T
T$
Guest
Các giới chức Hoa Kỳ và Canada cho biết họ sẵn sàng thảo luận với các lãnh đạo đối lập của Miến Điện về việc cấm vận đối với nước này để đáp lại lời kêu gọi của bà Aung San Suu Kyi.
Hôm qua, Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của Miến Điện nói rằng nên duy trì các biện pháp trừng phạt chừng nào mà Miến Điện còn giam giữ trên 2.000 tù nhân chính trị.
Nhưng tổ chức này này kêu gọi mở các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ, Liên hiệp Cja, Canada và Australia để cứu xét “khi nào, làm thế nào và trong tình huống nào” thì các biện pháp trừng phát có thể được sửa đổi để thắng tiến dân chủ, nhân quyền và một “môi trường kinh tế lành mạnh.”
Hôm qua, một giới chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ thảo luận về tính hữu hiệu và tác động của cuộc cấm vận của Hoa Kỳ đối với các thành phần có liên quan ở Miến Điện, kể cả phe dân chủ đối lập, các sắc tộc thiểu số và cộng đồng quốc tế.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ này nói các biện pháp trừng phạt nhắm mục đích làm áp lực với chính quyền Miến Điện phải tôn trọng nhân quyền, phóng thích tù nhân chính trị và mở các cuộc đối thoại chân thành với các nhà lãnh đạo đối lập và các sắc tộc.
Một người phát ngôn của chính phủ Canada cho biết Canada “hoan nghênh một cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ và các nhóm ủng hộ dân chủ khác để bàn về cách nào là tốt nhất để quảng bá dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền ở Miến Điện.
Hôm qua, Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của Miến Điện nói rằng nên duy trì các biện pháp trừng phạt chừng nào mà Miến Điện còn giam giữ trên 2.000 tù nhân chính trị.
Nhưng tổ chức này này kêu gọi mở các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ, Liên hiệp Cja, Canada và Australia để cứu xét “khi nào, làm thế nào và trong tình huống nào” thì các biện pháp trừng phát có thể được sửa đổi để thắng tiến dân chủ, nhân quyền và một “môi trường kinh tế lành mạnh.”
Hôm qua, một giới chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng Hoa Kỳ thảo luận về tính hữu hiệu và tác động của cuộc cấm vận của Hoa Kỳ đối với các thành phần có liên quan ở Miến Điện, kể cả phe dân chủ đối lập, các sắc tộc thiểu số và cộng đồng quốc tế.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ này nói các biện pháp trừng phạt nhắm mục đích làm áp lực với chính quyền Miến Điện phải tôn trọng nhân quyền, phóng thích tù nhân chính trị và mở các cuộc đối thoại chân thành với các nhà lãnh đạo đối lập và các sắc tộc.
Một người phát ngôn của chính phủ Canada cho biết Canada “hoan nghênh một cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ và các nhóm ủng hộ dân chủ khác để bàn về cách nào là tốt nhất để quảng bá dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền ở Miến Điện.