[h=2]Bắt cóc, nhắn tin đe dọa; "khủng bố" bằng mắm tôm, dầu luyn pha chất thải; đặt vòng hoa, treo quan tài trước cửa đến tưới xăng đốt nhà, vác súng thanh toán... Đó là những "chiêu bài" mà không ít dân "đòi nợ thuê" áp dụng.[/h]
"Hung thần" mang tên "đòi nợ"
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra những vụ đòi nợ bằng súng, bắt cóc con tin, trong đó có không ít vụ gây hậu quả nghiêm trọng, khiến người dân hoang mang. Biệt danh "hung thần" đòi nợ thuê có lẽ cũng xuất phát từ đó. Gần đây nhất, tối 9/8, tại quốc lộ 47 đoạn qua địa bàn phường Đông Sơn (TP.Thanh Hóa) ách tắc cục bộ sau khi xảy ra vụ truy sát đẫm máu khiến một thanh niên thiệt mạng.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Đức T. (tức "T. Ọc", sinh năm 1992, trú tại phường Lam Sơn, TP.Thanh Hóa). Theo thông tin ban đầu, T. cùng 6 thanh niên khác kéo đến nhà Phương (tức "Phương Bờm", trú tại phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa) đòi nợ thuê. Vì chưa có tiền trả nên hai bên xảy ra cự cãi, sau đó xô sát. Phương rút hung khí thủ sẵn trong nhà đuổi đánh nhóm T..
Nhóm đối tượng liên quan đến tín dụng đen và đòi nợ thuê bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh Internet.
Chạy đến đầu phố, Phương bắt kịp liền vung kiếm chém liên tiếp vào người T. khiến nạn nhân ngã gục xuống đường với cánh tay gần như đứt lìa. Được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng T. đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Hung thủ bị bắt ngay sau khi gây án.
Trước đó không lâu, vào khoảng trung tuần tháng 6, người dân thành Vinh rúng động trước hoạt động liều lĩnh của băng nhóm chuyên dùng súng đòi nợ thuê. Suốt thời gian gần hai tuần, anh Hoàng Thế Q. (SN 1983, trú tại TP.Vinh, Nghệ An) liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ với nội dung sặc mùi "xã hội đen": "Nếu không nhanh chóng trả số tiền nợ 130 triệu đồng, cả nhà anh sẽ bị giết chết, phá sạch nhà cửa bất cứ lúc nào". Dù đã nhiều lần thanh minh nhưng đối tượng vẫn tiếp tục chiêu bài "khủng bố" qua điện thoại với tần suất ngày một dày đặc thêm.
Sau nhiều ngày bị "khủng bố", anh Q. lo sợ báo công an, song chưa kịp thực hiện, một nhóm thanh niên mặt mày dữ tợn đã xông vào nhà anh chửi bới, tay lăm lăm hung khí đe dọa. Để thị uy, nhóm đòi nợ đã dùng súng tự chế bắn liên tiếp hai phát vào nóc nhà và đốt pháo cối ném vào khuôn viên nhà anh Q.. Hành động xong, cả nhóm lên xe phóng đi.
Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan công an đã tiến hành điều tra làm rõ danh tính các đối tượng trên. Mọi biến động của chúng đã nằm trong tầm kiểm soát của tổ công tác. Sau thời gian ẩn náu, chúng bất ngờ xuất hiện trở lại, tiếp tục "khủng bố" anh Q.. Khi đang nhận 55 triệu đồng từ tay anh này, một đối tượng đã bị lực lượng trinh sát bắt quả tang.
Các đối tượng lên xe định tháo chạy nhưng đã bị các trinh sát vòng ngoài và nhân dân vây chặt bắt gọn. Được biết, cơ quan CSĐT, công an tỉnh Nghệ An đang tiếp tục điều tra mở rộng án, tiến hành thu giữ khẩu súng tự chế, hoàn chỉnh hồ sơ để truy tố các đối tượng trước pháp luật.
Thủ đô Hà Nội cũng được coi là điểm nóng về hiện tượng đòi nợ thuê. Nhiều đối tượng thậm chí dùng mìn tự chế để uy hiếp. Hẳn dư luận chưa quên, những ngày cuối năm 2012 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng bằng mìn tại Yên Phụ (Hà Nội). Mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc vay nợ. Nạn nhân thiệt mạng cũng là "tội đồ" của trò vay "nóng" trả "nguội". Do bị thúc ép về tiền bạc, chủ nợ đã cùng quẫn mang súng và mìn tự chế đến nhà con nợ "xử lý", thế nhưng chính mình lại lãnh hậu quả.
ĐBQH Nguyễn Thị Khá.
Sẽ có "đòi nợ thuê"chuyên nghiệp?
Theo tìm hiểu, giá mỗi phi vụ đòi nợ thuê thường dao động từ 20 đến 30% trên tổng số nợ mà chủ nợ đòi được. Đối với những con nợ khó đòi, tỷ lệ này sẽ được nâng lên kịch khung là 50%.
Thông thường, chủ nợ muốn mướn giang hồ chuyên nghiệp đều phải trình bày giấy tờ chứng minh con nợ đang vay tiền của mình và cố tình chây ỳ không trả. Sau khi có được thông tin, vệ tinh sẽ nhanh chóng xác minh con nợ mình sắp đòi thuộc dạng nào, "số má" ra sao để có thể đưa ra tỷ lệ ăn chia với chủ nợ.
Đầu tiên, bọn chúng sẽ "nắn gân" hay còn gọi là "đo máu" thử xem con nợ thuộc dạng gì, độ gan lì đến đâu. Nếu là dân "mềm" có thể nắn được, thì chỉ qua tin nhắn, một cuộc điện thoại xưng danh, hay một vài tay giang hồ nào đó có "số má" quanh quẩn ở khu vực con nợ đang cư trú thì mọi chuyện sẽ kết thúc, con nợ chắc chắn sẽ cầm cố, chạy vạy mọi nơi miễn sao có đủ tiền nộp cho bọn chúng để được yên thân. Nếu con nợ thuộc dạng "rắn", bọn chúng sẽ bố trí cho vài tên đàn em theo dõi người thân trong gia đình của con nợ để... hăm dọa. Và khi cách thức này không được, bọn chúng mới gây án.
Tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua từng xuất hiện tình trạng "nhân viên thu hồi nợ" của một số công ty mang dáng vẻ bặm trợn đứng trước trụ sở của các doanh nghiệp la lối, khủng bố tinh thần. Chúng thậm chí còn tìm đến tận nhà riêng của lãnh đạo đơn vị nhằm đe dọa vợ con gây áp lực yêu cầu trả nợ. Mỗi lần bị đòi nợ kiểu này, họ chỉ biết gọi điện cầu cứu công an hoặc cảnh sát 113 để can thiệp.
Trước thực trạng bát nháo, vàng thau lẫn lộn này, đề xuất siết chặt hoạt động đòi nợ thuê của bộ Tài chính được dư luận đánh giá cao. Khi được hỏi, rất nhiều các chuyên gia đã bảy tỏ thái độ ủng hộ ý tưởng này. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ĐBQH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định: "Thực tế hiện nay tình trạng đòi nợ thuê kiểu xã hội đen đang gây bất an trong dư luận, khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Do đó, dự thảo được sửa đổi và đưa ra lấy ý kiến trong thời điểm này là vô cùng cần thiết".
Theo quan điểm của ĐBQH Nguyễn Thị Khá, việc nhân viên thu nợ phải mặc trang phục của công ty, đeo thẻ và có giấy giới thiệu khi hành nghề sẽ giúp cho dịch vụ này trở nên quy củ hơn. "Có lẽ chúng ta cần có những lớp đào tạo nghiệp vụ đòi nợ thuê để đào tạo ra những nhân viên không chỉ biết mặc đồng phục khi đi đòi nợ mà còn phải có những kỹ năng hiệu quả, an toàn được sử dụng hợp lý và chính thống.
Khi công ty nào đó sa thải nhân viên thì phải thu hồi trang phục, thẻ, giấy giới thiệu để tránh người đó hành nghề bên ngoài gây mất uy tín. Cá nhân tôi ủng hộ dự thảo này, theo tôi ban sửa đổi dự thảo cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng với những yêu cầu chặt chẽ để luật đi vào thực tế", bà Khá nhấn mạnh.
Dưới góc độ "người trong cuộc", lãnh đạo công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Song Long chia sẻ với PV: "Việc trang bị đồng phục, thẻ cho nhân viên tất nhiên sẽ khá tốn kém kinh phí của công ty. Tuy nhiên trong thời buổi "vàng thau lẫn lộn" như hiện nay, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này của bộ Tài chính". Theo lời lãnh đạo này, hiện công ty Song Long đang tiến hành trang bị trang phục, thẻ cũng như cấp giấy giới thiệu cho nhân viên trước khi đi làm việc theo đúng quy định.
BTV
"Hung thần" mang tên "đòi nợ"
Thời gian vừa qua, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra những vụ đòi nợ bằng súng, bắt cóc con tin, trong đó có không ít vụ gây hậu quả nghiêm trọng, khiến người dân hoang mang. Biệt danh "hung thần" đòi nợ thuê có lẽ cũng xuất phát từ đó. Gần đây nhất, tối 9/8, tại quốc lộ 47 đoạn qua địa bàn phường Đông Sơn (TP.Thanh Hóa) ách tắc cục bộ sau khi xảy ra vụ truy sát đẫm máu khiến một thanh niên thiệt mạng.
Nạn nhân được xác định là Nguyễn Đức T. (tức "T. Ọc", sinh năm 1992, trú tại phường Lam Sơn, TP.Thanh Hóa). Theo thông tin ban đầu, T. cùng 6 thanh niên khác kéo đến nhà Phương (tức "Phương Bờm", trú tại phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa) đòi nợ thuê. Vì chưa có tiền trả nên hai bên xảy ra cự cãi, sau đó xô sát. Phương rút hung khí thủ sẵn trong nhà đuổi đánh nhóm T..
Nhóm đối tượng liên quan đến tín dụng đen và đòi nợ thuê bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh Internet.
Chạy đến đầu phố, Phương bắt kịp liền vung kiếm chém liên tiếp vào người T. khiến nạn nhân ngã gục xuống đường với cánh tay gần như đứt lìa. Được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng T. đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Hung thủ bị bắt ngay sau khi gây án.
Trước đó không lâu, vào khoảng trung tuần tháng 6, người dân thành Vinh rúng động trước hoạt động liều lĩnh của băng nhóm chuyên dùng súng đòi nợ thuê. Suốt thời gian gần hai tuần, anh Hoàng Thế Q. (SN 1983, trú tại TP.Vinh, Nghệ An) liên tục nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ với nội dung sặc mùi "xã hội đen": "Nếu không nhanh chóng trả số tiền nợ 130 triệu đồng, cả nhà anh sẽ bị giết chết, phá sạch nhà cửa bất cứ lúc nào". Dù đã nhiều lần thanh minh nhưng đối tượng vẫn tiếp tục chiêu bài "khủng bố" qua điện thoại với tần suất ngày một dày đặc thêm.
Sau nhiều ngày bị "khủng bố", anh Q. lo sợ báo công an, song chưa kịp thực hiện, một nhóm thanh niên mặt mày dữ tợn đã xông vào nhà anh chửi bới, tay lăm lăm hung khí đe dọa. Để thị uy, nhóm đòi nợ đã dùng súng tự chế bắn liên tiếp hai phát vào nóc nhà và đốt pháo cối ném vào khuôn viên nhà anh Q.. Hành động xong, cả nhóm lên xe phóng đi.
Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan công an đã tiến hành điều tra làm rõ danh tính các đối tượng trên. Mọi biến động của chúng đã nằm trong tầm kiểm soát của tổ công tác. Sau thời gian ẩn náu, chúng bất ngờ xuất hiện trở lại, tiếp tục "khủng bố" anh Q.. Khi đang nhận 55 triệu đồng từ tay anh này, một đối tượng đã bị lực lượng trinh sát bắt quả tang.
Các đối tượng lên xe định tháo chạy nhưng đã bị các trinh sát vòng ngoài và nhân dân vây chặt bắt gọn. Được biết, cơ quan CSĐT, công an tỉnh Nghệ An đang tiếp tục điều tra mở rộng án, tiến hành thu giữ khẩu súng tự chế, hoàn chỉnh hồ sơ để truy tố các đối tượng trước pháp luật.
Thủ đô Hà Nội cũng được coi là điểm nóng về hiện tượng đòi nợ thuê. Nhiều đối tượng thậm chí dùng mìn tự chế để uy hiếp. Hẳn dư luận chưa quên, những ngày cuối năm 2012 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng bằng mìn tại Yên Phụ (Hà Nội). Mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc vay nợ. Nạn nhân thiệt mạng cũng là "tội đồ" của trò vay "nóng" trả "nguội". Do bị thúc ép về tiền bạc, chủ nợ đã cùng quẫn mang súng và mìn tự chế đến nhà con nợ "xử lý", thế nhưng chính mình lại lãnh hậu quả.
ĐBQH Nguyễn Thị Khá.
Sẽ có "đòi nợ thuê"chuyên nghiệp?
Dễ bị phần tử xấu lợi dụng Được biết, TP.HCM có 19 công ty dịch vụ đòi nợ thuê. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy 5 năm qua, các công ty này đã ký 1.090 hợp đồng đòi nợ với tổng số tiền ủy quyền 1.125 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ thu 158 tỷ đồng, đạt tỷ lệ khoảng 14%. UBND thành phố cho biết, đây là hoạt động kinh doanh dịch vụ phức tạp, có liên quan nhiều đến an ninh trật tự, dễ bị phần tử xấu lợi dụng để hoạt động theo kiểu xã hội đen mặc dù hầu hết các hợp đồng đòi nợ đều có ủy quyền, thông báo cho công an phường, xã, báo cáo định kỳ cho công an theo quy định. |
Thông thường, chủ nợ muốn mướn giang hồ chuyên nghiệp đều phải trình bày giấy tờ chứng minh con nợ đang vay tiền của mình và cố tình chây ỳ không trả. Sau khi có được thông tin, vệ tinh sẽ nhanh chóng xác minh con nợ mình sắp đòi thuộc dạng nào, "số má" ra sao để có thể đưa ra tỷ lệ ăn chia với chủ nợ.
Đầu tiên, bọn chúng sẽ "nắn gân" hay còn gọi là "đo máu" thử xem con nợ thuộc dạng gì, độ gan lì đến đâu. Nếu là dân "mềm" có thể nắn được, thì chỉ qua tin nhắn, một cuộc điện thoại xưng danh, hay một vài tay giang hồ nào đó có "số má" quanh quẩn ở khu vực con nợ đang cư trú thì mọi chuyện sẽ kết thúc, con nợ chắc chắn sẽ cầm cố, chạy vạy mọi nơi miễn sao có đủ tiền nộp cho bọn chúng để được yên thân. Nếu con nợ thuộc dạng "rắn", bọn chúng sẽ bố trí cho vài tên đàn em theo dõi người thân trong gia đình của con nợ để... hăm dọa. Và khi cách thức này không được, bọn chúng mới gây án.
Tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua từng xuất hiện tình trạng "nhân viên thu hồi nợ" của một số công ty mang dáng vẻ bặm trợn đứng trước trụ sở của các doanh nghiệp la lối, khủng bố tinh thần. Chúng thậm chí còn tìm đến tận nhà riêng của lãnh đạo đơn vị nhằm đe dọa vợ con gây áp lực yêu cầu trả nợ. Mỗi lần bị đòi nợ kiểu này, họ chỉ biết gọi điện cầu cứu công an hoặc cảnh sát 113 để can thiệp.
Trước thực trạng bát nháo, vàng thau lẫn lộn này, đề xuất siết chặt hoạt động đòi nợ thuê của bộ Tài chính được dư luận đánh giá cao. Khi được hỏi, rất nhiều các chuyên gia đã bảy tỏ thái độ ủng hộ ý tưởng này. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ĐBQH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định: "Thực tế hiện nay tình trạng đòi nợ thuê kiểu xã hội đen đang gây bất an trong dư luận, khiến cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Do đó, dự thảo được sửa đổi và đưa ra lấy ý kiến trong thời điểm này là vô cùng cần thiết".
Theo quan điểm của ĐBQH Nguyễn Thị Khá, việc nhân viên thu nợ phải mặc trang phục của công ty, đeo thẻ và có giấy giới thiệu khi hành nghề sẽ giúp cho dịch vụ này trở nên quy củ hơn. "Có lẽ chúng ta cần có những lớp đào tạo nghiệp vụ đòi nợ thuê để đào tạo ra những nhân viên không chỉ biết mặc đồng phục khi đi đòi nợ mà còn phải có những kỹ năng hiệu quả, an toàn được sử dụng hợp lý và chính thống.
Khi công ty nào đó sa thải nhân viên thì phải thu hồi trang phục, thẻ, giấy giới thiệu để tránh người đó hành nghề bên ngoài gây mất uy tín. Cá nhân tôi ủng hộ dự thảo này, theo tôi ban sửa đổi dự thảo cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng với những yêu cầu chặt chẽ để luật đi vào thực tế", bà Khá nhấn mạnh.
Dưới góc độ "người trong cuộc", lãnh đạo công ty cổ phần dịch vụ đòi nợ Song Long chia sẻ với PV: "Việc trang bị đồng phục, thẻ cho nhân viên tất nhiên sẽ khá tốn kém kinh phí của công ty. Tuy nhiên trong thời buổi "vàng thau lẫn lộn" như hiện nay, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này của bộ Tài chính". Theo lời lãnh đạo này, hiện công ty Song Long đang tiến hành trang bị trang phục, thẻ cũng như cấp giấy giới thiệu cho nhân viên trước khi đi làm việc theo đúng quy định.
BTV