G
Guest
Guest
(ThuVienBao.com) - Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy 66% DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc, cao nhất trong khu vực.
Philipines có các mẫu kiểm tra với số lượng phần mêm độc hại thấp nhất, ở mức 42%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng phần mềm không bản quyền, tường lửa Windows đã bị thay đổi trên 97% các thiết bị, khiến phần mềm diệt virus thông thường không phát hiện được.
Một trong những mã độc phổ biến nhất tên Zeus, đã làm thiệt hại hơn 1 tỷ đôla trên toàn cầu trong 5 năm trở lại đây.
Một cựu chuyên viên của Microsoft nói với BBC Zeus là một loại keylogging khi bám vào máy tính có khả năng ghi nhớ mật mã ngân hàng, email cá nhân để từ đó giúp kẻ phát tán trục lợi.
Các máy của Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo với ổ cứng bị tháo lắp để cài đặt hệ điều hành và ứng dụng cũng bị nhiễm mã bẩn.
[h=2]Chưa chính xác[/h] Trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/2, ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận BKIS R&D của BKAV cho rằng "báo cáo của Microsoft dựa trên khảo sát mà độ tin cậy chưa rõ thế nào."
"Khảo sát được đưa ra sau khi họ đi mua máy tính ở một số cửa hàng. Microsoft không công bố đây là loại cửa hàng nào, liệu có uy tín hay có số lượng bán ra lớn hay không."
"Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng máy tính. Nếu mua ở cửa hàng nhỏ thì khâu cài đặt và đưa tới khách hàng không được làm chuẩn nên đôi khi máy tính được đưa ra ở những cửa hàng như vậy bị nhiễm mã độc."
[h=2]Phần mềm lậu[/h] Những mã độc thường đột nhập qua các phần mềm và hệ điều hành không có bản quyền.
"Hiện nay rõ ràng người sử dụng đã ý thức hơn trong việc phải cài phần mềm có bản quyền được cập nhật để tránh lỗ hổng cho virus lây lan."
"Tuy nhiên do điều kiện và do hoàn cảnh khác nhau mà số lượng người sử dụng phần mềm có bản quyền ở Việt Nam là chưa nhiều."
"Nhưng cũng phải nói rằng xu hướng sử dụng phần mềm có bản quyền đang ngày càng tăng ở Việt Nam."
Philipines có các mẫu kiểm tra với số lượng phần mêm độc hại thấp nhất, ở mức 42%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng phần mềm không bản quyền, tường lửa Windows đã bị thay đổi trên 97% các thiết bị, khiến phần mềm diệt virus thông thường không phát hiện được.
Một trong những mã độc phổ biến nhất tên Zeus, đã làm thiệt hại hơn 1 tỷ đôla trên toàn cầu trong 5 năm trở lại đây.
Một cựu chuyên viên của Microsoft nói với BBC Zeus là một loại keylogging khi bám vào máy tính có khả năng ghi nhớ mật mã ngân hàng, email cá nhân để từ đó giúp kẻ phát tán trục lợi.
Các máy của Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo với ổ cứng bị tháo lắp để cài đặt hệ điều hành và ứng dụng cũng bị nhiễm mã bẩn.
[h=2]Chưa chính xác[/h] Trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/2, ông Vũ Ngọc Sơn, giám đốc bộ phận BKIS R&D của BKAV cho rằng "báo cáo của Microsoft dựa trên khảo sát mà độ tin cậy chưa rõ thế nào."
"Khảo sát được đưa ra sau khi họ đi mua máy tính ở một số cửa hàng. Microsoft không công bố đây là loại cửa hàng nào, liệu có uy tín hay có số lượng bán ra lớn hay không."
"Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng máy tính. Nếu mua ở cửa hàng nhỏ thì khâu cài đặt và đưa tới khách hàng không được làm chuẩn nên đôi khi máy tính được đưa ra ở những cửa hàng như vậy bị nhiễm mã độc."
[h=2]Phần mềm lậu[/h] Những mã độc thường đột nhập qua các phần mềm và hệ điều hành không có bản quyền.
"Hiện nay rõ ràng người sử dụng đã ý thức hơn trong việc phải cài phần mềm có bản quyền được cập nhật để tránh lỗ hổng cho virus lây lan."
"Tuy nhiên do điều kiện và do hoàn cảnh khác nhau mà số lượng người sử dụng phần mềm có bản quyền ở Việt Nam là chưa nhiều."
"Nhưng cũng phải nói rằng xu hướng sử dụng phần mềm có bản quyền đang ngày càng tăng ở Việt Nam."