T
T$
Guest
Bà Lael Brainard, Thứ trưởng phụ trách Quan hệ Quốc tế tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ nói rằng dù đồng nguyên đã được định giá lại, tăng 3,7% từ tháng 6 năm ngoái, Trung Quốc cần tiếp tục cải cách tiền tệ vì đây là điều quan trọng để kinh tế Trung Quốc phát triển. Bà nói:
“Có tiến bộ về mặt tiền tệ nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ đã hài lòng.”
Trong bài nói chuyện hôm thứ Năm tại trụ sở Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung ở Washington, bà Brainard nói rằng khi tính thêm vào lạm phát tại Trung Quốc, đồng nguyên đã tăng giá hơn 10%.
Bà nói rằng dựa trên sự kiện đó và dựa trên lời hứa của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ đã không gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong phúc trình về ngoại tệ mới đây của bộ này.
Các nhà kinh tế Hoa Kỳ ước tính Trung Quốc định giá đồng tiền của mình thấp đến 40%, tạo cho hàng hóa Trung Quốc có giá cực rẻ, gây bất lợi cho những nước cạnh tranh.
Hôm thứ Năm, một nhóm nhà làm luật Hoa Kỳ định vận động một dự luật về tiền tệ của Trung Quốc, dự luật này năm ngoái đã được Hạ Viện thông qua nhưng lên đến Thượng Viện đã thất bại.
Nếu được cả hai viện phê chuẩn, luật này sẽ cho phép Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem việc định giá thấp đồng nguyên là một dạng trợ giá thương mại, và sẽ cho các công ty Mỹ một số biện pháp trả đũa.
Khi được hỏi liệu phía hành pháp có ủng hộ dự luật đó không, bà Brainard trả lời hành pháp và lập pháp có một mục tiêu chung, thúc đẩy để Trung Quốc cho đồng tiền của mình tăng giá, nhưng phương cách đạt mục tiêu của mỗi bên khác nhau:
“Phía chính phủ chúng tôi tin rằng đồng tiền của Trung Quốc vẫn còn dưới giá trị thực sự rất nhiều và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các cơ chế mà chúng tôi có để đeo đuổi mục đích đó.”
Bà Brainard nói rằng một lĩnh vực khác mà Hoa Kỳ thấy có cải thiện là Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết quan tâm của Hoa Kỳ về mở cửa thị trường Trung Quốc.
Bà cho biết kể từ mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách để công ty Hoa Kỳ khỏi bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc, và hồi tháng 12, Trung Quốc cũng nới lỏng một số giới hạn đối với các công ty Mỹ muốn đấu thầu hợp đồng tại Trung Quốc.
Những điểm này cũng đã được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhắc lại trong chuyến đi Mỹ tháng trước.
Tuy nhiên, bà Brainard lưu ý vấn đề ở đây không phải là những gì đã được thỏa thuận trên giấy tờ mà là chuyện gì đã thực sự xảy ra:
“Xin quý vị cứ yên tâm rằng chúng tôi sẽ chú ý đến việc thực thi các cam kết, soạn ra thêm những điểm cụ thể để rồi những thứ đó sẽ biến thành những công ăn việc làm thực sự, những lợi ích thực sự, những hàng xuất khẩu thực sự. Chúng tôi sẽ dùng mọi công cụ thích đáng để biến mọi chuyện thành hiện thực.”
Giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng muốn cải tiến quan hệ thương mại. Trung Quốc muốn tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm tiên tiến của Mỹ, muốn có thêm cơ hội đầu tư tại Mỹ và được tiếp cận thị trường Mỹ giống như nhiều quốc gia khác.
Bà Brainard nói rằng phía Hoa Kỳ sẵn sàng đáp ứng Trung Quốc về các đề tài này, nhưng còn tùy thuộc Trung Quốc đã thực hiện tiến bộ ở mức nào.
“Có tiến bộ về mặt tiền tệ nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ đã hài lòng.”
Trong bài nói chuyện hôm thứ Năm tại trụ sở Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Trung ở Washington, bà Brainard nói rằng khi tính thêm vào lạm phát tại Trung Quốc, đồng nguyên đã tăng giá hơn 10%.
Bà nói rằng dựa trên sự kiện đó và dựa trên lời hứa của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách tiền tệ, Bộ Tài chính Mỹ đã không gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ trong phúc trình về ngoại tệ mới đây của bộ này.
Các nhà kinh tế Hoa Kỳ ước tính Trung Quốc định giá đồng tiền của mình thấp đến 40%, tạo cho hàng hóa Trung Quốc có giá cực rẻ, gây bất lợi cho những nước cạnh tranh.
Hôm thứ Năm, một nhóm nhà làm luật Hoa Kỳ định vận động một dự luật về tiền tệ của Trung Quốc, dự luật này năm ngoái đã được Hạ Viện thông qua nhưng lên đến Thượng Viện đã thất bại.
Nếu được cả hai viện phê chuẩn, luật này sẽ cho phép Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem việc định giá thấp đồng nguyên là một dạng trợ giá thương mại, và sẽ cho các công ty Mỹ một số biện pháp trả đũa.
Khi được hỏi liệu phía hành pháp có ủng hộ dự luật đó không, bà Brainard trả lời hành pháp và lập pháp có một mục tiêu chung, thúc đẩy để Trung Quốc cho đồng tiền của mình tăng giá, nhưng phương cách đạt mục tiêu của mỗi bên khác nhau:
“Phía chính phủ chúng tôi tin rằng đồng tiền của Trung Quốc vẫn còn dưới giá trị thực sự rất nhiều và chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các cơ chế mà chúng tôi có để đeo đuổi mục đích đó.”
Bà Brainard nói rằng một lĩnh vực khác mà Hoa Kỳ thấy có cải thiện là Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết quan tâm của Hoa Kỳ về mở cửa thị trường Trung Quốc.
Bà cho biết kể từ mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách để công ty Hoa Kỳ khỏi bị phân biệt đối xử tại Trung Quốc, và hồi tháng 12, Trung Quốc cũng nới lỏng một số giới hạn đối với các công ty Mỹ muốn đấu thầu hợp đồng tại Trung Quốc.
Những điểm này cũng đã được Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhắc lại trong chuyến đi Mỹ tháng trước.
Tuy nhiên, bà Brainard lưu ý vấn đề ở đây không phải là những gì đã được thỏa thuận trên giấy tờ mà là chuyện gì đã thực sự xảy ra:
“Xin quý vị cứ yên tâm rằng chúng tôi sẽ chú ý đến việc thực thi các cam kết, soạn ra thêm những điểm cụ thể để rồi những thứ đó sẽ biến thành những công ăn việc làm thực sự, những lợi ích thực sự, những hàng xuất khẩu thực sự. Chúng tôi sẽ dùng mọi công cụ thích đáng để biến mọi chuyện thành hiện thực.”
Giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng muốn cải tiến quan hệ thương mại. Trung Quốc muốn tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm tiên tiến của Mỹ, muốn có thêm cơ hội đầu tư tại Mỹ và được tiếp cận thị trường Mỹ giống như nhiều quốc gia khác.
Bà Brainard nói rằng phía Hoa Kỳ sẵn sàng đáp ứng Trung Quốc về các đề tài này, nhưng còn tùy thuộc Trung Quốc đã thực hiện tiến bộ ở mức nào.