Giờ lên lớp đã có người đóng thế, thậm chí có những học viên học hộ trọn cả một bộ môn, vì thế cho nên đến kỳ thi dù họ có “trằn” ra học đến đâu đi chăng nữa cũng không thể làm bài được.
Một góc “chợ” chất xám ở cạnh cổng KTX trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
15 phút, 70 nghìn là có bài báo cáo
..trong bài có cả nhận xét của giám đốc một công ty hẳn hoi.
Từ cái nguyên nhân thuê người học mà sinh ra hệ quả mua bài thi, chạy điểm, phong bì, quà cáp… để vượt qua môn học. Chuyện “đi đêm” ở giảng đường tưởng chừng như bí mật hóa ra lại công khai và phổ biến đến mức không ngờ.
Đi “chợ” mua bài thi
Lâu nay người ta nói đến chuyện mua bán luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, hết cả chục triệu bạc. Bây giờ, để phục vụ mọi nhu cầu của những người cần bằng cấp mà không phải qua học hành, đến cả bài thi hết môn, bài tập giữa kỳ, tiểu luận... giá rẻ như bèo, chỉ dăm bảy chục nghìn là có thể mua được rất dễ dàng.
Các cửa hàng photocopy trên phố Trần Đại Nghĩa gần khu vực cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nơi được gọi là “thiên đường cứu cánh” cho những ai lười học, lười thi. Ở đây, hoạt động mua bán bài vở rất nhộn nhịp. Tất cả các thể loại bài tập lớn, tiểu luận, luận văn... liệt kê hàng loạt các đề tài sẵn có trong một cuốn “menu” để khách hàng tùy ý chọn. Trong cuốn sổ này, đề tài các môn học được đánh số thứ tự và phân loại rất rõ ràng, dễ nhìn, ngay bên cạnh là số trang của đề tài đó.
View attachment 8249Đi “chợ” mua bài thi
Lâu nay người ta nói đến chuyện mua bán luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, hết cả chục triệu bạc. Bây giờ, để phục vụ mọi nhu cầu của những người cần bằng cấp mà không phải qua học hành, đến cả bài thi hết môn, bài tập giữa kỳ, tiểu luận... giá rẻ như bèo, chỉ dăm bảy chục nghìn là có thể mua được rất dễ dàng.
Các cửa hàng photocopy trên phố Trần Đại Nghĩa gần khu vực cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nơi được gọi là “thiên đường cứu cánh” cho những ai lười học, lười thi. Ở đây, hoạt động mua bán bài vở rất nhộn nhịp. Tất cả các thể loại bài tập lớn, tiểu luận, luận văn... liệt kê hàng loạt các đề tài sẵn có trong một cuốn “menu” để khách hàng tùy ý chọn. Trong cuốn sổ này, đề tài các môn học được đánh số thứ tự và phân loại rất rõ ràng, dễ nhìn, ngay bên cạnh là số trang của đề tài đó.
Một góc “chợ” chất xám ở cạnh cổng KTX trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Để hiện thực hóa những list danh sách dài đó, chủ quán mở file trên máy tính với hàng nghìn đề tài rồi nói cho “thượng đế” chọn. Một chủ cửa hàng ở đây tự hào nói: “Bọn em có nhiều đề tài lắm, bài tập lớn, tiểu luận hay luận văn đều có hết đấy. Cái nào số trang nhiều, khoảng 70, 80 trang trở lên thường là luận văn, cái nào số trang ít hơn thì là tiểu luận hoặc bài tập lớn. Nói chung là có tuốt. Giá cả tính cực kỳ đơn giản, đếm trang lấy tiền”.
Ở những cửa hàng photocopy này, giá cả đều có barem chung. Nếu copy ra usb thì chủ hàng tính 500 đồng/trang, in luôn thì tính 700 đồng/trang, nếu cả copy vào usb, in luôn thì có giá 900 đồng/trang.
Vào một quán photocopy hỏi mua báo cáo thực tập nghiệp vụ kinh tế cho sinh viên Quản trị kinh doanh nằm trên đường Tạ Quang Bửu, ngay lập tức tôi được giới thiệu đến hàng chục bản báo cáo dạng ấy.
Vì đang bận rộn với nhiều khách, chủ quán nói nhanh: “Chỉ cần thay tên trường, tên giáo viên hướng dẫn, tên người làm là “ok””. Tôi tỏ ra ngần ngại về độ tin cậy của bài báo cáo, ông chủ quán nói: “Em cứ yên tâm, toàn là sinh viên giỏi làm đấy, không thể sai được. Mỗi ngày bọn anh bán được hàng chục cuốn ấy chứ, nếu bọn em bị điểm thấp thì còn ai dám đến mà mua nữa”.
Để tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào bài vở ở đây, chủ quán tiết lộ “mánh” của mình và những người cùng giới làm ăn: “Khi sinh viên đi in bài tập lớn, tiểu luận, luận văn thì mình tìm cách khéo léo để copy lại. Nếu để cho người ta phát hiện thì họ cũng không cho copy lại đâu. Yên tâm! Ở đây có mười mấy bản báo cáo bản nào cũng xứng đáng nhận điểm 10 cả”. Chỉ trong 15 phút đứng chờ sửa tên, in ấn, đóng bìa tôi đã cầm tay bản báo cáo kinh tế hơn 60 trang mà chỉ mất có 70 nghìn đồng.
Chủ cửa hàng này cũng cho biết, vào những thời điểm “nóng bỏng” như sắp đến kỳ trả bài, hoặc nộp luận văn thì “mặt hàng” này bán rất chạy, người ra vào trong quán chủ yếu để hỏi mua “mặt hàng” này. Đa số người mua đều là những người học tại chức hoặc liên thông vừa đi làm vừa đi học không có nhiều thời gian để làm bài tập, do đó mua để nộp đối phó.
View attachment 8247Ở những cửa hàng photocopy này, giá cả đều có barem chung. Nếu copy ra usb thì chủ hàng tính 500 đồng/trang, in luôn thì tính 700 đồng/trang, nếu cả copy vào usb, in luôn thì có giá 900 đồng/trang.
Vào một quán photocopy hỏi mua báo cáo thực tập nghiệp vụ kinh tế cho sinh viên Quản trị kinh doanh nằm trên đường Tạ Quang Bửu, ngay lập tức tôi được giới thiệu đến hàng chục bản báo cáo dạng ấy.
Vì đang bận rộn với nhiều khách, chủ quán nói nhanh: “Chỉ cần thay tên trường, tên giáo viên hướng dẫn, tên người làm là “ok””. Tôi tỏ ra ngần ngại về độ tin cậy của bài báo cáo, ông chủ quán nói: “Em cứ yên tâm, toàn là sinh viên giỏi làm đấy, không thể sai được. Mỗi ngày bọn anh bán được hàng chục cuốn ấy chứ, nếu bọn em bị điểm thấp thì còn ai dám đến mà mua nữa”.
Để tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào bài vở ở đây, chủ quán tiết lộ “mánh” của mình và những người cùng giới làm ăn: “Khi sinh viên đi in bài tập lớn, tiểu luận, luận văn thì mình tìm cách khéo léo để copy lại. Nếu để cho người ta phát hiện thì họ cũng không cho copy lại đâu. Yên tâm! Ở đây có mười mấy bản báo cáo bản nào cũng xứng đáng nhận điểm 10 cả”. Chỉ trong 15 phút đứng chờ sửa tên, in ấn, đóng bìa tôi đã cầm tay bản báo cáo kinh tế hơn 60 trang mà chỉ mất có 70 nghìn đồng.
Chủ cửa hàng này cũng cho biết, vào những thời điểm “nóng bỏng” như sắp đến kỳ trả bài, hoặc nộp luận văn thì “mặt hàng” này bán rất chạy, người ra vào trong quán chủ yếu để hỏi mua “mặt hàng” này. Đa số người mua đều là những người học tại chức hoặc liên thông vừa đi làm vừa đi học không có nhiều thời gian để làm bài tập, do đó mua để nộp đối phó.
15 phút, 70 nghìn là có bài báo cáo
Tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy “chợ bài thi” xuất hiện khá nhiều trên đường Nguyễn Trãi, khu vực cổng một số trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội... và trên đường Hồ Tùng Mậu khu vực cổng trường Đại học Thương mại, đường Xuân Thủy khu vực trường Đại học Quốc gia, Sư phạm I, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có nhiều cửa hàng photo bán các loại luận văn, tiểu luận, bài tập lớn... Tuy nhiên, ở đây, các đề tài không phong phú bằng khu vực đường Trần Đại Nghĩa, đường Tạ Quang Bửu... và giá cả có cao hơn khoảng 100 đến 200 đồng/trang.
“Mua điểm” bằng phong bì
Học viên hệ tại chức ở một số trường bật mí, có thể không cần học bất cứ môn gì vẫn có bằng tốt nghiệp; thậm chí “điểm chác” cũng có khung cứng hẳn hoi, khi đi thi muốn 5 điểm thì “đi thầy” 50.000 đồng, muốn 6,7 điểm thì 100.000 đồng.
Bắc, đang làm ở Tập đoàn điện lực, đã có trong tay một bằng đại học chính quy của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nay đang theo học thêm lớp tại chức buổi tối ở trường Đại học N.T cho hay, mỗi lần đến kỳ thi, ngoài 100.000 đồng góp vào quỹ lớp phục vụ “ngoại giao” với các giáo viên trước kỳ thi, Bắc còn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để “mua”... điểm.
Anh cho biết: “Lớp hơn trăm người, thầy cô làm sao mà nhớ hết mặt. Đến kỳ thi, cảm thấy môn nào khó ăn quá thì tớ đến thầy. Giá cả tùy theo độ khó dễ của môn học. Học kỳ đầu vừa rồi, chỉ cần một túi quà, kèm theo phong bì 200.000 đồng cho thầy là OK liền!”. “Kinh nghiệm” này được truyền lại từ các đàn anh, đàn chị khóa trước, dù có tốn kém nhưng bù lại không phải hồi hộp chờ điểm, không những thế điểm số sẽ rất ổn nếu ai đó “chịu chi”.
View attachment 8248“Mua điểm” bằng phong bì
Học viên hệ tại chức ở một số trường bật mí, có thể không cần học bất cứ môn gì vẫn có bằng tốt nghiệp; thậm chí “điểm chác” cũng có khung cứng hẳn hoi, khi đi thi muốn 5 điểm thì “đi thầy” 50.000 đồng, muốn 6,7 điểm thì 100.000 đồng.
Bắc, đang làm ở Tập đoàn điện lực, đã có trong tay một bằng đại học chính quy của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nay đang theo học thêm lớp tại chức buổi tối ở trường Đại học N.T cho hay, mỗi lần đến kỳ thi, ngoài 100.000 đồng góp vào quỹ lớp phục vụ “ngoại giao” với các giáo viên trước kỳ thi, Bắc còn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để “mua”... điểm.
Anh cho biết: “Lớp hơn trăm người, thầy cô làm sao mà nhớ hết mặt. Đến kỳ thi, cảm thấy môn nào khó ăn quá thì tớ đến thầy. Giá cả tùy theo độ khó dễ của môn học. Học kỳ đầu vừa rồi, chỉ cần một túi quà, kèm theo phong bì 200.000 đồng cho thầy là OK liền!”. “Kinh nghiệm” này được truyền lại từ các đàn anh, đàn chị khóa trước, dù có tốn kém nhưng bù lại không phải hồi hộp chờ điểm, không những thế điểm số sẽ rất ổn nếu ai đó “chịu chi”.
..trong bài có cả nhận xét của giám đốc một công ty hẳn hoi.
Thanh vừa thi tốt nghiệp khoa Tại chức ĐH T.M kể lại quá trình học: Học tại chức là không cần... học; muốn có điểm, học viên có thể không cần học bất cứ điều gì; thậm chí khi đi thi muốn 5 điểm thì “đi thầy” 50.000 đồng, muốn 6,7 điểm thì 100.000 đồng. Thường thì quy trình “đóng góp” sẽ diễn ra trước mỗi lần thi. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì “giá” chung để có thể có điểm an toàn ở mức 200.000 đồng một học viên.
Thanh khẳng định, việc học viên “đi thầy” là khá phổ biến. Dù thuộc tốp ít đi thầy trong lớp nhưng trong tổng số hơn 50 môn học cũng phải “đi” khoảng 1/4 trong số đó. “Không góp đi chung lại có người trong lớp nói đi riêng hoặc là “không hòa đồng””, Thanh chép miệng. Chi phí cho một tấm bằng đại học tại chức khoảng 60- 80 triệu đồng. “Đó là chưa tính đến, liên hoan, sinh hoạt ngoại khóa... tính ra, trung bình 2 triệu đồng/môn; mỗi năm hơn chục triệu đồng.
Khác với các lớp tại chức ở Hà Nội, học tại chức ở tỉnh, một năm chỉ học 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 2 tháng. Theo như lời của kể của Hoài, ở TP Vinh, Nghệ An. Hoài cho biết cứ chuẩn bị có thầy cô giáo về là cán bộ lớp lo chạy đôn chạy đáo. Nào là lo đón thầy, đưa thầy đi chơi ở đâu, nào là chuẩn bị quà tặng thầy cô... Ngoài “phong bì” 500.000 đồng, còn thêm túi quà, gọi là có chút “đặc sản” địa phương để thầy cô mang về Thủ đô.
Với những môn khó như: Xác suất thống kê, Toán cao cấp hay Kế toán tài chính..., các cử nhân tại chức tương lai chơi “cao tay” hơn rất nhiều. Không đi riêng đánh lẻ, cả lớp góp tiền mua đứt đề thi với giá có khi lên đến cả chục triệu đồng/môn.
Với những kế toán, cán bộ vừa đi làm, vừa đi học thì việc bỏ ra 200.000 đồng/môn không mấy khó khăn gì. “Thôi thì bỏ thêm ít tiền “mua lấy hai chữ: an tâm, còn hơn ra tận Hà Nội thi lại. Vừa tốn kém tiền đi lại, ăn ở mà chưa chắc đã qua” - Hoài nói. Nhiều người cho rằng hệ tại chức chỉ có những người đang đi làm mới theo học được, nghĩ đi nghĩ lại quả đúng thật.
Hiện nay ngoài dịch vụ mua bán luận văn, tiểu luận ở một số cửa hàng photocopy thì dịch vụ làm luận văn thuê còn công khai quảng cáo trên một số trang web. Các đoạn quảng cáo như: “Dịch vụ làm luận văn, chuyên đề, báo cáo, đồ án, đề án, tiểu luận, bài tập, đề cương, thảo luận... các khối chuyên ngành kinh tế.
Nhận mọi đề tài khó, tất cả các chuyên ngành kinh tế cho các trường Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Thương mại, Kinh doanh và công nghệ... Tất cả các bài đều đạt trên 9 điểm. Liên hệ...” xuất hiện rất nhiều trên các trang rao vặt, quảng cáo. Thông tin về học hộ, mua điểm, rồi các trang diễn đàn trao đổi “kinh nghiệm” “đi thầy” chỉ cần search trên google.com.vn là khá đa dạng và phong phú.
(Theo Giadinh.net)
Thanh khẳng định, việc học viên “đi thầy” là khá phổ biến. Dù thuộc tốp ít đi thầy trong lớp nhưng trong tổng số hơn 50 môn học cũng phải “đi” khoảng 1/4 trong số đó. “Không góp đi chung lại có người trong lớp nói đi riêng hoặc là “không hòa đồng””, Thanh chép miệng. Chi phí cho một tấm bằng đại học tại chức khoảng 60- 80 triệu đồng. “Đó là chưa tính đến, liên hoan, sinh hoạt ngoại khóa... tính ra, trung bình 2 triệu đồng/môn; mỗi năm hơn chục triệu đồng.
Khác với các lớp tại chức ở Hà Nội, học tại chức ở tỉnh, một năm chỉ học 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 2 tháng. Theo như lời của kể của Hoài, ở TP Vinh, Nghệ An. Hoài cho biết cứ chuẩn bị có thầy cô giáo về là cán bộ lớp lo chạy đôn chạy đáo. Nào là lo đón thầy, đưa thầy đi chơi ở đâu, nào là chuẩn bị quà tặng thầy cô... Ngoài “phong bì” 500.000 đồng, còn thêm túi quà, gọi là có chút “đặc sản” địa phương để thầy cô mang về Thủ đô.
Với những môn khó như: Xác suất thống kê, Toán cao cấp hay Kế toán tài chính..., các cử nhân tại chức tương lai chơi “cao tay” hơn rất nhiều. Không đi riêng đánh lẻ, cả lớp góp tiền mua đứt đề thi với giá có khi lên đến cả chục triệu đồng/môn.
Với những kế toán, cán bộ vừa đi làm, vừa đi học thì việc bỏ ra 200.000 đồng/môn không mấy khó khăn gì. “Thôi thì bỏ thêm ít tiền “mua lấy hai chữ: an tâm, còn hơn ra tận Hà Nội thi lại. Vừa tốn kém tiền đi lại, ăn ở mà chưa chắc đã qua” - Hoài nói. Nhiều người cho rằng hệ tại chức chỉ có những người đang đi làm mới theo học được, nghĩ đi nghĩ lại quả đúng thật.
Hiện nay ngoài dịch vụ mua bán luận văn, tiểu luận ở một số cửa hàng photocopy thì dịch vụ làm luận văn thuê còn công khai quảng cáo trên một số trang web. Các đoạn quảng cáo như: “Dịch vụ làm luận văn, chuyên đề, báo cáo, đồ án, đề án, tiểu luận, bài tập, đề cương, thảo luận... các khối chuyên ngành kinh tế.
Nhận mọi đề tài khó, tất cả các chuyên ngành kinh tế cho các trường Kinh tế Quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Thương mại, Kinh doanh và công nghệ... Tất cả các bài đều đạt trên 9 điểm. Liên hệ...” xuất hiện rất nhiều trên các trang rao vặt, quảng cáo. Thông tin về học hộ, mua điểm, rồi các trang diễn đàn trao đổi “kinh nghiệm” “đi thầy” chỉ cần search trên google.com.vn là khá đa dạng và phong phú.
(Theo Giadinh.net)