Mỹ, Nam Triều Tiên mở đàm phán trước cuộc đối thoại Liên Triều

T

T$

Guest
Phó ngoại trưởng Hoa Kỳ James Steinberg cho biết quan hệ mật thiết giữa Washington và Seoul dường như đã buộc Bình Nhưỡng phải tìm cách đối thoại.

Ông Steinberg cho biết: “Sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nam Triều tiên về cả quân sự lẫn chính trị đã gửi cho Bắc Triều Tiên một thông điệp cả quyết rằng họ sẽ không đạt được các mục tiêu qua hành độïng đe dọa và* ép buộc. Ngược lại tất cả những gì họ làm càng khiến cho họ lún sâu hơn vào tình trạng bị cô lập và dẫn tới khả năng khiến cho các biện pháp trừng phạt mà chúng ta thực hiện để đáp lại những* hành động khiêu khích của họ trước đây càng có hiệu quả nhiều hơn.”

Ông Steinberg đưa ra nhận định vừa kể hôm nay sau cuộc hội kiến với Bộ trưởng ngoại giao Nam Triều Tiên Kim Sung-hwan.

Hai nhà ngoại giao đã thảo luận về bản công bố chung của Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Bản công bố bày tỏ lo ngại về chương trình tinh chế uranium của Bắc Triều Tiên và kêu* gọi* Seoul và Bình Nhưỡng mở cuộc đối thoại “chân thành và xây dựng.”

Ngoại trưởng Kim cho ông Steinberg biết rằng Seoul rất tán thành các nhận định này.

Ông Kim nói: “Dựa vào kết quả cuộc họp thượng đỉnh đó tôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục* công cuộc hợp tác và phối hợp trong việc đối phó với Bắc Triều Tiên.”

Ngoại trưởng Kim cũng hoan nghênh bài diễn văn về tình trạng liên bang của Tổng thống Barack Obama, trong đó ông cam kết ủng hộ Seoul và kêu gọi Bình Nhưỡng* thực hiện đầy đủ cam kết từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Chuyến công du của ông Steinberg diễn ra giữa lúc hai miền Triều Tiên chuẩn bị mở lại các cuộc đàm phán về quân sự.

Bình Nhưỡng đã đề nghị mở cuộc họp này và hôm nay Seoul đề nghị mở cuộc* bàn thảo sơ bộ vào ngày 11 tháng Hai.

Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên kể từ khi Bắc Triều Tiên pháo kích vào một hòn đảo của miền Nam hồi tháng 11 làm thiệt mạng 4 người. Tháng Ba năm ngoái, một tàu chiến của Nam Triều Tiên phát nổ và chìm ở Hoàng hải làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng không nhận có can dự vào vụ này mặc dù một cuộc điều tra của quốc tế kết luận* rằng chiếc chiến hạm bị trúng một* ngư lôi của Bắc Triều Tiên.

Phát ngôn viên bộ Thống nhất Nam Triều Tiên Chun Hae Sung thúc giục Bình Nhưỡng đồng ý mở các cuộc họp riêng rẽ về chương trình vũ khí hạt nhân của họ.

Ông Chun nói rằng Bình Nhưỡng nên đáp ứng tích cực lời kêu gọi đàm phán chấm dứt chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, Bộ thống nhất Nam Triều Tiên đã không chính thức gửi điện tín cho miền Bắc yêu cầu mở các cuộc đàm phán riêng về hạt nhân.

Trước đây, Bắc Triều Tiên đã từ chối thảo luận trực tiếp vấn đề hạt nhân với Nam Triều Tiên. Bình Nhưỡng nói rằng chương trình hạt nhân của họ nhằm mục đích ngăn chặn cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ, cho nên vấn đề cần phải được* thảo luận trực tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn cho rằng Seoul và* Bình Nhưỡng phải gặp nhau trước khi có thể nối lại hội nghị 6 nước về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã rút khỏi hội nghị đa quốc năm 2009 vì LHQ lên án cuộc thử nghiệm phi đạn của nước này. Hồi năm 2005, Bắc Triều Tiên đã đồng ý từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ quốc tế và các bảo đảm về an ninh.
 
Back
Top