Ngày Tết cận kề, những người làm nghề quét dọn mồ mả ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa (nghĩa trang lớn nhất TPHCM) bận rộn hơn hẳn ngày thường. Mưu sinh bên những ngôi mộ, trong sự "chai lỳ" của họ chứa đựng không ít nỗi niềm.
Tất bật “tân trang” mồ mả
Thời điểm này, khi chuẩn bị đón Tết, rất nhiều người dân ở thành phố và vùng lân cận đổ về nghĩa trang Bình Hưng Hòa tảo mộ. Đây cũng là dịp bận rộn nhất với những người làm công việc “tân trang” mồ mả.
Đồ nghề của họ lỉnh kỉnh cuốc, xẻng, liềm, chổi, xô đựng nước, các hộp sơn,... để có thể phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.
Tất bật “tân trang” mồ mả
Thời điểm này, khi chuẩn bị đón Tết, rất nhiều người dân ở thành phố và vùng lân cận đổ về nghĩa trang Bình Hưng Hòa tảo mộ. Đây cũng là dịp bận rộn nhất với những người làm công việc “tân trang” mồ mả.
Đồ nghề của họ lỉnh kỉnh cuốc, xẻng, liềm, chổi, xô đựng nước, các hộp sơn,... để có thể phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.
Gần ba mươi năm sống bằng nghề tảo mộ nhưng cô Châu lại chưa hề được thắp một nén nhang cho bố mẹ mình
Sau một loáng nhanh nhẹn nhổ cỏ, nhặt rác, lau bia…, cô Ngô Thị Ngọc Châu, 53 tuổi - người đã gần 30 năm làm nghề tảo mộ - đã “lột xác” cho ngôi mộ mẹ của một người đàn ông trung niên và được khách trả công 50.000 đồng. Dọn xong ngôi mộ này, cô Châu cùng con gái lại tất tả tới sửa sang cho một ngôi mộ khác.
Từ sáng tới giờ, mẹ con cô đã hoàn tất trên 15 ngôi mộ. Cuối năm, người đi tảo mộ đông, cô làm không xuể nên phải gọi cả con gái đang đi học nghề ra phụ. Cô con gái dù không theo nghiệp mẹ nhưng động tác chăm sóc mộ vẫn rất thuần thục. Cô gái cười: “Từ lúc biết đi em đã theo mẹ ra đây nên với em dọn mộ như dọn dẹp nhà cửa của mình vậy”.
Những ngày cuối năm, chị Lan tranh thủ đi dọn nghĩa trang kiếm thềm tiền lo Tết
Gần đó, người phụ nữ tên Lan, tầm 35 tuổi, cũng đang tất tả thu gom rác, cây cỏ trên một ngôi mộ. Đây không phải là công việc thường xuyên của chị, chị làm công nhân, dịp cuối năm tranh thủ đến phụ người dì, kiếm thêm vài đồng lo cho Tết.
Dì của chị Lan tên Oanh, được coi là người làm nghề “có tiếng” nơi đây bởi dì đã có tới trên 35 năm trong nghề. Giờ con cháu chị cũng nối nghề mẹ. Chị Oanh rất kiệm lời, nhất là khi đang làm việc. Quan điểm của chị, nghề nào cũng có nguyên tắc. Nguyên tắc của chị là không nói chuyện trong giờ làm việc, nhất là công việc nơi linh thiêng càng phải kiêng kị.
“Bả vậy có người ưa, có người không. Người ta ưa vì bà làm việc nghiêm túc nhưng đến nơi mồ mả này mà nhìn cái mặt mà còn lằm lằm, hỏi không nói làm nhiều người thêm sợ”, chị Lan nói về người dì của mình.
Nhìn mộ người chết “bắt mạch”… người sống
Theo cô Châu, tại khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa có không dưới 20 người làm nghề tảo mộ thường xuyên. Riêng đợt tảo mộ cuối năm và Tết Thanh minh, họ thường kéo thêm con cháu, người quen đến phụ nên rất nhộn nhịp. Nói về công việc của mình, cô Châu không e dè: “Nhiều người kiêng kị, còn tôi xác định rõ đây là nghề. Mà nghề nào cũng phải tậm tâm tận tụy để không day dứt khi cầm đồng tiền của người ta”.
Dì của chị Lan tên Oanh, được coi là người làm nghề “có tiếng” nơi đây bởi dì đã có tới trên 35 năm trong nghề. Giờ con cháu chị cũng nối nghề mẹ. Chị Oanh rất kiệm lời, nhất là khi đang làm việc. Quan điểm của chị, nghề nào cũng có nguyên tắc. Nguyên tắc của chị là không nói chuyện trong giờ làm việc, nhất là công việc nơi linh thiêng càng phải kiêng kị.
“Bả vậy có người ưa, có người không. Người ta ưa vì bà làm việc nghiêm túc nhưng đến nơi mồ mả này mà nhìn cái mặt mà còn lằm lằm, hỏi không nói làm nhiều người thêm sợ”, chị Lan nói về người dì của mình.
Nhìn mộ người chết “bắt mạch”… người sống
Theo cô Châu, tại khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa có không dưới 20 người làm nghề tảo mộ thường xuyên. Riêng đợt tảo mộ cuối năm và Tết Thanh minh, họ thường kéo thêm con cháu, người quen đến phụ nên rất nhộn nhịp. Nói về công việc của mình, cô Châu không e dè: “Nhiều người kiêng kị, còn tôi xác định rõ đây là nghề. Mà nghề nào cũng phải tậm tâm tận tụy để không day dứt khi cầm đồng tiền của người ta”.
Con gái cô Châu đang giúp mẹ sửa sang cho một ngôi mộ. Ngày thường cô gái này đi học nghề, cận Tết mới đi phụ mẹ.
“Chỉ có điều nghề mình không... ra giá được. Người ta đưa nhiêu mình cầm chừng ấy. Nhiều không trả lại mà ít không vòi thêm. Kể cả những người không thuê nhưng cần mình vẫn giúp. Nhiều người không biết nói nghề này “hốt bạc”, tôi chả thấy đâu. Nhìn xem người nào cũng già nua, con cái thì nheo nhóc. Ngoài tảo mộ tôi còn bán vé số kiếm thêm mà cả đời vẫn nghèo”, cô Châu giãi bày.
Từng đó năm trong nghề, thời gian ở bên người chết nhiều hơn cả với người sống nên cô Châu thường nhìn cuộc sống qua những nấm mồ. Mồ mả nhiều người được con gái gửi gắm nên lúc nào cũng sạch sẽ, sáng sủa nhưng cũng không ít nấm mồ, từ ngày chôn không có bóng một người thân ghé thăm.
“Nhìn đồ cúng ở nấm mồ là biết tính cách, cuộc sống thân nhân người ta. Người đổ cả triệu mua đồ cúng, người chỉ có đúng nén nhang nên giàu nghèo thấy rõ. Tuy nhiên cũng có những ngôi mộ của ông bố mà mẹ đạm bạc lắm dù con cháu họ giàu vô kể. Có thể tính cách người ta đơn giản nhưng cũng không hiếm người keo kiệt. Chỉ gặp một hai lần là tôi biết người đó ra làm sao”, cô Châu nhận xét.
Chai lỳ vì công việc mưu sinh nhờ người chết nhưng trong những con ngời này rất nhiều nỗi niềm
Những người làm nghề cũng biết về những ngôi mộ không có người thân. Thương cảm, lâu lâu họ cũng dọn dẹp, thắp nén nhang như để người nằm dưới kia phần nào ấm lòng.
Chỉ vào ngôi mộ bị sạt lở, tấm bia mờ không rõ tên, chị Lan cho hay đây là mộ của một thanh niên, dăm bảy năm nay không ai đến viếng. “Ông bà ấy có hai cậu con trai cùng mất, một cậu nằm đằng kia. Chỉ giỗ đầu là thấy hai ông bà già chống gậy đến, sau đó thì bặt tăm. Cuối năm, tôi lại thắp cho hai anh em họ nén nhang. Mình đâu giúp được gì hơn, mồ bị “bỏ rơi” nhiều vô kể”, chị nói.
Chăm lo cho mồ mả người không hề quen biết, chứng kiến cảnh mọi người cuối năm về tảo mộ, họ càng sắt lòng… Không ít người trong số họ lại không có cơ hội để thăm viếng, chăm nom cho mồ mả của bố mẹ, tổ tiên mình.
“Bố mẹ mất từ khi tôi bảy tuổi, tôi phiêu bạt sống nhờ người này người khác đến khi gắn bó với công việc ở nghĩa trang này. Nhưng tôi có biết mồ mả bố mẹ mình nằm ở đâu? Mong là nơi nào đó, cũng có người thương lòng thắp cho bố mẹ tôi nén nhang” - Tiếng cô Châu cay cay. Nói dứt cô lại tất tả cầm cuốc chạy đi khi có người khách đưa tay vẫy…
Bài và ảnh: Hoài Nam, dantri