vi mua bán trẻ emLuật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM cho biết: “Việc mái ấm từ thiện tư nhân buộc bố mẹ của đứa trẻ phải làm giấy cho con và đưa cho bố mẹ của đứa trẻ một khoản tiền có tính chất của hành vi mua bán trẻ em, và bản thân “giấy cho con” do các bên lập cũng trái pháp luật. Trường hợp mái ấm từ thiện tư nhân đó là cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc theo quy định tại Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội quy định khi tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội chỉ cần đối tượng (hoặc thân nhân) làm đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội kèm theo sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đăng ký hộ khẩu thường trú, mà không buộc cha mẹ đứa trẻ phải làm giấy cho con”.
Sau nhiều lần đến xin nhận con về không được, vợ chồng chị V. đã ngỏ ý muốn thăm con nhưng cũng bị bà Đơn cấm cửa và nói rằng: “Giờ đã đưa ra chính quyền thì chờ chính quyền giải quyết chứ không thể thăm được. Có gì thì lên phường chứ ăn có nhờ, làm có khiến... ngày 31/8 là hạn chót để đưa tiền đến. Nếu trễ hẹn thì tôi có quyền nuôi cháu bé. Có gì thì cứ lên phường chứ ở đây chúng ta hết quyền hạn với nhau rồi”.
Thấy tình mẫu tử bị chia cắt, mẹ con chia lìa đôi ngả, các bảo mẫu trong mái ấm đều vô cùng bức xúc. Chị N.T.T. (SN 1969, ngụ tại quận Tân Bình) lên tiếng phản kháng: “Việc bà Đơn mang tiếng là một người mẹ nhận nuôi trẻ mồ côi nhưng không quan tâm tới các cháu thì tôi không nói làm gì, tôi có thể bỏ qua. Bởi, những bảo mẫu làm việc trong mái ấm như tôi sẽ giúp đỡ các bé vì tình yêu, vì lương tâm. Nhưng với việc chia cắt tình mẫu tử, không cho mẹ gặp con như thế thật là thiếu tình người, vô nhân đạo”. Quá bức xúc với hành động của bà Đơn, chị T. đã nghỉ việc tại mái ấm để tìm cách giúp đỡ vợ chồng chị V., anh Đ. lấy con ra.
Thông qua chị T., chúng tôi đã được dịp trò chuyện và thấu tỏ nỗi lòng đau đớn với nỗi lo nơm nớp mất con của đôi vợ chồng trẻ. Chị V. tâm sự: “Chắc em mất con rồi chị ơi, giờ đến vào thăm con, cô Đơn cũng không cho nữa. Em biết làm sao đây? Em nhớ cháu, em thương cháu, em mong gặp cháu biết chừng nào. Mấy ngày vừa qua, ngày nào vợ chồng em cũng đến chầu chực trước cổng mái ấm để xin cô Đơn cho gặp con, nhưng đều bị khước từ. Không đành lòng, em phải lén lút đến cầu xin các cô bảo mẫu cho thăm. Khi biết chuyện, cô Đơn đã cấm các cô bảo mẫu không được cho, em tới thăm cháu nữa. Giờ em cùng đường rồi, các anh chị cứu giúp em với”.
Đang trong cuộc trò chuyện với vợ chồng chị V. thì từ xa có một cô bé đạp xe tới nói: “Em tên N. (14 tuổi), cũng đang sống trong mái ấm. Em thấy bà Đơn cướp lấy con chị còn không cho chị gặp con nữa thương quá. Chị muốn lấy con về không? Em chạy vào bế ra cho chị đưa bé đi thẳng luôn. Mọi chuyện em sẽ chịu trách nhiệm”. Rồi bé N. nói tiếp: “Em lớn thế này rồi mà bố mẹ em tới xin em về bà cũng không cho. Bà tham tiền lắm, bà không trả bé lại đâu. Lúc trước có chị L. xin lại không cho nên em cũng bế bé ra cho chị ấy đưa đi luôn. Bà Đơn cũng đâu làm gì được”.
Trong mái ấm có rất nhiều trẻ em cũng như bảo mẫu sẽ bí mật giúp đỡ chị V. đưa con đi. Tuy nhiên, chị V. thấy rằng mẹ con chị không đáng bị như vậy, họa chăng cũng chỉ vì nghèo. Thực sự, chị rất muốn mình được đưa con ra một cách đàng hoàng. Bởi vậy mà chị đã năm lần bảy lượt lên UBND phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú, TP.HCM) để mong sự giúp đỡ. Đến nay, thời gian đã trôi qua gần 2 tháng, nhưng phía UBND phường Sơn Kỳ chỉ nói sẽ gặp mặt hòa giải mà vẫn chưa có cách giải quyết cụ thể để vợ chồng chị V. nhận lại con.
Hạ Du - Hợp Phố


Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn







 
Back
Top