Ngân hàng Hy Lạp chuẩn bị mở lại

T

T$

Guest

150719210005_greece_bank__624x351_reuters.jpg

Nhiều tuần nay người dân chỉ được rút 60 euro mỗi ngày

Các ngân hàng ở Hy Lạp sắp mở cửa trờ lại sau ba tuần án binh bất động vì khủn hoảng nợ của nước này.
Athens đã được thỏa thuận cải cách đổi lấy cứu trợ tài chính nhằm tránh vỡ nợ và phải ra khỏi eurozone.
Thế nhưng một số hạn chế vẫn được áp dụng, như cấm chuyển tiền ra nước ngoài và người dân có thể sẽ phải chịu tăng thuế giá trị gia tăng dẫn tới tăng giá các mặt hàng.
Trong khi đó, Đức tuyên bố sẵn sàng cân nhắc giúp Hy Lạp.
Các hàng dài trước máy rút tiền là cảnh tượng thường thấy mấy tuần nay ở Hy Lạp, trong khi người dân xếp hàng để rút mỗi ngày nhiều nhất là 60 euro.
[h=2]Suy giảm kinh tế[/h]Trong khi các ngân hàng chuẩn bị mở cửa, các vấn đề lâu dài vẫn còn lại trong nền kinh tế Hy Lạp.
Lệnh cấm chuyển tiền ra nước ngoài vẫn có hiệu lực và người dân vẫn chưa tiêu được ngân phiếu.
Giá nhiều mặt hàng và dịch vụ sẽ tăng lên, trong đó có giá taxi và ăn uống, với thuế giá trị gia tăng VAT tăng từ 13% lên 23%.
Tăng VAT là một trong các yêu cầu của chủ nợ mà Hy Lạp phải thực hiện để nhận gói cứu trợ 86 tỷ euro.
Các thành viên đảng của Thủ tướng Alexis Tsipras đã chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà chủ nợ đòi hỏi khi chúng được mang ra thảo luận tại Quốc hội.


Kinh tế Hy Lạp đang gặp khó khăn

Thế nhưng cuối cùng Hy Lạp cũng đạt được khoản vay cho phép mở cửa lại các ngân hàng và trả nợ cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào thứ Hai này.
Hy Lạp và IMF đã cùng tranh cãi với các bên khác về tái cơ cấu lại khoản nợ 320 tỷ euro của Hy Lạp.
Thủ tướng Đức Angela Merkel bác bỏ tin sẽ giãn nợ cho Hy Lạp nhưng nói trên truyền hình Đức rằng các hình thức trợ giúp khác như gia hạn hay giảm lãi suất cho vay có thể sẽ được cân nhắc.
Bà cũng bác bỏ rằng đã có tranh cãi với Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble, người từng tuyên bố trên tạp chí Der Spiegel rằng ông thà từ chức hơn là làm điều mà ông không tin tưởng.
Đức, một trong các quốc gia đóng góp nhiều nhất cho quỹ cứu trợ tài chính Hy Lạp, vốn giữ lập trường cứng rắn.
Ông Schaeuble từng nói Hy Lạp nên tạm ra khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu cho tới khi bình ổn được nền kinh tế.
Ông Tsipras, người đã phải cải tổ nội các và thay mới một số vị trí bộ trưởng, sẽ phải mang một nghị trình cải cách ra thông qua tại Quốc hội vào thứ Tư này.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis thì nói với BBC rằng chương trình kinh tế mà Hy Lạp bị buộc phải thực hiện 'sẽ thất bại'.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top