T
T$
Guest
Tham gia tới hơn 91 phần Hannah Montana - series phim truyền hình nổi tiếng trên kênh Disney trong suốt 4 năm qua, cho đến nay Miley Cyrus đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới ở cả lĩnh vực điện ảnh và âm nhạc. Không những vậy, cô còn là biểu tượng cho cả một thế hệ thanh thiếu niên tại nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi Miley liên tục được mời tham gia 2 dự án điện ảnh chỉ trong một thời gian ngắn, năm ngoái là Hannah Montana: the Movie, còn năm nay là The Last Song.
Mặc dù The Last Song được sản xuất bởi hãng Walt Disney, lại có sự tham gia của ngôi sao tuổi teen Miley Cyrus, nhưng thực chất bộ phim nhắm vào nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Điều này đã khiến The Last Song trở thành bộ phim pha tạp giữa nhiều phong cách thể hiện khác nhau: vừa vui nhộn, vừa tình cảm, vừa phim teen và vừa bi thương, nghiêm túc.
Sau khi bố mẹ li dị, cuộc sống của Ronnie Miller (Miley Cyrus) đột ngột thay đổi theo chiều hướng xấu. Ba năm đã trôi qua, trong khi mẹ đã chuẩn bị tái hôn, ông bố Steve (Greg Kinnear) thì đã chuyển về đảo Tybee sinh sống nhưng Ronnie chưa thể vơi hết nỗi buồn. Tuy còn rất giận cha nhưng cô vẫn cùng cậu em trai tới bãi biển Tybee đầy gió và cát để nghỉ hè. Tại đây, tình cảm cha con, niềm đam mê âm nhạc và một tình yêu đích thực đã thay đổi hoàn toàn con người Ronnie.
Nicholas Sparks là một nhà văn khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, hầu hết các tiểu thuyết tình cảm sướt mướt của ông đều đã được chuyển thể lên màn ảnh rộng và do chính Nicholas viết kịch bản. Phải chăng điều đó đã khiến những bộ phim trên luôn có một mẫu số chung. Từ Message in a Bottle, cho tới Nights in Rodanthe, Dear John và The Last Song đều không xứng tầm với tiểu thuyết. Thậm chí ngay bản thân các tác phẩm văn học của Nicholas Sparks không nhiều thì ít cũng có sự rập khuôn, lặp lại. Chỉ duy nhất The Notebook hay chí ít là A Walk to Remember đáp ứng được kỳ vọng của khán giả.
Cấu trúc kịch bản The Last Song gặp phải quá nhiều điểm yếu. Tính cách, tình cảm, tâm lý của các nhân vật phát triển quá nhanh. Điểm gây khó chịu nhất đối với người xem chính là sự biến đổi tâm lý thất thường của nhân vật Ronnie. Cô khóc, giận dữ, phản ứng đôi lúc thái quá. Điển hình là đoạn Ronnie cho kết thúc mọi chuyện với anh chàng Will Blakelee (Liam Hemsworth) chỉ vì nghe mấy lời chọc tức nhảm nhí. Lý do cũng như cách giải quyết nhiều tình huống chưa đủ sức thuyết phục khán giả.
Bên cạnh đó, việc nhồi quá nhiều phong cách để đáp ứng mọi đối tượng khán giả đã làm The Last Song mất cân bằng. Bộ phim dành rất nhiều thời lượng để nói về mối quan hệ giữa Ronnie với Will nhưng chính tình cảm cha con giữa Ronnie và Steve mới có sức nặng, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Dù bạn là fan hay anti-fan của Miley Cyrus thì cũng không thể phủ nhận được sự cố gắng mà cô thể hiện trong The Last Song. Cuối cùng thì Miley cũng thoát khỏi hình ảnh mặc định Hannah Montana mà người ta thường nghĩ khi nhắc đến cô. Ronnie có một tính cách hoàn toàn khác. Ẩn dưới vẻ ngoài lạnh lùng, khó gần và rất cứng đầu, Ronnie là con người tình cảm. Điều đó thể hiện qua cách cô bảo vệ lũ rùa biển, cách cô quan tâm đến cô bạn mới quen Blaze và sự thay đổi trong mối quan hệ với ông bố. Không còn những màn ca hát nhảy múa sở trường, Miley đã trầm hơn, thể hiện tâm lý nhân vật tốt hơn. Tuy chưa được coi là bước đột phá trong sự nghiệp, nhưng vai Ronnie Miller vẫn có thể coi là sự trưởng thành của Miley.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên khá nổi tiếng, lại có sự tham gia diễn xuất của thần tượng tuổi teen Miley Cyrus nhưng điều đó chưa đủ để biến The Last Song trở thành một bộ phim hay. Thật đáng tiếc cho Nicholas Sparks!
kenh 14
Mặc dù The Last Song được sản xuất bởi hãng Walt Disney, lại có sự tham gia của ngôi sao tuổi teen Miley Cyrus, nhưng thực chất bộ phim nhắm vào nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Điều này đã khiến The Last Song trở thành bộ phim pha tạp giữa nhiều phong cách thể hiện khác nhau: vừa vui nhộn, vừa tình cảm, vừa phim teen và vừa bi thương, nghiêm túc.
Sau khi bố mẹ li dị, cuộc sống của Ronnie Miller (Miley Cyrus) đột ngột thay đổi theo chiều hướng xấu. Ba năm đã trôi qua, trong khi mẹ đã chuẩn bị tái hôn, ông bố Steve (Greg Kinnear) thì đã chuyển về đảo Tybee sinh sống nhưng Ronnie chưa thể vơi hết nỗi buồn. Tuy còn rất giận cha nhưng cô vẫn cùng cậu em trai tới bãi biển Tybee đầy gió và cát để nghỉ hè. Tại đây, tình cảm cha con, niềm đam mê âm nhạc và một tình yêu đích thực đã thay đổi hoàn toàn con người Ronnie.
Nicholas Sparks là một nhà văn khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, hầu hết các tiểu thuyết tình cảm sướt mướt của ông đều đã được chuyển thể lên màn ảnh rộng và do chính Nicholas viết kịch bản. Phải chăng điều đó đã khiến những bộ phim trên luôn có một mẫu số chung. Từ Message in a Bottle, cho tới Nights in Rodanthe, Dear John và The Last Song đều không xứng tầm với tiểu thuyết. Thậm chí ngay bản thân các tác phẩm văn học của Nicholas Sparks không nhiều thì ít cũng có sự rập khuôn, lặp lại. Chỉ duy nhất The Notebook hay chí ít là A Walk to Remember đáp ứng được kỳ vọng của khán giả.
Cấu trúc kịch bản The Last Song gặp phải quá nhiều điểm yếu. Tính cách, tình cảm, tâm lý của các nhân vật phát triển quá nhanh. Điểm gây khó chịu nhất đối với người xem chính là sự biến đổi tâm lý thất thường của nhân vật Ronnie. Cô khóc, giận dữ, phản ứng đôi lúc thái quá. Điển hình là đoạn Ronnie cho kết thúc mọi chuyện với anh chàng Will Blakelee (Liam Hemsworth) chỉ vì nghe mấy lời chọc tức nhảm nhí. Lý do cũng như cách giải quyết nhiều tình huống chưa đủ sức thuyết phục khán giả.
Bên cạnh đó, việc nhồi quá nhiều phong cách để đáp ứng mọi đối tượng khán giả đã làm The Last Song mất cân bằng. Bộ phim dành rất nhiều thời lượng để nói về mối quan hệ giữa Ronnie với Will nhưng chính tình cảm cha con giữa Ronnie và Steve mới có sức nặng, mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên khá nổi tiếng, lại có sự tham gia diễn xuất của thần tượng tuổi teen Miley Cyrus nhưng điều đó chưa đủ để biến The Last Song trở thành một bộ phim hay. Thật đáng tiếc cho Nicholas Sparks!
kenh 14