T
T$
Guest
AFP
Image caption
Ông Robert Mugabe từng tự xưng là 'Hitler của thời đại'
Hiện chưa rõ lãnh đạo Zimbabwe Robert Mugabe có muốn nhận giải Khổng tử được một tổ chức ở Trung Quốc công bố trao cho ông hôm 28/9 vừa qua.
Một số trang mạng ở Trung Quốc hôm 28/10 trích lời người phát ngôn cho ông Mugabe là George Charamba nói "ông Mugabe không theo dõi tin tức về giải thưởng này".
Ông Charamba giải thích rằng chính phủ Trung Quốc thông báo họ không liên quan gì đến Giải Hòa bình Khổng tử, mà ông Mugabe chỉ quan tâm đến quan hệ hai chính phủ.
Tuy nhiên, báo Hoàn cầu ở Trung Quốc cho đến hôm 27/10 vẫn nói "Đại sứ quán Zimbabwe ở Bắc Kinh vẫn chưa xác nhận Tổng thống Mugabe có nhận giải Khổng tử hay là không".
Các trang mạng xã hội Trung Quốc nhân đây đã đặt câu hỏi vì sao tất cả các nhân vật được trao giải Khổng tử đều không đến nhận.
[h=2]Không buồn đến nhận?[/h]Có vẻ như nhiều nhân vật được trao giải này đã không đến Trung Quốc nhận giải, theo các trang mạng Trung Quốc.
Image copyright
AFP
Image caption
Một lễ của Ban tổ chức Giải Hòa bình Khổng tử ở Bắc Kinh
Có trị giá nửa triệu nhân dân tệ (80 nghìn USD), giải đầu tiên đã được trao cho nhà chính trị Đài Loan Liên Chấn năm 2010.
Nhưng ông Liên Chấn đã không sang Trung Quốc để nhận.
Đến năm 2011, giải được trao cho ông Vladimir Putin nhưng nhà lãnh đạo Nga cũng không đứng ra nhận.
Được biết hai nữ sinh viên Nga học tại Trung Quốc đã nhận giải này 'thay mặt ông Putin'.
Năm 2012, giải Khổng tử được trao cho cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan.
Năm 2014, ông Fidel Castro cũng không sang Trung Quốc nhận giải và chỉ có một nhóm sinh viên Cuba học ở Bắc Kinh 'nhận thay'.
Tuy thế, tin Giải Hòa bình Khổng tử 2015 đã được trao cho ông Mugabe lại được báo chí quốc tế chú ý vì những phát biểu bất thường của nhà lãnh đạo Zimbabwe.
Image copyright
confucius prize
Image caption
Hai cô gái Nga đã nhận 'Giải Hòa bình Khổng tử' thay cho ông Putin
Hồi 2013, ông tự nhận mình là "Hitler duy nhất của thời đại".
Ông cũng gây ra tai tiếng khi dùng diễn đàn Liên Hiệp Quốc để nói người đồng tính là "tồi tệ hơn heo".
Năm 2010, giải này do một nhóm trí thức dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc lập ra để đối chọi là Nobel Hòa bình không lâu sau khi nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba được tặng Nobel Hòa bình.
Ông Lưu Hiểu Ba khi đó vẫn ngồi tù và trang Hòa cầu đăng bài kêu gọi Trung Quốc phải có giải thưởng để "quảng bá giá trị nhân quyền Trung Hoa".
Giải Khổng tử được đăng ký tại Hong Kong bởi Hội Văn nghệ dân tộc Trung Quốc, một tổ chức do Bộ Văn hoá Trung Quốc quản lý nhưng khoản tiền cho giải là của hai doanh nhân Trung Quốc cung cấp.
Thông thường Giải Hòa bình Khổng tử được trao không lâu sau khi giải Nobel Hòa bình được công bố.
Image copyright
REUTERS
Image caption
Giải Khổng tử được lập ra không lâu sau khi ông Lưu Hiểu Ba được Nobel Hòa bình
Theo BBC Vietnamese