T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) - Kim Loan (Mộng Tuyền) được mỹ hiệu Ảnh hậu sân khấu của nhật báo Trắng Đen (trước năm 1975) do độc giả, khán giả và các nhà báo uy tín bầu chọn. Mộng Tuyền, cô đào thành công vang dội trên sân khấu và màn ảnh trước 1975 nhưng đi quá nửa đời ngưuời vẫn chưa tìm được cho mình một hạnh phúc đích thực. Dẫu vậy, người phụ nữ hồn nhiên này vẫn dám sống hết mình với nghệ thuật. Ở tuổi 64,* bà vẫn quyết định làm liveshow cải lương tại Cần Thơ.Vào nghề phải "độn ngực, mang giày cao"
Sinh năm 1947 tại Cẩn Thơ, Kim Loan tham gia ca hát từ những ngày còn rất nhỏ, tính đến nay đã hơn 50 năm ăn cơm nghệ thuật. Năm cô 11 tuổi, Kim Loan theo học cổ nhạc với sự chỉ bảo và dạy dỗ của thầy nhạc Ba Cứ. Kim Loan xem vợ chồng thầy Ba Cứ như là ba mẹ* nuôi của mình. Cô bé Kim Loan cùng thầy rong ruổi trên những nẻo đường quê hương Cần Thơ, Vĩnh Long vừa học nghề vừa đi hát kiếm tiền gởi về giúp đỡ gia đình.
Năm 1961, Kim Loan đầu quân cho đoàn Hoa Sen tại Sài Gòn của ông bầu Bảy Cao. Còn nhỏ, chân mang giày cao gót hơn cả tấc, ngực độn cả lớp mút cho giống thiếu nữ, tập quan sát các đàn chị như Diệu Hiền, Ánh Hồng để hóa thân vào các vài người lớn, Kim Loan đã diễn xuất tròn vài Huyền trong vợ Nhà chợ một đêm mưa - vai diễn đã đưa Kim Loan bước ra ánh sáng sân khấu nơi đô thành. Năm 1962, Kim Loan đầu quân cho đoàn Phương Nam và thành công khi thủ vai Xuân Hoa trong tuồng Đông về lạng xác hoa và Phương Loan trong vở Nửa kiếp oan thù.Được sự đưa đường dẫn lối của soạn giả Nguyễn Phương, bà bầu Thơ đã mời Kim Loan về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn chung với Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bích Sơn... vào* năm 1963. Bên cạnh một Thanh Nga tài sắc, một Ngọc Giàu hát hay, diễn giỏi, Kim Loan vẫn tỏa sáng và có vị trí của riêng mình.
Tài không đợi tuổi
Khi bà bầu Thơ cho dựng vợ Phu tử tòng tử, vai vũ nữ Thu Lan giao cho nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu, nhưng vì có những chuyện riêng bất đồng, Ngọc Giàu không nhận vai và rời đoàn, bà bầu Thơ đã giao vai cho Kim Loan. Chính nhờ khả năng trình diễn xuất sắc khi thủ vai vũ nữ Thu Lan trong vở diễn này, Kim Loan đã được trao tặng Huy chương vàng giải Thanh Tâm 1963, cùng năm với Bạch Tuyết, Trương Ánh Loan, Tấn Tài, Thanh Tú, Diệp Lang. Trong giai đoạn ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, Mộng Tuyền từng cùng Thẩm Thúy Hằng chia nhau vai diễn vũ nữ Cẩm Lệ trong tuồng Bóng chim tăm ca cùng Thành Được, Thanh Tú, Ngọc Nuôi...
Khán giả mê cải lương cũng từng xem Thanh Nga và Mộng Tuyền cùng nhau thể hiện vai diễn Dương Quý Phi trong vở tuồng An Lộc Sơn, vai cô con gái trong vở Mẹ - Kỳ quan vũ trụ trên sân khấu đoàn Tiếng hát dân tộc năm 1974...
Hoa khôi màn ảnh trắng đen
Trên truyền hình, trong các ban Bích Thuận, ban Mộng Tuyền, ban Kiều Mai Lý, ban Thanh Minh... Mộng Tuyền cũng thành công trong rất nhiều vai diễn khác nhau. Cô còn lập ban kịch Mộng Tuyền. Cuối năm 1966, Kim Loan bắt đầu được nhiều đạo diễn mời tham gia đóng phim, lúc này bên tân nhạc đang nổi lên một ca sĩ mới tên Kim Loan nên Kim Loan đổi nghệ danh là Mộng Tuyền. Từ khi đổi nghệ danh, tài năng và sự nghiệp của cô càng bước vào giai đoạn hoàng kim, tột đỉnh.
Sau ngày nữ nghệ sĩ Thanh Nga mất, Mộng Tuyền lại vụt sáng khi thay thế hầu như tất cả các vai Thanh Nga. Với vai Vân trong vở Bóng tối và ánh sáng (một vai diễn thành công của cố nghệ sĩ Thanh Nga), Mộng Tuyền đoạt Huy chương vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc tại Hải Phòng. Về đoàn Trần Hữu Trang, Mộng Tuyền hóa thanh làm nàng Kiều Nguyệt Nga trong vở diễn cùng tên rất ấn tượng bên cạnh Ngọc Giàu trong vai Lục Vân Tiên."Tứ đại mỹ nhân" làng điện ảnh
Cùng với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh... Mộng Tuyền được xem là đại diện của “nhan sắc Sài Gòn”. Xuất hiện lần đầu tiên trên màn bạc qua bộ phim hành động 11 giờ 30 của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, nhan sắc tươi mát của Mộng Tuyền đã tạo được dấu ấn đặc biệt. Năm 1970, Mộng Tuyền tham gia vai Loan trong phim Chân trời tím do Liên Ảnh sản xuất, với kinh phí 7 triệu đồng. Bộ phim đoạt giải ba giải vàng về văn học nghệ thuật trước năm 1975 và đạt doanh thu gần 50 triệu đồng.
Năm 1971, Mộng Tuyền cùng La Thoại Tân, Huy Cường, Thanh Lan xuất hiện trong Gánh hàng hoa của đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Đây là một trong những phim màu màn ảnh rộng, hình ảnh và chất lượng thuộc hàng tốt nhất của miền Nam khi ấy. Đây là một bộ phim ghi điểm son cho Mộng Tuyền trong nghề điện ảnh. Đạo điễn Lê Hoàng Hoa, người mời Mộng Tuyền tham gia phim ảnh đầu tiên nhận xét : “Vẻ đẹp trong sáng của Mộng Tuyền là một làn gió mới tươi mát, là con suối nhỏ nên thơ cho màn ảnh Sài Gòn”. Sau năm 1976, Mộng Tuyền* tham gia bộ phim truyền hình đầu tiên của TP.HCM - Cô Nhíp. Nhiều khán giả sau giải phóng vẫn nhớ vai diễn đặc biệt của Mộng Tuyền, kỹ sư Tuyết Anh, trong phim Trang giấy mới của đạo diễn Lê Dân năm 1979. Đó chính là bước tiến quan trọng, sự hòa nhập với đời sống văn nghệ của Mộng Tuyền sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
Tháng 9.1988, Mộng Tuyền định cư ở Pháp rồi chuyển sang sinh sống với chồng tại Úc. Cô chủ yếu ở nhà làm nội trợ, khi buồn, cô ra tiệm bán trái cây của người em để phụ giúp hoặc tham gia ca hát tại các buổi sinh hoạt của Việt kiều. Về lại Viêt Nam, Mộng Tuyền tham gia đóng phim Tôi là ngôi sao, ra CD Nhớ mãi mưa rừng, thực hiện liveshow Về với quê hương rất được khán giả yêu thích.
Hồng nhan “lận đận”
Tuy là một bóng hồng hương sắc, nhưng nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền kém may mắn trong đường tình duyên. Lúc trẻ, nhiều soạn giả, công tử, đại gia, thiếu gia... kể cả những “ông lớn” theo đuổi “người đẹp Tây Đô” này. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Mộng Tuyền lên xe hoa với Đại tá quân đội của chế độ cũ Nguyễn Văn Nam. Cuộc hôn nhân đầu tiên ngay trong ngày thành hôn trở thành nỗi ám ảnh không ngờ với một cô gái trinh trắng 21 tuổi. Mộng Tuyền sống bên chồng với lòng biết ơn, sự trung thành, hy sinh. Thời gian này, Mộng Tuyền thường đi nhà thờ Fatima vì cô đau khổ trước những đớn đau của cuộc đời mà khi còn là một cô đào hát trinh nguyên, Tuyền không bao giờ biết được.
“Năm Mậu Thân 1968, thiết quân luật, 6 giờ chiều đã đóng cửa không cho ra đường, Mộng Tuyền không đi hát được đành phải lấy chồng để có tiền nuôi đại gia đình mấy chục con người. Nghệ sĩ hồi đó không khôn lanh như bây giờ, làm hôm nay tiêu hết hôm nay, nghỉ hát bữa nào đứt tiền bữa đó, dù catse đóng phim và đi hát được rất nhiều tiền. Chồng của Tuyền là quan chức, trước khi cưới, ông ta đã cho Mộng Tuyền một cặp táp samsonite tiền, tới 10 triệu đồng. Vàng hồi đó có 3.000 đồng một lượng, nói vậy mới thấy 10 triệu đồng lớn tới cỡ nào. Tuyền để lại tất cả tiền bạc lại cho cha mẹ, kéo theo cả đàn em qua sống nhà chồng. Tuyền không có tình yêu nhưng có sự biết ơn”, Mộng Tuyền tâm sự.Cuối 1973, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đúng 18 tháng, Mộng Tuyền lặng lẽ âm thầm dắt các em rời khỏi mái nhà chung sống với chồng, cô không về nhà ba mẹ mà thuê một căn hộ cao cấp nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay để sống cùng các em.
Sau năm 1975, Mộng Tuyền sống như vợ chồng với bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương, rồi sau đó cả hai lặng lẽ chia tay mà phần thua thiệt và mang tiếng, người đẹp này cam phận lãnh một mình. Sau đó, Mộng Tuyền lấy một thương gia, cô cùng chồng sang Pháp sinh sống. Họ kinh doanh đồ cổ tại quận 13, Paris. Cuộc hôn nhân này tan vỡ, Mộng Tuyền cô đơn một mình. Tình yêu tưởng như đã chết trong tim của người nghệ sĩ xinh đẹp, nhưng rồi chị lại gặp người chồng hiện tại và theo chồng sang Úc sinh sống.
Trước thông tin cho rằng Mộng Tuyền tham vàng bỏ ngãi, chị thẳng thắn chia sẻ:- Chị nghĩ sao về câu hồng nhan bạc phận?
Cũng nhiều người nói về tôi như vậy, nhưng tôi đều phản đối. Thật ra, mình lỡ yêu thương nhiều thì đau khổ nhiều thôi. Về cuộc hôn nhân đầu đời, tôi không quá hối hận mà chỉ nghĩ đó là sự hy sinh.
- Nghĩa là cuộc hôn nhân ấy không có tình yêu mà chỉ vì tiền?
Nói đó là cuộc hôn nhân vì đời sống sẽ đúng hơn là vì tiền.
- Thời đó chị chấp nhận san sẻ tình riêng để chồng trăng hoa và chịu mang tiếng xấu. Chị có thấy mình là người đàn bà dễ dãi trong tình yêu và yếu đuối?
Tôi không dễ dãi hay yếu đuối gì cả. Thật ra do tôi không có thời gian để ý đến chuyện tình cảm vợ chồng. Với lại hồi đó tôi còn trẻ nên quan niệm chuyện quan hệ chăn gối là gớm lắm. Có lẽ thời đó người lớn không dạy nên tôi sơ sót.
Theo CSTC
2sao.net
Sinh năm 1947 tại Cẩn Thơ, Kim Loan tham gia ca hát từ những ngày còn rất nhỏ, tính đến nay đã hơn 50 năm ăn cơm nghệ thuật. Năm cô 11 tuổi, Kim Loan theo học cổ nhạc với sự chỉ bảo và dạy dỗ của thầy nhạc Ba Cứ. Kim Loan xem vợ chồng thầy Ba Cứ như là ba mẹ* nuôi của mình. Cô bé Kim Loan cùng thầy rong ruổi trên những nẻo đường quê hương Cần Thơ, Vĩnh Long vừa học nghề vừa đi hát kiếm tiền gởi về giúp đỡ gia đình.
Năm 1961, Kim Loan đầu quân cho đoàn Hoa Sen tại Sài Gòn của ông bầu Bảy Cao. Còn nhỏ, chân mang giày cao gót hơn cả tấc, ngực độn cả lớp mút cho giống thiếu nữ, tập quan sát các đàn chị như Diệu Hiền, Ánh Hồng để hóa thân vào các vài người lớn, Kim Loan đã diễn xuất tròn vài Huyền trong vợ Nhà chợ một đêm mưa - vai diễn đã đưa Kim Loan bước ra ánh sáng sân khấu nơi đô thành. Năm 1962, Kim Loan đầu quân cho đoàn Phương Nam và thành công khi thủ vai Xuân Hoa trong tuồng Đông về lạng xác hoa và Phương Loan trong vở Nửa kiếp oan thù.Được sự đưa đường dẫn lối của soạn giả Nguyễn Phương, bà bầu Thơ đã mời Kim Loan về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga diễn chung với Thanh Nga, Ngọc Giàu, Bích Sơn... vào* năm 1963. Bên cạnh một Thanh Nga tài sắc, một Ngọc Giàu hát hay, diễn giỏi, Kim Loan vẫn tỏa sáng và có vị trí của riêng mình.
Tài không đợi tuổi
Khi bà bầu Thơ cho dựng vợ Phu tử tòng tử, vai vũ nữ Thu Lan giao cho nữ nghệ sĩ Ngọc Giàu, nhưng vì có những chuyện riêng bất đồng, Ngọc Giàu không nhận vai và rời đoàn, bà bầu Thơ đã giao vai cho Kim Loan. Chính nhờ khả năng trình diễn xuất sắc khi thủ vai vũ nữ Thu Lan trong vở diễn này, Kim Loan đã được trao tặng Huy chương vàng giải Thanh Tâm 1963, cùng năm với Bạch Tuyết, Trương Ánh Loan, Tấn Tài, Thanh Tú, Diệp Lang. Trong giai đoạn ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga, Mộng Tuyền từng cùng Thẩm Thúy Hằng chia nhau vai diễn vũ nữ Cẩm Lệ trong tuồng Bóng chim tăm ca cùng Thành Được, Thanh Tú, Ngọc Nuôi...
Khán giả mê cải lương cũng từng xem Thanh Nga và Mộng Tuyền cùng nhau thể hiện vai diễn Dương Quý Phi trong vở tuồng An Lộc Sơn, vai cô con gái trong vở Mẹ - Kỳ quan vũ trụ trên sân khấu đoàn Tiếng hát dân tộc năm 1974...
Hoa khôi màn ảnh trắng đen
Trên truyền hình, trong các ban Bích Thuận, ban Mộng Tuyền, ban Kiều Mai Lý, ban Thanh Minh... Mộng Tuyền cũng thành công trong rất nhiều vai diễn khác nhau. Cô còn lập ban kịch Mộng Tuyền. Cuối năm 1966, Kim Loan bắt đầu được nhiều đạo diễn mời tham gia đóng phim, lúc này bên tân nhạc đang nổi lên một ca sĩ mới tên Kim Loan nên Kim Loan đổi nghệ danh là Mộng Tuyền. Từ khi đổi nghệ danh, tài năng và sự nghiệp của cô càng bước vào giai đoạn hoàng kim, tột đỉnh.
Sau ngày nữ nghệ sĩ Thanh Nga mất, Mộng Tuyền lại vụt sáng khi thay thế hầu như tất cả các vai Thanh Nga. Với vai Vân trong vở Bóng tối và ánh sáng (một vai diễn thành công của cố nghệ sĩ Thanh Nga), Mộng Tuyền đoạt Huy chương vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc tại Hải Phòng. Về đoàn Trần Hữu Trang, Mộng Tuyền hóa thanh làm nàng Kiều Nguyệt Nga trong vở diễn cùng tên rất ấn tượng bên cạnh Ngọc Giàu trong vai Lục Vân Tiên."Tứ đại mỹ nhân" làng điện ảnh
Cùng với nữ minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh... Mộng Tuyền được xem là đại diện của “nhan sắc Sài Gòn”. Xuất hiện lần đầu tiên trên màn bạc qua bộ phim hành động 11 giờ 30 của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, nhan sắc tươi mát của Mộng Tuyền đã tạo được dấu ấn đặc biệt. Năm 1970, Mộng Tuyền tham gia vai Loan trong phim Chân trời tím do Liên Ảnh sản xuất, với kinh phí 7 triệu đồng. Bộ phim đoạt giải ba giải vàng về văn học nghệ thuật trước năm 1975 và đạt doanh thu gần 50 triệu đồng.
Năm 1971, Mộng Tuyền cùng La Thoại Tân, Huy Cường, Thanh Lan xuất hiện trong Gánh hàng hoa của đạo diễn Lê Mộng Hoàng. Đây là một trong những phim màu màn ảnh rộng, hình ảnh và chất lượng thuộc hàng tốt nhất của miền Nam khi ấy. Đây là một bộ phim ghi điểm son cho Mộng Tuyền trong nghề điện ảnh. Đạo điễn Lê Hoàng Hoa, người mời Mộng Tuyền tham gia phim ảnh đầu tiên nhận xét : “Vẻ đẹp trong sáng của Mộng Tuyền là một làn gió mới tươi mát, là con suối nhỏ nên thơ cho màn ảnh Sài Gòn”. Sau năm 1976, Mộng Tuyền* tham gia bộ phim truyền hình đầu tiên của TP.HCM - Cô Nhíp. Nhiều khán giả sau giải phóng vẫn nhớ vai diễn đặc biệt của Mộng Tuyền, kỹ sư Tuyết Anh, trong phim Trang giấy mới của đạo diễn Lê Dân năm 1979. Đó chính là bước tiến quan trọng, sự hòa nhập với đời sống văn nghệ của Mộng Tuyền sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
Tháng 9.1988, Mộng Tuyền định cư ở Pháp rồi chuyển sang sinh sống với chồng tại Úc. Cô chủ yếu ở nhà làm nội trợ, khi buồn, cô ra tiệm bán trái cây của người em để phụ giúp hoặc tham gia ca hát tại các buổi sinh hoạt của Việt kiều. Về lại Viêt Nam, Mộng Tuyền tham gia đóng phim Tôi là ngôi sao, ra CD Nhớ mãi mưa rừng, thực hiện liveshow Về với quê hương rất được khán giả yêu thích.
Hồng nhan “lận đận”
Tuy là một bóng hồng hương sắc, nhưng nữ nghệ sĩ Mộng Tuyền kém may mắn trong đường tình duyên. Lúc trẻ, nhiều soạn giả, công tử, đại gia, thiếu gia... kể cả những “ông lớn” theo đuổi “người đẹp Tây Đô” này. Sau biến cố Tết Mậu Thân, Mộng Tuyền lên xe hoa với Đại tá quân đội của chế độ cũ Nguyễn Văn Nam. Cuộc hôn nhân đầu tiên ngay trong ngày thành hôn trở thành nỗi ám ảnh không ngờ với một cô gái trinh trắng 21 tuổi. Mộng Tuyền sống bên chồng với lòng biết ơn, sự trung thành, hy sinh. Thời gian này, Mộng Tuyền thường đi nhà thờ Fatima vì cô đau khổ trước những đớn đau của cuộc đời mà khi còn là một cô đào hát trinh nguyên, Tuyền không bao giờ biết được.
“Năm Mậu Thân 1968, thiết quân luật, 6 giờ chiều đã đóng cửa không cho ra đường, Mộng Tuyền không đi hát được đành phải lấy chồng để có tiền nuôi đại gia đình mấy chục con người. Nghệ sĩ hồi đó không khôn lanh như bây giờ, làm hôm nay tiêu hết hôm nay, nghỉ hát bữa nào đứt tiền bữa đó, dù catse đóng phim và đi hát được rất nhiều tiền. Chồng của Tuyền là quan chức, trước khi cưới, ông ta đã cho Mộng Tuyền một cặp táp samsonite tiền, tới 10 triệu đồng. Vàng hồi đó có 3.000 đồng một lượng, nói vậy mới thấy 10 triệu đồng lớn tới cỡ nào. Tuyền để lại tất cả tiền bạc lại cho cha mẹ, kéo theo cả đàn em qua sống nhà chồng. Tuyền không có tình yêu nhưng có sự biết ơn”, Mộng Tuyền tâm sự.Cuối 1973, trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đúng 18 tháng, Mộng Tuyền lặng lẽ âm thầm dắt các em rời khỏi mái nhà chung sống với chồng, cô không về nhà ba mẹ mà thuê một căn hộ cao cấp nằm trên đường Mạc Đĩnh Chi ngày nay để sống cùng các em.
Sau năm 1975, Mộng Tuyền sống như vợ chồng với bầu Xuân đoàn Dạ Lý Hương, rồi sau đó cả hai lặng lẽ chia tay mà phần thua thiệt và mang tiếng, người đẹp này cam phận lãnh một mình. Sau đó, Mộng Tuyền lấy một thương gia, cô cùng chồng sang Pháp sinh sống. Họ kinh doanh đồ cổ tại quận 13, Paris. Cuộc hôn nhân này tan vỡ, Mộng Tuyền cô đơn một mình. Tình yêu tưởng như đã chết trong tim của người nghệ sĩ xinh đẹp, nhưng rồi chị lại gặp người chồng hiện tại và theo chồng sang Úc sinh sống.
Trước thông tin cho rằng Mộng Tuyền tham vàng bỏ ngãi, chị thẳng thắn chia sẻ:- Chị nghĩ sao về câu hồng nhan bạc phận?
Cũng nhiều người nói về tôi như vậy, nhưng tôi đều phản đối. Thật ra, mình lỡ yêu thương nhiều thì đau khổ nhiều thôi. Về cuộc hôn nhân đầu đời, tôi không quá hối hận mà chỉ nghĩ đó là sự hy sinh.
- Nghĩa là cuộc hôn nhân ấy không có tình yêu mà chỉ vì tiền?
Nói đó là cuộc hôn nhân vì đời sống sẽ đúng hơn là vì tiền.
- Thời đó chị chấp nhận san sẻ tình riêng để chồng trăng hoa và chịu mang tiếng xấu. Chị có thấy mình là người đàn bà dễ dãi trong tình yêu và yếu đuối?
Tôi không dễ dãi hay yếu đuối gì cả. Thật ra do tôi không có thời gian để ý đến chuyện tình cảm vợ chồng. Với lại hồi đó tôi còn trẻ nên quan niệm chuyện quan hệ chăn gối là gớm lắm. Có lẽ thời đó người lớn không dạy nên tôi sơ sót.
Theo CSTC
2sao.net