Nam sinh ‘chế’ tranh nghệ thuật từ rác thải

Jolie

Member
[h=2]Từ rác thải tưởng như bỏ đi nhưng qua bàn tay khéo léo của Nguyễn Văn Quang (20 tuổi) ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy (Nam Định) chúng trở thành những tác phẩm tuyệt đẹp.[/h]

Trời còn chưa sáng rõ, Quang đã dậy sớm gom góp các vật liệu từ rác thải đã được “chế biến” từ trước rồi tỉ mẩn cắt từng miếng nhỏ một. Cậu bắt đầu ngồi ghép tranh. Với nam sinh đang học năm thứ 2 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thương mại Hà Nội thì những ngày được nghỉ hè là thời gian cậu thỏa sức sáng tạo đam mê “chế” tranh nghệ thuật từ rác thải.
racthai_6.JPG

Quang cắt các phế liệu để ghép tranh.
Từ rơm, rạ, vỏ cam, vỏ trứng, hay bìa cát tông… tất cả qua tay Quang chúng trở nên có hồn, thành những bức tranh tuyệt đẹp mà ít ai biết rằng những vật liệu tạo nên nó là rác thải.
Nói về cơ duyên đến với “nghề” chế tranh từ rác thải, Quang kể lại: “Trong mộtlần lên mạng tìm kiếm thông tin, em đã vô tình thấy các bức tranh được làm từ những đồ phế thải gần gũi với cuộc sống. Ngắm nghía những bức tranh tuyệt đẹp ấy, em liền nảy sinh ý nghĩ làm theo, sau một thời gian suy nghĩ em quyết tâm thực hiện ý định của mình”.
Để thực hiện ý tưởng Quang trích tiền ăn, mua lại bìa cát tông của đồng nát, nhặt nhạnh đủ loại rác thải và bắt đầu hì hụi cắt xén.
racthai_5.JPG

Tất cả "vật liệu" ghép tranh của Quang đều bằng rác thải, những vật dụng bỏ đi.
“Khi mới bắt tay vào làm em gặp rất nhiều khó khăn, bởi chưa biết phác họa ý tưởng của mình như thế nào, và dùng những vật dụng gì để làm. Sau một thời gian tỷ mỷ nghiên cứu và tìm tòi thêm trên mạng em bắt đầu tìm các vật dụng bỏ đi có sẵn như rơm, rạ, vỏ trứng, mùn gỗ, mo cau … để trang trí trên những hình vẽ đó”, Quang thật thà nói
Bức tranh đầu tiên với ý tưởng về làng quê của cậu vừa “ra lò” thì cũng là lúc bạn bè bảo cậu là “thằng khùng”, là “dở hơi”. Bởi nhìn tác phẩm không khác gì một đống phế thải màu mè lòe loẹt. Các miếng ghép thì méo mó không ra hình thù. Thậm chí có những miếng ghép khi động tay vào không cẩn thận sẽ bị rớt ra ngoài.
racthai_4.JPG

Khéo léo ghép nối từng miếng nhỏ.
Những việc làm “dở hơi” của Quang cũng đến tai gia đình khiến bố Quang rất tức giận. Nhưng khi nghe Quang giải thích thì bố mẹ cậu cũng tạm tin con trai rồi gật đầu đồng ý.
“Nghe mọi người bảo nó đang làm tranh từ đồ phế thải khiến gia đình tôi rất lo vì sợ nó mải làm ảnh hưởng đến học tập của mình. Nhưng khi nghe con giải thích ý tưởng của nó muốn bảo vệ môi trường, thiên nhiên, muốn biến rác thải thành cái có ích thì tôi cũng đồng ý”, ông Nguyễn Văn Tung – bố Quang nói.
Rác rưởi thành tác phẩm nghệ thuật
Được sự ủng hộ của gia đình và một số bạn, Quang quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình sau một số lần thất bại. Rút kinh nghiệm từ lần trước, Quang nghiên cứu kĩ hơn, tìm hiểu cách giữ được rơm, rạ, vỏ cây, cành cây khô, vỏ cam, quýt, … làm sao không bị mất màu.
racthai_7.JPG

Quang cho hay cậu đã biết cách bảo quản và giữ được màu sắc của "vật liệu".
Sau nhiều lần mò mẫm nghiên cứu, cuối cùng Quang cũng nghĩ ra cách ngâm các “vật liệu” vào nước vôi và phơi khô nên giữ được lâu và không bị mất màu. Sau khi nghiên cứu thành công cách bảo quản "vật liệu", Quang còn tìm hiểu và dùng thử nhiều loại keo dính khác nhau để có thể tìm ra loại keo thích hợp với từng chất liệu.
Do chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo, bức tranh thứ hai chỉ trong 3 ngày Quang đã hoàn thành. Bức tranh vừa “ra lò” đã nhận được lời tán thưởng của mọi người, lúc này không ai còn chê Quang là “thằng khùng”, là “dở hơi” nữa.
racthai_1.jpg

Bức tranh về Trạng Quỳnh do Quang ghép.
racthai_3.jpg

Từ những thứ tưởng như bỏ đi qua bàn tay khéo léo của Quang chúng trở nên có hồn.
Theo Quang cho biết: “Làm tranh từ những phế thải rất khó, nhất là khâu phác họa ý tưởng cho bức tranh, sau đó là khâu gắn các vật lên hình đã vẽ, khâu này đòi hỏi sự tỉ mỉ, và khéo léo và thẩm mĩ, để có thể gắn sao cho phù hợp với từng hình ảnh từng chi tiết nếu không bức tranh sẽ không hài hòa, rối mắt”.
Từ thành công đầu tiên ấy, đã thôi thúc Quang tiếp tục tìm tòi nhiều chất liệu khác như: bèo khô, vải vụn, mùn cưa… để làm tranh. Ngoài thời gian rảnh rỗi sau khi đi học về, nhiều hôm Quang thức thâu đêm để thể hiện tác phẩm thở niềm đam mê của mình.
racthai_2.JPG

Quang bên tác phẩm của mình.
Để làm được một tác phẩm làm từ đồ phế thải, ngoài có sự mày mò tìm hiểu, nghiên cứu, người làm đặc biệt phải có tính kiên trì. “Làm một tác phẩm mất rất nhiều công và có những công đoạn rất tỷ mỷ, không thể vội vàng và phải có tình yêu thiên nhiên, cuộc sống thì mới có thể tạo nên những tác phẩm hay và ý nghĩa,” Quang chia sẻ.
Đến nay, Quang đã thực hiện được rất nhiều bức tranh, tuy nhiên cậu chỉ giữ lại vài tấm, còn lại tặng cho bạn bè, người thân của mình.
Nói về dự định của mình, Quang cho biết: “Sắp tới em sẽ làm những bức tranh có kích thước lớn hơn và dự định sẽ tổ chức triển lãm tại phòng của mình để ai cũng có thể đến xem với mong muốn gửi gắm thông điệp mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên”.
Văn Định – Nguyễn Hải




Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn



 
Back
Top