[h=2]Viêm xoang, tiểu đường là một bệnh nan y khó chữa, nhưng tại xóm nhỏ thôn An Lạc (xã Mỳ Hòa, huyện Phù Mỹ, Bình Định) lại có lão nông Trần Đình Tuấn (51 tuổi), có thể chữa trị được cả hai căn bệnh tai quái này. Bài thuốc lạ chưa kịp đem ra nghiên cứu, mổ xẻ thì nỗi oan đã ập đến, sự ganh ghét, đố kỵ của "trâu buộc ghét trâu ăn", khiến cuộc sống của ông Tuấn ngày càng thêm khốn khổ.[/h]
Khước từ lời đề nghị bán bí quyết 2 tỷ
Đến ngã ba xã Mỹ Hòa hỏi nhà ông Tuấn, bốc thuốc nam trị bệnh viêm xoang, tiểu đường thì ai cũng biết. Dù mới hành nghề từ năm 2008, nhưng đến nay thuốc của thầy Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm người trong và ngoài tỉnh. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang,... cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh.
Ông Tuấn và bà Nhị chưa thoát khỏi sự ám ảnh bởi những lời buộc tội vô căn cứ.
Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cậu bé Tuấn sống côi cút trong vòng tay của ông bà nội. Sau những năm tháng học tập và tham gia du kích ở mảnh đất anh hùng Mỹ Hòa, năm 1990, Tuấn theo ông nội của mình là ông Trần Phước (SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong một lần xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), thương lão thợ mộc già bị chứng chảy nước mũi (viêm xoang) và tiểu ngọt (cách gọi của đồng bào - PV) nên già làng đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho uống. Chừng hơn hai tháng thì bệnh tình thuyên giảm rõ rệt. Để trả ơn công cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc hai bài thuốc này cho ông Phước, để khi về xuôi nếu bệnh có tái phát thì còn biết cách hái thuốc cứu mình.
Ông Tuấn tâm sự: "Năm 2005, tôi được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội mình tâm huyết với hai bài thuốc nam, nên tôi ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi xao, liều lượng tôi phải ghi nhớ kỹ lưỡng. Năm 2007, ông tôi bị bệnh nặng không qua khỏi, tôi nhớ nhất câu nói của nội, bệnh tật trời sinh, cây cỏ cũng trời sinh, nên phải lấy cây mà trị bệnh, đã học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải là cái nghiệp, dù làm gì thì làm cũng không được để thất truyền bài thuốc quý".
Sau khi ông nội mất, ông Tuấn bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa đúng hai bệnh viêm xoang và đái tháo đường. Lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong huyện, tỉnh. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các tỉnh khác cũng nườm nượp kéo về. Tất cả loại thuốc mà ông Tuấn bốc đều được lấy từ trong rừng như cây lẹo trắng, é dòi... Tất cả bằm nhỏ, phơi dưới ánh nắng. Có bệnh thì đun thuốc lên lấy nước uống, có bệnh phải hơ cho ấm đắp vào chỗ đau, có khi phải nấu để xông vào mũi, tùy vào cách trị mà mà cây cỏ được bốc theo một tỷ lệ nhất định, chìa khóa của bài thuốc cũng nằm ở điểm này.
Theo tìm hiểu của PV, vào năm 2010, nghệ sĩ Trịnh Công Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn dân ca bài chòi và hát hố tỉnh Quảng Ngãi) đã từng đưa ông Tuấn đến chữa bệnh cho nhiều anh em nghệ sĩ, cán bộ, nhân dân tại Hà Nội. Trong chuyến đi đó, một cá nhân trong "Câu lạc bộ 1000 năm" trả giá xin mua hai toa thuốc mà ông Tuấn đang sở hữu với giá hơn 2 tỷ đồng, nhưng ông Tuấn nhất quyết từ chối. Ông Tuấn chia sẻ: "Cũng có nhiều người đến năn nỉ tôi mở hiệu thuốc gia truyền, họ đầu tư vốn, tôi bán thuốc, lời lãi theo kiểu ăn chia khiến tôi rất khó chịu. Bài thuốc trên là món quà mà đồng bào trao tặng cho hai ông cháu tôi, làm sao tôi đem sự thiêng liêng đó ra để buôn bán, chữa bệnh là để cứu người chứ đâu phải để mưu cầu danh lợi".
Chị Liêu, bệnh nhân bị dư luận cho rằng vì uống thuốc của ông Tuấn nên bị mù.
Sự thật về những lời đồn oan nghiệt
Từ khi thấy danh tiếng của ông Tuấn nổi lên nhờ hai bài thuốc quý, một số "đồng nghiệp" trong xã bắt đầu thấy "nóng mặt", hết gièm pha lại lời ra tiếng vào. Biết ông Tuấn mới vào nghề, không có chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân cũng như chứng nhận đủ điều kiện hành nghề nên các "đồng nghiệp" đã liên tục lên tiếng chỉ trích, quy kết ông Tuấn là "lang băm, lang rởm". Nhận thấy sự thiếu sót của mình, ông đã nhanh chóng đăng ký thực hiện đầy đủ các thủ tục về hành nghề như hoàn thành chương trình học Nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y học cổ truyền năm 2010, tham gia lớp tập huấn "Luật khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định số 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 41/2011/TT-BYT của bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh" năm 2012, 2013.
Nhưng cho dù khi danh đã chính, ngôn đã thuận, ông Tuấn vẫn không thể thoát khỏi miệng lưỡi thế gian. Hàng loạt thông tin sai sự thật về ông Tuấn được đăng tải trên các trang mạng xã hội, thêu dệt nên những câu chuyện như ông Tuấn hành nghề thầy bùa cúng tế theo kiểu mê tín dị đoan, nổi tiếng với giai thoại biến vàng thật thành đất sét hay thầy bùa chữa bệnh qua điện thoại và internet. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều thông tin còn quy kết ông Tuấn chuyên lừa phỉnh bệnh nhân bốc thuốc để trục lợi cá nhân, uống thuốc vào làm ngộ độc biến chứng, gây mù mắt.
Đơn cử là tin đồn chị Lê Thị Liêu (32 tuổi, cháu ruột của bà Lê Thị Nhị, vợ ông Tuấn) vì uống thuốc của ông Tuấn vào nên mới bị mù mắt. Tiếp xúc với PV, nghe những lời chị Lựu trần tình thì mới hiểu hết nỗi oan của thầy Tuấn. Chị Liêu mắc bệnh tiểu đường type 1, từ năm 2002, chị Liêu đã bắt đầu có dấu hiệu mờ mắt, đến năm 2008 thì mù hẳn. Mẹ chị Liêu, bà Nguyễn Thị Thuận (54 tuổi, thôn An Lạc 2, xã Mỹ Hòa) cho biết: "Đầu năm 2010, cháu Liêu mới bắt đầu uống thuốc của ông Tuấn, lúc đó con tui đã bị bệnh nặng lắm rồi, đường trong máu hơn hai chục độ. Không hiểu vì lý do gì, mấy hôm sau, đọc trên mạng thì có tin vì uống thuốc ông Tuấn mà cháu Liêu bị mù. Thật là quá đáng hết sức, cháu nó mù cách đây mấy năm, là chị em trong nhà, vì tin đó mà tôi thật là khó xử".
Có một âm mưu vu oan giá họa?
Những lá thư của các bệnh nhân từ khắp nơi gửi về bênh vực cho ông Tuấn cũng bị dư luận cho là "xảo biện, chiêu trò, mánh khóe" mà ông Tuấn nghĩ ra. Mọi người còn thêu dệt nên chuyện bà Nhị cùng thêm ba người phụ nữ mang những bài viết photo quảng cáo cho y đức ông Tuấn vào phát tại các bệnh viện trong Sài Gòn. Những tin đồn thất thiệt cứ liên tiếp dồn dập, khiến ông Tuấn rơi vào trạng thái khốn đốn. Không dừng lại ở việc phao tin đồn nhảm nói xấu, bôi nhọ ông Tuấn, các đối tượng xấu đã mượn tay một số người để diệt tận gốc công việc bốc thuốc chữa bệnh của ông Tuấn.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa bức xúc: "Xã Mỹ Hòa lâu nay được biết tới là một xã mạnh về tình hình trật tự an ninh, kinh tế phát triển của cả nước, nhiều năm liền được vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc về việc thực hiện tốt tình hình trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế của Trung ương, của tỉnh, do đó không có chuyện chính quyền xã bao che cho bất cứ cá nhân nào thực hiện hành vi mê tín dị đoan. Đồng thời cũng không có chuyện ông Tuấn thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, lừa bịp thiên hạ theo như lời của dư luận đã phản ánh. Việc có một số bài viết bôi xấu ông Tuấn là xuất phát từ mục đích vụ lợi, thiếu khách quan trung thực có sự hậu thuẫn của người khác".
Ái Linh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Khước từ lời đề nghị bán bí quyết 2 tỷ
Đến ngã ba xã Mỹ Hòa hỏi nhà ông Tuấn, bốc thuốc nam trị bệnh viêm xoang, tiểu đường thì ai cũng biết. Dù mới hành nghề từ năm 2008, nhưng đến nay thuốc của thầy Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm người trong và ngoài tỉnh. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang,... cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh.
Ông Tuấn và bà Nhị chưa thoát khỏi sự ám ảnh bởi những lời buộc tội vô căn cứ.
Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, cậu bé Tuấn sống côi cút trong vòng tay của ông bà nội. Sau những năm tháng học tập và tham gia du kích ở mảnh đất anh hùng Mỹ Hòa, năm 1990, Tuấn theo ông nội của mình là ông Trần Phước (SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên. Trong một lần xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), thương lão thợ mộc già bị chứng chảy nước mũi (viêm xoang) và tiểu ngọt (cách gọi của đồng bào - PV) nên già làng đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho uống. Chừng hơn hai tháng thì bệnh tình thuyên giảm rõ rệt. Để trả ơn công cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc hai bài thuốc này cho ông Phước, để khi về xuôi nếu bệnh có tái phát thì còn biết cách hái thuốc cứu mình.
Ông Tuấn tâm sự: "Năm 2005, tôi được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội mình tâm huyết với hai bài thuốc nam, nên tôi ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi xao, liều lượng tôi phải ghi nhớ kỹ lưỡng. Năm 2007, ông tôi bị bệnh nặng không qua khỏi, tôi nhớ nhất câu nói của nội, bệnh tật trời sinh, cây cỏ cũng trời sinh, nên phải lấy cây mà trị bệnh, đã học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải là cái nghiệp, dù làm gì thì làm cũng không được để thất truyền bài thuốc quý".
Sau khi ông nội mất, ông Tuấn bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa đúng hai bệnh viêm xoang và đái tháo đường. Lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong huyện, tỉnh. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các tỉnh khác cũng nườm nượp kéo về. Tất cả loại thuốc mà ông Tuấn bốc đều được lấy từ trong rừng như cây lẹo trắng, é dòi... Tất cả bằm nhỏ, phơi dưới ánh nắng. Có bệnh thì đun thuốc lên lấy nước uống, có bệnh phải hơ cho ấm đắp vào chỗ đau, có khi phải nấu để xông vào mũi, tùy vào cách trị mà mà cây cỏ được bốc theo một tỷ lệ nhất định, chìa khóa của bài thuốc cũng nằm ở điểm này.
Theo tìm hiểu của PV, vào năm 2010, nghệ sĩ Trịnh Công Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn dân ca bài chòi và hát hố tỉnh Quảng Ngãi) đã từng đưa ông Tuấn đến chữa bệnh cho nhiều anh em nghệ sĩ, cán bộ, nhân dân tại Hà Nội. Trong chuyến đi đó, một cá nhân trong "Câu lạc bộ 1000 năm" trả giá xin mua hai toa thuốc mà ông Tuấn đang sở hữu với giá hơn 2 tỷ đồng, nhưng ông Tuấn nhất quyết từ chối. Ông Tuấn chia sẻ: "Cũng có nhiều người đến năn nỉ tôi mở hiệu thuốc gia truyền, họ đầu tư vốn, tôi bán thuốc, lời lãi theo kiểu ăn chia khiến tôi rất khó chịu. Bài thuốc trên là món quà mà đồng bào trao tặng cho hai ông cháu tôi, làm sao tôi đem sự thiêng liêng đó ra để buôn bán, chữa bệnh là để cứu người chứ đâu phải để mưu cầu danh lợi".
Chị Liêu, bệnh nhân bị dư luận cho rằng vì uống thuốc của ông Tuấn nên bị mù.
Sự thật về những lời đồn oan nghiệt
Chỉ bốc thuốc chữa bệnhÔng Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa cho biết xã đã nhiều lần gửi thư phản hồi cho các báo và có công văn trả lời đối với đơn thư yêu cầu của ông Tuấn. Trong công văn số 01/CVTL-CAX ngày 14/10/2013 ghi rõ: "Ở xã Mỹ Hòa có 12 hộ dân bốc thuốc chữa bệnh, ông Tuấn cũng là một trong số đó. Ông Tuấn không hề cúng tế theo kiểu mê tín dị đoan, không gây mất an ninh chính trị xã hội. Bệnh nhân đến nhà ông Tuấn lấy thuốc mang về chứ không lưu trú, tụ tập đông người nên không gây ảnh hưởng gì đến trật tự ở địa phương. Ông Tuấn cũng đã trình đủ các loại chứng chỉ để hành nghề y theo như quy định của pháp luật và đặc biệt, từ trước đến nay trên địa bàn chưa có trường hợp nào đến chính quyền địa phương khiếu nại về việc bệnh nhân uống thuốc của ông Tuấn gây biến chứng, ngộ độc". |
Nhưng cho dù khi danh đã chính, ngôn đã thuận, ông Tuấn vẫn không thể thoát khỏi miệng lưỡi thế gian. Hàng loạt thông tin sai sự thật về ông Tuấn được đăng tải trên các trang mạng xã hội, thêu dệt nên những câu chuyện như ông Tuấn hành nghề thầy bùa cúng tế theo kiểu mê tín dị đoan, nổi tiếng với giai thoại biến vàng thật thành đất sét hay thầy bùa chữa bệnh qua điện thoại và internet. Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều thông tin còn quy kết ông Tuấn chuyên lừa phỉnh bệnh nhân bốc thuốc để trục lợi cá nhân, uống thuốc vào làm ngộ độc biến chứng, gây mù mắt.
Đơn cử là tin đồn chị Lê Thị Liêu (32 tuổi, cháu ruột của bà Lê Thị Nhị, vợ ông Tuấn) vì uống thuốc của ông Tuấn vào nên mới bị mù mắt. Tiếp xúc với PV, nghe những lời chị Lựu trần tình thì mới hiểu hết nỗi oan của thầy Tuấn. Chị Liêu mắc bệnh tiểu đường type 1, từ năm 2002, chị Liêu đã bắt đầu có dấu hiệu mờ mắt, đến năm 2008 thì mù hẳn. Mẹ chị Liêu, bà Nguyễn Thị Thuận (54 tuổi, thôn An Lạc 2, xã Mỹ Hòa) cho biết: "Đầu năm 2010, cháu Liêu mới bắt đầu uống thuốc của ông Tuấn, lúc đó con tui đã bị bệnh nặng lắm rồi, đường trong máu hơn hai chục độ. Không hiểu vì lý do gì, mấy hôm sau, đọc trên mạng thì có tin vì uống thuốc ông Tuấn mà cháu Liêu bị mù. Thật là quá đáng hết sức, cháu nó mù cách đây mấy năm, là chị em trong nhà, vì tin đó mà tôi thật là khó xử".
Có một âm mưu vu oan giá họa?
Những lá thư của các bệnh nhân từ khắp nơi gửi về bênh vực cho ông Tuấn cũng bị dư luận cho là "xảo biện, chiêu trò, mánh khóe" mà ông Tuấn nghĩ ra. Mọi người còn thêu dệt nên chuyện bà Nhị cùng thêm ba người phụ nữ mang những bài viết photo quảng cáo cho y đức ông Tuấn vào phát tại các bệnh viện trong Sài Gòn. Những tin đồn thất thiệt cứ liên tiếp dồn dập, khiến ông Tuấn rơi vào trạng thái khốn đốn. Không dừng lại ở việc phao tin đồn nhảm nói xấu, bôi nhọ ông Tuấn, các đối tượng xấu đã mượn tay một số người để diệt tận gốc công việc bốc thuốc chữa bệnh của ông Tuấn.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa bức xúc: "Xã Mỹ Hòa lâu nay được biết tới là một xã mạnh về tình hình trật tự an ninh, kinh tế phát triển của cả nước, nhiều năm liền được vinh dự nhận cờ thi đua xuất sắc về việc thực hiện tốt tình hình trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế của Trung ương, của tỉnh, do đó không có chuyện chính quyền xã bao che cho bất cứ cá nhân nào thực hiện hành vi mê tín dị đoan. Đồng thời cũng không có chuyện ông Tuấn thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, lừa bịp thiên hạ theo như lời của dư luận đã phản ánh. Việc có một số bài viết bôi xấu ông Tuấn là xuất phát từ mục đích vụ lợi, thiếu khách quan trung thực có sự hậu thuẫn của người khác".
Ái Linh
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn