T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Nhiều người bị đưa ra xét xử theo luật an ninh quốc gia
Chính quyền ông Obama hôm thứ Năm bày tỏ quan ngại về tình trạng "sa sút" của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, và khẳng định rằng việc tiến tới tự do cá nhân là nội dung then chốt trong chính sách của Hoa Kỳ tại Á châu, hãng tin AP tường thuật.
Một ví dụ được đưa ra là cách thức Hà Nội xử lý các blogger, những người bị truy tố theo luật an ninh quốc gia.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Dan Baer, nói với một ủy ban quốc hội rằng chính phủ độc tài Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc mở rộng việc sử dụng Internet, nhưng lại giảm bớt giá trị của việc này khi ngăn chặn tự do trao đổi ý kiến.
Ông Baer mô tả các quy định về an ninh quốc gia của Việt Nam là hà khắc.
Các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đã thúc giục chính quyền hãy nhấn mạnh việc cổ súy cho nhân quyền, dân chủ là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ tại Á châu, qua đó nhằm nâng hiện diện quân sự và thúc đẩy thương mại của Hoa Kỳ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Điều làm cho chúng ta khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh độc tài, và sẽ đặt nền móng cho một di sản thật sự của Mỹ ở Đông Á, chính là cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quyền tự do cá nhân," Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói.
Việt Nam là một trong những mục tiêu Washington muốn tiếp cận, nhưng hồ sơ nhân quyền kém của Hà Nội khiến việc tiếp cận trở thành vấn đề gây lúng túng.
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào cuối thập niên 1980 và muốn hội nhập thế giới, nhưng vẫn là một nhà nước độc đảng, kiểm soát chặt chẽ quyền tự do ngôn luận và quyền bày tỏ chính kiến.
Các nhà hoạt động, bao gồm cả blogger, thường xuyên bị bắt và bị cầm tù.
"Chính phủ cần thấy rằng việc mở rộng mức sử dụng Internet mà họ đang tự hào là không có giá trị hoàn toàn nếu như người dân không được trao đổi ý kiến," ông Baer, người chuyên theo dõi về nhân quyền, dân chủ và các tiêu chuẩn lao động, nói.
Ông cũng lưu ý rằng sự tiến bộ của Việt Nam cách đây vài năm về tự do tôn giáo đã bị chững lại.
Tuy nhiên cũng có một số tin sáng sủa. Hồi tháng Giêng, chính phủ Hà Nội đã trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ Việt kiều Nguyễn Quốc Quân, và tháng Hai là luật sư nhân quyền từng được Hoa Kỳ đào tạo, ông Lê Công Định.
Tuy nhiên, những tiến bộ này đã bị lu mờ bởi việc hàng chục nhà hoạt động khác gần đây bị kết tội và chịu những án tù giam nặng nề.
Không hài lòng về việc Việt Nam không cải thiện tình hình nhân quyền, Hoa Kỳ đã hoãn cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm, lẽ ra được thực hiện vào cuối năm 2012.
Các quan chức nói với hãng tin AP rằng cuộc đối thoại tiếp theo nay đã được dàn xếp, và sẽ diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng Tư.
Ông Baer cho biết Hoa Kỳ sẽ "tiếp tục thể hiện quan điểm một cách cứng rắn" với Hà Nội về các quan ngại liên quan tới nhân quyền.
Ông nói Hoa Kỳ cũng sẽ nêu vấn đề tự do Internet và các điều kiện lao động trong các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại khu vực được Hoa Kỳ hậu thuẫn có liên quan đến Việt Nam.
Theo BBC Vietnamese
Chính quyền ông Obama hôm thứ Năm bày tỏ quan ngại về tình trạng "sa sút" của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, và khẳng định rằng việc tiến tới tự do cá nhân là nội dung then chốt trong chính sách của Hoa Kỳ tại Á châu, hãng tin AP tường thuật.
Một ví dụ được đưa ra là cách thức Hà Nội xử lý các blogger, những người bị truy tố theo luật an ninh quốc gia.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Dan Baer, nói với một ủy ban quốc hội rằng chính phủ độc tài Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc mở rộng việc sử dụng Internet, nhưng lại giảm bớt giá trị của việc này khi ngăn chặn tự do trao đổi ý kiến.
Ông Baer mô tả các quy định về an ninh quốc gia của Việt Nam là hà khắc.
Các thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đã thúc giục chính quyền hãy nhấn mạnh việc cổ súy cho nhân quyền, dân chủ là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ tại Á châu, qua đó nhằm nâng hiện diện quân sự và thúc đẩy thương mại của Hoa Kỳ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Điều làm cho chúng ta khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh độc tài, và sẽ đặt nền móng cho một di sản thật sự của Mỹ ở Đông Á, chính là cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quyền tự do cá nhân," Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio nói.
Việt Nam là một trong những mục tiêu Washington muốn tiếp cận, nhưng hồ sơ nhân quyền kém của Hà Nội khiến việc tiếp cận trở thành vấn đề gây lúng túng.
Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào cuối thập niên 1980 và muốn hội nhập thế giới, nhưng vẫn là một nhà nước độc đảng, kiểm soát chặt chẽ quyền tự do ngôn luận và quyền bày tỏ chính kiến.
"Chính phủ cần thấy rằng việc mở rộng mức sử dụng Internet mà họ đang tự hào là không có giá trị hoàn toàn nếu như người dân không được trao đổi ý kiến."
Dan Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
Các nhà hoạt động, bao gồm cả blogger, thường xuyên bị bắt và bị cầm tù.
"Chính phủ cần thấy rằng việc mở rộng mức sử dụng Internet mà họ đang tự hào là không có giá trị hoàn toàn nếu như người dân không được trao đổi ý kiến," ông Baer, người chuyên theo dõi về nhân quyền, dân chủ và các tiêu chuẩn lao động, nói.
Ông cũng lưu ý rằng sự tiến bộ của Việt Nam cách đây vài năm về tự do tôn giáo đã bị chững lại.
Tuy nhiên cũng có một số tin sáng sủa. Hồi tháng Giêng, chính phủ Hà Nội đã trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ Việt kiều Nguyễn Quốc Quân, và tháng Hai là luật sư nhân quyền từng được Hoa Kỳ đào tạo, ông Lê Công Định.
Tuy nhiên, những tiến bộ này đã bị lu mờ bởi việc hàng chục nhà hoạt động khác gần đây bị kết tội và chịu những án tù giam nặng nề.
Không hài lòng về việc Việt Nam không cải thiện tình hình nhân quyền, Hoa Kỳ đã hoãn cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm, lẽ ra được thực hiện vào cuối năm 2012.
Các quan chức nói với hãng tin AP rằng cuộc đối thoại tiếp theo nay đã được dàn xếp, và sẽ diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng Tư.
Ông Baer cho biết Hoa Kỳ sẽ "tiếp tục thể hiện quan điểm một cách cứng rắn" với Hà Nội về các quan ngại liên quan tới nhân quyền.
Ông nói Hoa Kỳ cũng sẽ nêu vấn đề tự do Internet và các điều kiện lao động trong các cuộc đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại khu vực được Hoa Kỳ hậu thuẫn có liên quan đến Việt Nam.
Theo BBC Vietnamese