T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Một số người gọi ông Medvedev là "người của Putin".
Khi ông Putin gọi nghị quyết của LHQ về Libya chẳng khác gì "lời kêu gọi thánh chiến thời trung cổ", tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ phát biểu như vậy.
Theo ông Medvedev, nhận xét như vậy rất có thể dẫn đến "sự đụng độ giữa các nền văn minh lớn".
Nga bỏ phiếu trắng liên quan đến nghị quyết của LHQ cho phép thực hiện hành động quân sự nhằm bảo vệ thường dân trước tấn công từ các lực lượng thân Gaddafi.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Nga, ông Medvedev nói: "Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hoàn toàn không chấp nhận được khi đưa ra phát biểu như vậy.
"Những từ như ‘thánh chiến’ hoặc tương tự, rất có thể sẽ gây ra xung đột giữa các nền văn minh lớn,
"Không chấp nhận được. Nếu không ngưng ngay, mọi sự sẽ diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn những gì đang xảy ra hiện nay."
Trước đó ông Putin từng nói, nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, thông qua hôm thứ Năm (17/3), là "đầy sơ hở và lầm lỗi" khi "nó cho phép người ta làm mọi thứ".
Nghị quyết LHQ cho phép "tất cả các biện pháp cần thiết" nhằm bảo vệ thường dân tại Libya. Tuy nhiên ông Putin nói rằng không có lý do gì đi giết thường dân để đạt được mục đích đó.
Ông tỏ ý lo ngại khi quyết định dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được thông qua một cách quá dễ dãi.
Chia rẽ?
Chưa ông nào, Medvedev và Putin, loan báo sẽ tranh cử bầu cử tổng thống năm tới.
Phát biểu của ong Putin, và ‘chỉnh sửa’ của ông Medvedev sau đó là dấu hiệu nói đến chia rẽ trong ban lãnh đạo Nga.
Trước đây người ta hay coi ông Medvedev là "người của Putin". Nhiều người cho rằng ông Medvedev sẽ phải nhường chức tổng thống cho ông Putin (vốn là cựu tổng thống Nga) trong cuộc bầu cử năm tới.
Phân tích gia cho rằng ông Medvedev đang tìm cách tạo ảnh hưởng trong nhóm lạnh đạo theo trường phái hiện đại.
Tháng 11 năm ngoái, ông Medvedev cảnh báo Nga sẽ đối diện với rủi ro rơi vào giai đoạn chính trị "trì trệ" khi đảng Nước Nga thống nhất, vốn có nhiều lợi thế tại Điện Kremlin, đang mở rộng ảnh hưởng.
Cho đến nay chưa ông nào, Medvedev hoặc Putin, loan báo công khai ý định sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Phái viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho hay rất có thể chỉ trích LHQ của ông Putin sẽ giúp tạo khoảng cách với đường lối đối ngoại đang được theo đuổi dưới thời của Medvedev. Một phần nó sẽ giúp ông Putin nâng cao hình ảnh cá nhân, như là người có lối suy nghĩ cứng rắn.
Tuy nhiên phái viên BBC nói thêm, bình luận của ông Putin khó thay đổi đường lối của Nga trong cuộc khủng hoảng tại Libya. Nga chỉ trích sự can thiệp quân sự của liên quân, tuy nhiên không đưa ra hành động cản đường.
Theo BBC Vietnamese
Khi ông Putin gọi nghị quyết của LHQ về Libya chẳng khác gì "lời kêu gọi thánh chiến thời trung cổ", tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã bác bỏ phát biểu như vậy.
Theo ông Medvedev, nhận xét như vậy rất có thể dẫn đến "sự đụng độ giữa các nền văn minh lớn".
Nga bỏ phiếu trắng liên quan đến nghị quyết của LHQ cho phép thực hiện hành động quân sự nhằm bảo vệ thường dân trước tấn công từ các lực lượng thân Gaddafi.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Nga, ông Medvedev nói: "Trong bất cứ hoàn cảnh nào, hoàn toàn không chấp nhận được khi đưa ra phát biểu như vậy.
"Những từ như ‘thánh chiến’ hoặc tương tự, rất có thể sẽ gây ra xung đột giữa các nền văn minh lớn,
"Không chấp nhận được. Nếu không ngưng ngay, mọi sự sẽ diễn tiến theo chiều hướng xấu hơn những gì đang xảy ra hiện nay."
Trước đó ông Putin từng nói, nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, thông qua hôm thứ Năm (17/3), là "đầy sơ hở và lầm lỗi" khi "nó cho phép người ta làm mọi thứ".
Nghị quyết LHQ cho phép "tất cả các biện pháp cần thiết" nhằm bảo vệ thường dân tại Libya. Tuy nhiên ông Putin nói rằng không có lý do gì đi giết thường dân để đạt được mục đích đó.
Ông tỏ ý lo ngại khi quyết định dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được thông qua một cách quá dễ dãi.
Chia rẽ?
Phát biểu của ong Putin, và ‘chỉnh sửa’ của ông Medvedev sau đó là dấu hiệu nói đến chia rẽ trong ban lãnh đạo Nga.
Trước đây người ta hay coi ông Medvedev là "người của Putin". Nhiều người cho rằng ông Medvedev sẽ phải nhường chức tổng thống cho ông Putin (vốn là cựu tổng thống Nga) trong cuộc bầu cử năm tới.
Phân tích gia cho rằng ông Medvedev đang tìm cách tạo ảnh hưởng trong nhóm lạnh đạo theo trường phái hiện đại.
Tháng 11 năm ngoái, ông Medvedev cảnh báo Nga sẽ đối diện với rủi ro rơi vào giai đoạn chính trị "trì trệ" khi đảng Nước Nga thống nhất, vốn có nhiều lợi thế tại Điện Kremlin, đang mở rộng ảnh hưởng.
Cho đến nay chưa ông nào, Medvedev hoặc Putin, loan báo công khai ý định sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới.
Phái viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho hay rất có thể chỉ trích LHQ của ông Putin sẽ giúp tạo khoảng cách với đường lối đối ngoại đang được theo đuổi dưới thời của Medvedev. Một phần nó sẽ giúp ông Putin nâng cao hình ảnh cá nhân, như là người có lối suy nghĩ cứng rắn.
Tuy nhiên phái viên BBC nói thêm, bình luận của ông Putin khó thay đổi đường lối của Nga trong cuộc khủng hoảng tại Libya. Nga chỉ trích sự can thiệp quân sự của liên quân, tuy nhiên không đưa ra hành động cản đường.
Theo BBC Vietnamese