T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Blair thăm Việt Nam chưa đầy 16 tiếng đồng hồ
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã có một ngày chật cứng các cuộc tiếp xúc ở Hà Nội trước khi lên đường sang Lào chiều thứ Hai 15/10.
Vào buổi sáng, ông đã có buổi nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao, trước khi gặp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Phạm Bình Minh.
Sau đó, ông đã tới chào xã giao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ.
Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Dũng "bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được nhận viện trợ phát triển ODA từ Anh quốc và phát triển quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực".
Việt Nam và Anh đang phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Anh nhiều năm nay đã giảm dần lượng ODA cho Việt Nam, quốc gia đã thoát khỏi ngưỡng nghèo và hiện đang ở mức thu nhập trung bình.
Cổng thông tin chính phủ trong bản tin đăng ngày 15/10 tường thuật ông Nguyễn Tấn Dũng nói quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước "đang tiến triển tích cực, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai bên".
"Đặc biệt, ông Dũng hy vọng Anh Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho VIệt Nam, tập trung vào phát triển hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu."
Về phần mình, cựu thủ tướng Anh bày tỏ quan điểm "sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, giáo dục và một số vấn đề khác".
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu chủ yếu trong chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên của ông Tony Blair là gì.
Có người cho rằng giáo dục là một trong các nội dung chính, vì khi đương quyền, ông Blair đã có sáng kiến thúc đẩy hợp tác toàn cầu giữa các trường đại học.
Ông cũng là người hoạt động tích cực trong vai trò tư vấn cho nhiều công ty, trong đó có các tập đoàn tài chính hàng đầu như JP Morgan.
Theo BBC Vietnamese
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair đã có một ngày chật cứng các cuộc tiếp xúc ở Hà Nội trước khi lên đường sang Lào chiều thứ Hai 15/10.
Vào buổi sáng, ông đã có buổi nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao, trước khi gặp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Phạm Bình Minh.
Sau đó, ông đã tới chào xã giao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Văn phòng Chính phủ.
Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Dũng "bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được nhận viện trợ phát triển ODA từ Anh quốc và phát triển quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực".
Việt Nam và Anh đang phát triển quan hệ đối tác chiến lược. Anh nhiều năm nay đã giảm dần lượng ODA cho Việt Nam, quốc gia đã thoát khỏi ngưỡng nghèo và hiện đang ở mức thu nhập trung bình.
Cổng thông tin chính phủ trong bản tin đăng ngày 15/10 tường thuật ông Nguyễn Tấn Dũng nói quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước "đang tiến triển tích cực, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai bên".
"Đặc biệt, ông Dũng hy vọng Anh Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho VIệt Nam, tập trung vào phát triển hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu."
Về phần mình, cựu thủ tướng Anh bày tỏ quan điểm "sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong vấn đề cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, giáo dục và một số vấn đề khác".
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu chủ yếu trong chuyến đi Việt Nam lần đầu tiên của ông Tony Blair là gì.
Có người cho rằng giáo dục là một trong các nội dung chính, vì khi đương quyền, ông Blair đã có sáng kiến thúc đẩy hợp tác toàn cầu giữa các trường đại học.
Ông cũng là người hoạt động tích cực trong vai trò tư vấn cho nhiều công ty, trong đó có các tập đoàn tài chính hàng đầu như JP Morgan.
Theo BBC Vietnamese