Nơi hoàn toàn không có rượu bia

T

T$

Guest
Cả bản hiện có 98 hộ gia đình với số nhân khẩu là gần 600 người, song không thể tìm được chỗ nào bán rượu hay bia, vì bản đã tự cấm tất cả mọi người sống trong bản uống rượu ngay từ năm 2000.
Các già trong bản kể rằng, buổi đầu di cư từ các tỉnh biên giới phía bắc vào làm kinh tế trong này, do đã quen với tập quán từ xa xưa, mỗi đám, tiệc đều phải có đủ rượu, đủ mồi cho cả bản uống no say từ sáng sớm đến tận khuya.*
ruou_bia.jpg
Địa phận huyện Cư Jut.
Đàn ông người H’mông mỗi *tuần được ra chợ một lần, lần nào lần nấy phải thật say mới về.
Vì lẽ đó mà, từ bản ra đến chợ Đăk Drông chỉ 12 km, nhưng thường đi từ sáng sớm tới tận tối mới đến nhà, bởi say rồi thì bạ đâu ngủ đó, thường là nằm ngay vệ đường. Những lúc đó người đi theo (thường là vợ hoặc con) phải ngồi đợi, khi nào chồng, cha đi được lại lẽo đẽo theo sau. Nhiều ông trên đường phải ngủ đến 4 - 5 lần say như chết, mới về tới bản.
Chỉ riêng đầu năm 1999, bản H’mông này đã có tới 4 người đàn ông chết ở dọc đường do uống quá nhiều rượu bị ngộ độc, nên trưởng bản lúc bấy giờ là cụ Giàng A Loan họp dân bản lại và ban ra cái “lệnh” cấm tất cả mọi người không được uống rượu.
Trong biên bản họp dân bản còn ghi rõ “gia hạn cho những ông đã chót nghiện, nội trong 6 tháng phải bỏ hẳn, nếu không bỏ hoặc còn lén lút uống mà bắt gặp thì phải đi khỏi bản, chứ bản không chứa chấp”.*
Cũng kể từ đó, tất cả mọi đám tiệc to nhỏ trong bản đều không được đãi bằng rượu, bằng bia; thậm trí cúng bái gì cũng không có một giọt rượu.
Các chức sắc trong làng còn giao cho chủ nhà phải chịu trách nhiệm khi để con cái ra ngoài uống rượu trộm, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt bằng cách cả cha mẹ và người con phải sửa lại một đoạn đường vào bản, tùy theo “tội” nặng nhẹ mà làng giao.*
Ai vi phạm tới lần thứ 3 thì buộc phải dỡ nhà xuống tận cuối rẫy ở chứ không cho sống quây quần chung với dân bản.
Theo lời cụ Giàng Chí Pu (84 tuổi) thì, có khoảng 3-4 người vi phạm đến lần thứ hai và mỗi lần như vậy bản đều tổ chức họp dân và đưa ra những xử lý nghiêm khắc.*Đến cuối năm 1999, cả bản không ai dám uống rượu, bia.
Một thời gian sau cũng có 5 - 6 hộ người Kinh, người Tày ở nơi khác đến mở tiệm, quán để buôn bán, trưởng bản đến tận nhà để nói rõ về cái “luật làng” này, tất cả đều vui vẻ tuân thủ, khách khứa đến họ cũng đều nói rõ và xin phép không được tiếp rượu, bia.
Ông Hoàng Đình Tạo, hiện là Chủ tịch xã Cư Knia xác nhận:*Từ năm 2000 đến nay toàn “làng Mông” ở xã này không ai uống rượu là sự thật, cán bộ ủy ban được người ta mời vào đám tiệc, lễ lộc đều được đãi bằng nước ngọt; thậm trí mấy năm nay bản này còn cấm cả mọi người hút thuốc nữa.*
Không chỉ mổ hơn chục con trâu, bò để làm đám, người Mông ở Hà Giang còn làm lễ treo xác người chết trong nhà nhiều ngày rồi mới mang ra phơi nắng và đem chôn cất.


Nhốt nạn nhân vào buồng áp suất và tăng dần độ cao hay gỡ bỏ xương ở một số bộ phận trên cơ thể tù binh là những thí nghiệm kinh hoàng của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Chi phí tăng cao, kiện cáo, chiến tranh hay khủng hoảng tín dụng là những lý do khiến 10 dự án tầm cỡ dưới đây không bao giờ được hoàn thiện. Danh sách do The Richest đưa ra.
Hai vị khách lạ mặt ghé vào quán cháo lòng ở dưới chân một quả đồi, bí mật quan sát bà chủ. Khi đứng lên trả tiền là lúc họ rút còng số 8, khóa tay nữ chủ quán.
p-89EKCgBk8MZdE.gif
 
Back
Top