T
T$
Guest
[h=1]Myanmar bắt đầu cứu thuyền nhân[/h]
Myanmar bắt đầu cứu người tỵ nạn Myanmar vừa cứu hai chiếc tàu chở khoảng 200 người ở ngoài khơi vùng biển giáp với Bangladesh.
Đây là lần đầu tiên nước này chịu cứu thuyền nhân. Myanmar, còn gọi là Miến Điện, đã bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì không làm gì để giúp những người ty nạn đang trôi nổi trên biển cũng như để chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.
Đa số các thuyền nhân là người Rohingya đang tìm cách chạy trốn khỏi đàn áp ở Myanmar; số khác là tỵ nạn kinh tế từ Bangladesh.
Hơn 3.000 người đã tới được các nước láng giềng Malaysia, Thái Lan và Indonesia, vốn đã chấp thuận cứu họ.
Chính phủ Myanmar cho hay các thuyền nhân được cứu vào sáng thứ Sáu..
Các bức hình đăng trên trang Facebook của Bộ Thông tin Myanmar cho thấy nhiều người đàn ông cởi trần đang túm tụm trên một chiếc thuyền.
Thông tin chính thức nói những người này là người Bengalis, từ mà Myanmar dùng để chỉ người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Chính phủ Myanmar cũng nói các tàu được cứu đã đậu trong lãnh hải của Bangladesh ở gần bang Rakhine của Myanmar để chờ thêm người tới trên các tàu nhỏ.
Myanmar hứa sẽ cứu trợ nhân đạo cho những người gặp nạn trên biển.
Tuy nhiên giới chức nước này nhấn mạnh rằng chỉ có các công dân Myanmar mới được ở lại, và những người tỵ nạn mới được cứu này không phải công dân của họ.
Phóng viên BBC tại Yangon Jonah Fisher nói trong nhiều tuần nay, ít nhất năm tàu chở người đang án binh bất động ngoài khơi Miến Điện, không dám vượt biển Andaman nhưng cũng không cho thuyền nhân được tự đi.
[h=2]Các nước nhận thuyền nhân[/h]Quan chức Myanmar đã gặp ngoại trưởng Malaysia và Indonesia cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken vào hôm thứ Năm để thảo luận tình hình.
Malaysia cũng bắt đầu tìm kiếm tàu chở người tỵ nan từ thứ Sáu, một ngày sau khi Thủ tướng Najib Razak thông báo mở chiến dịch cứu nạn thuyền nhân.
Một người phát ngôn cho quân đội Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn Associated Press rẳng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ tuần tra torng khu vực.
Malaysia và Indonesia đã chấp thuận không kéo tàu tỵ nạn ra ngoài khơi và sẽ cung cấp nơi nghỉ tạm cho những ai đã cập bờ.
Thái Lan thì chỉ nói sẽ thôi không buộc tàu chở thuyền nhân rút đi.
Theo BBC Vietnamese
- 23 tháng 5 2015
Đây là lần đầu tiên nước này chịu cứu thuyền nhân. Myanmar, còn gọi là Miến Điện, đã bị quốc tế chỉ trích nặng nề vì không làm gì để giúp những người ty nạn đang trôi nổi trên biển cũng như để chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.
Đa số các thuyền nhân là người Rohingya đang tìm cách chạy trốn khỏi đàn áp ở Myanmar; số khác là tỵ nạn kinh tế từ Bangladesh.
Hơn 3.000 người đã tới được các nước láng giềng Malaysia, Thái Lan và Indonesia, vốn đã chấp thuận cứu họ.
Chính phủ Myanmar cho hay các thuyền nhân được cứu vào sáng thứ Sáu..
Các bức hình đăng trên trang Facebook của Bộ Thông tin Myanmar cho thấy nhiều người đàn ông cởi trần đang túm tụm trên một chiếc thuyền.
Thông tin chính thức nói những người này là người Bengalis, từ mà Myanmar dùng để chỉ người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Chính phủ Myanmar cũng nói các tàu được cứu đã đậu trong lãnh hải của Bangladesh ở gần bang Rakhine của Myanmar để chờ thêm người tới trên các tàu nhỏ.
Myanmar hứa sẽ cứu trợ nhân đạo cho những người gặp nạn trên biển.
Tuy nhiên giới chức nước này nhấn mạnh rằng chỉ có các công dân Myanmar mới được ở lại, và những người tỵ nạn mới được cứu này không phải công dân của họ.
Phóng viên BBC tại Yangon Jonah Fisher nói trong nhiều tuần nay, ít nhất năm tàu chở người đang án binh bất động ngoài khơi Miến Điện, không dám vượt biển Andaman nhưng cũng không cho thuyền nhân được tự đi.
[h=2]Các nước nhận thuyền nhân[/h]Quan chức Myanmar đã gặp ngoại trưởng Malaysia và Indonesia cùng Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken vào hôm thứ Năm để thảo luận tình hình.
Malaysia cũng bắt đầu tìm kiếm tàu chở người tỵ nan từ thứ Sáu, một ngày sau khi Thủ tướng Najib Razak thông báo mở chiến dịch cứu nạn thuyền nhân.
Một người phát ngôn cho quân đội Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn Associated Press rẳng Mỹ sẵn sàng hỗ trợ tuần tra torng khu vực.
Malaysia và Indonesia đã chấp thuận không kéo tàu tỵ nạn ra ngoài khơi và sẽ cung cấp nơi nghỉ tạm cho những ai đã cập bờ.
Thái Lan thì chỉ nói sẽ thôi không buộc tàu chở thuyền nhân rút đi.
Theo BBC Vietnamese