T
T$
Guest
(ThuVienBao.com) -
Ông Bersani đang tính toán sẽ liên minh với đảng phái nào để lập chính phủ
Lãnh đạo liên minh trung tả của Ý Pier Luigi Bersani nói nước ông đang trong ‘tình cảnh khó lường’ sau khi kết quả cuộc tổng tuyển cử đẩy đất nước này vào thế bế tắc chính trị.
Các thị trường chứng khoán và đồng euro đã sụt giảm giữa những quan ngại rằng tình hình bế tắc ở Ý sẽ làm tái bùng phát cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng tiền chung.
Tuy nhiên ông Bersani không nói rõ liên minh trung tả của ông, vốn giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, sẽ chọn đảng phái nào làm đối tác.
Ông nói rằng tất cả các đảng phái chính trị nên có trách nhiệm với đất nước.
Lãnh đạo liên minh trung hữu, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, đã từng phát biểu rằng nên tránh bầu cử lại quá sớm và kêu gọi một thời gian để suy nghĩ lại. Các phóng viên cho rằng điều này có nghĩa là ông đang xem xét một liên minh khó chịu với đối thủ thuộc phe trung tả.
[h=2]‘Không đi đến đâu’[/h]Các quốc gia Âu châu khác đã kêu gọi các chính khách Ý hãy thiết lập một chính phủ ổn định càng sớm càng tốt. Pháp và Đức thì kêu gọi tiếp tục cải cách trong khi Tây Ban Nha mô tả kết quả bầu cử ở Ý là ‘không đi đến đâu’.
Trong bài diễn văn đầu tiên kể từ sau cuộc tuyển cử hôm 24 và 25/2, Bersani nói: “Chúng tôi biết rằng mình đang ở trong tình cảnh khó lường. Chúng tôi hiểu được những hiểm họa mà nước Ý phải đối mặt.”
Khối trung tả của ông chiếm thế đa số tại Hạ viện nhưng lại không làm được điều tương tự ở Thượng viện. Bất cứ đảng phái nào cũng cần phải kiểm soát cả hai viện Quốc hội để lập chính phủ.
Phong trào phản kháng do nam diễn viên hài Beppe Grillo đứng đầu giành được 25% số phiếu trong khi liên minh trung dung do thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Monti lãnh đạo chỉ về thứ tư với khoảng 10% số phiếu.
Cuộc tuyển cử diễn ra trong bối cảnh nước Ý chìm sâu trong suy thoái và các biện pháp thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo.
Kết quả cuộc bầu cử giữa hai liên minh tả hữu sít sao đến nỗi khoảng cách mà Bộ Nội vụ Ý đưa ra là chưa đến 1% ở cả hai viện.
Phe thắng cử tự động sẽ có thế đa số ở Hạ viện. Tuy nhiên điều này không xảy ra ở Thượng viện nơi các ghế được phân bổ theo khu vực và có thể không đồng nhất với kết quả tuyển cử ở phạm vi quốc gia.
Nước Ý đang chìm sâu vào suy thoái cùng với tác động của các biện pháp thắt lưng buộc bụng
Phát ngôn nhân của Ủy ban châu Âu Olivier Bailly nói Liên minh châu Âu mong đợi Ý ‘tôn trọng những cam kết của mình’ về giảm nợ và thâm hụt ngân sách cũng như tiếư tục các cải cách cấu trúc.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng ông hiểu ‘những quan ngại mà người dân Ý muốn bày tỏ’.
“Ủy ban châu Âu hoàn toàn tin tưởng vào nền dân chủ Ý và... sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ tương lai của nước này trong mục tiêu tái lập tăng trưởng và việc làm,” ông nói.
[h=2]‘Ai cũng hy sinh’[/h]Phóng viên kinh tế của BBC Andrew Walker nói sẽ khó mà lập chính phủ mới với chương trình kinh tế đã hoạch định sẵn.
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ Ý đã tăng vọt. Điều này cho thấy thị trường đang cảnh giác hơn trong việc cho Chính phủ Ý vay tiền.
Cựu Thủ tướng Berlusconi nói lúc này mọi người nên suy nghĩ sẽ làm gì tiếp theo để tránh phải bầu cử lại.
“Ai cũng phải chuẩn bị tinh thần hy sinh,” ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng phe của ông sẽ không liên minh với khối trung dung của Thủ tướng Monti vì ‘thành tích nghèo nàn của chính phủ của ông Monti đã làm cho dân chúng bất bình với các biện pháp khắc khổ’.
Người dân Ý đã trải qua hơn một năm dưới chính phủ kỹ trị của ông Mario Monti. Tuy nhiên những nỗ lực cắt giảm chi tiêu của ông đã gây ra bất bình lan rộng trong công chúng.
Quyết định của ông đứng đầu liên minh trung dung trong cuộc tuyển cử vừa qua đã chỉ giành được ít hơn 10% số phiếu.
Trong khi đó Phong trào Năm sao của ông Grillo vốn chủ trương chống các biện pháp khắc khổ đã giành hơn một phần tư số phiếu và trở thành đảng đơn lẻ giành được nhiều phiếu nhất ở Hạ viện.
Theo BBC Vietnamese
Lãnh đạo liên minh trung tả của Ý Pier Luigi Bersani nói nước ông đang trong ‘tình cảnh khó lường’ sau khi kết quả cuộc tổng tuyển cử đẩy đất nước này vào thế bế tắc chính trị.
Các thị trường chứng khoán và đồng euro đã sụt giảm giữa những quan ngại rằng tình hình bế tắc ở Ý sẽ làm tái bùng phát cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng tiền chung.
Tuy nhiên ông Bersani không nói rõ liên minh trung tả của ông, vốn giành được nhiều ghế nhất trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua, sẽ chọn đảng phái nào làm đối tác.
Ông nói rằng tất cả các đảng phái chính trị nên có trách nhiệm với đất nước.
Lãnh đạo liên minh trung hữu, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, đã từng phát biểu rằng nên tránh bầu cử lại quá sớm và kêu gọi một thời gian để suy nghĩ lại. Các phóng viên cho rằng điều này có nghĩa là ông đang xem xét một liên minh khó chịu với đối thủ thuộc phe trung tả.
[h=2]‘Không đi đến đâu’[/h]Các quốc gia Âu châu khác đã kêu gọi các chính khách Ý hãy thiết lập một chính phủ ổn định càng sớm càng tốt. Pháp và Đức thì kêu gọi tiếp tục cải cách trong khi Tây Ban Nha mô tả kết quả bầu cử ở Ý là ‘không đi đến đâu’.
"Ủy ban châu Âu hoàn toàn tin tưởng vào nền dân chủ Ý và... sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ tương lai của nước này trong mục tiêu tái lập tăng trưởng và việc làm."
Phát ngôn nhân của Ủy ban châu Âu Olivier Bailly
Trong bài diễn văn đầu tiên kể từ sau cuộc tuyển cử hôm 24 và 25/2, Bersani nói: “Chúng tôi biết rằng mình đang ở trong tình cảnh khó lường. Chúng tôi hiểu được những hiểm họa mà nước Ý phải đối mặt.”
Khối trung tả của ông chiếm thế đa số tại Hạ viện nhưng lại không làm được điều tương tự ở Thượng viện. Bất cứ đảng phái nào cũng cần phải kiểm soát cả hai viện Quốc hội để lập chính phủ.
Phong trào phản kháng do nam diễn viên hài Beppe Grillo đứng đầu giành được 25% số phiếu trong khi liên minh trung dung do thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Monti lãnh đạo chỉ về thứ tư với khoảng 10% số phiếu.
Cuộc tuyển cử diễn ra trong bối cảnh nước Ý chìm sâu trong suy thoái và các biện pháp thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo.
Kết quả cuộc bầu cử giữa hai liên minh tả hữu sít sao đến nỗi khoảng cách mà Bộ Nội vụ Ý đưa ra là chưa đến 1% ở cả hai viện.
Phe thắng cử tự động sẽ có thế đa số ở Hạ viện. Tuy nhiên điều này không xảy ra ở Thượng viện nơi các ghế được phân bổ theo khu vực và có thể không đồng nhất với kết quả tuyển cử ở phạm vi quốc gia.
Phát ngôn nhân của Ủy ban châu Âu Olivier Bailly nói Liên minh châu Âu mong đợi Ý ‘tôn trọng những cam kết của mình’ về giảm nợ và thâm hụt ngân sách cũng như tiếư tục các cải cách cấu trúc.
Tuy nhiên ông cũng nói rằng ông hiểu ‘những quan ngại mà người dân Ý muốn bày tỏ’.
“Ủy ban châu Âu hoàn toàn tin tưởng vào nền dân chủ Ý và... sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ tương lai của nước này trong mục tiêu tái lập tăng trưởng và việc làm,” ông nói.
[h=2]‘Ai cũng hy sinh’[/h]Phóng viên kinh tế của BBC Andrew Walker nói sẽ khó mà lập chính phủ mới với chương trình kinh tế đã hoạch định sẵn.
Lãi suất của trái phiếu Chính phủ Ý đã tăng vọt. Điều này cho thấy thị trường đang cảnh giác hơn trong việc cho Chính phủ Ý vay tiền.
Cựu Thủ tướng Berlusconi nói lúc này mọi người nên suy nghĩ sẽ làm gì tiếp theo để tránh phải bầu cử lại.
"Ai cũng phải chuẩn bị tinh thần hy sinh."
Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi
“Ai cũng phải chuẩn bị tinh thần hy sinh,” ông nói.
Ông cũng nói thêm rằng phe của ông sẽ không liên minh với khối trung dung của Thủ tướng Monti vì ‘thành tích nghèo nàn của chính phủ của ông Monti đã làm cho dân chúng bất bình với các biện pháp khắc khổ’.
Người dân Ý đã trải qua hơn một năm dưới chính phủ kỹ trị của ông Mario Monti. Tuy nhiên những nỗ lực cắt giảm chi tiêu của ông đã gây ra bất bình lan rộng trong công chúng.
Quyết định của ông đứng đầu liên minh trung dung trong cuộc tuyển cử vừa qua đã chỉ giành được ít hơn 10% số phiếu.
Trong khi đó Phong trào Năm sao của ông Grillo vốn chủ trương chống các biện pháp khắc khổ đã giành hơn một phần tư số phiếu và trở thành đảng đơn lẻ giành được nhiều phiếu nhất ở Hạ viện.
Theo BBC Vietnamese