Ngân hàng Hy Lạp tiếp tục đóng cửa

T

T$

Guest

150709002743_tsipras_640x360_reuters.jpg

Thủ tướng Hy Lạp chỉ trích các chủ nợ đã biến nước này thành một 'phòng thí nghiệm các biện pháp thắt lưng buộc bụng'

Chính phủ Hy Lạp tiếp tục đóng cửa các ngân hàng và duy trì giới hạn rút tiền mặt 60 euro cho đến ngày 13/7.
Các biện pháp kiểm soát vốn được áp đặt vào ngày 28/6, sau khi đàm phán giữa nước này với các chủ nợ đổ vỡ, châm ngòi cho làn sóng rút tiền tại các ngân hàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định không tăng trần hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng Hy Lạp cho đến khi khủng hoảng nợ được giải quyết.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nói ông sẽ đưa ra các kế hoạch cải cách 'khả thi' vào ngày 9/7, trước thời hạn chót 12/7 mà EU yêu cầu.
Một hội nghị khẩn cấp sẽ diễn ra với sự tham gia của không chỉ 19 nước trong khu vực đồng euro mà toàn bộ 28 nước thành viên EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donal Tusk cảnh báo đây là 'thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử khu vực đồng euro'.
'Thời hạn cuối sẽ kết thúc trong tuần này," ông nói sau cuộc họp khẩn các lãnh đạo khu vực đồng euro tại Brussels hôm 7/7.
Hy Lạp đang cần một gói cứu trợ thứ ba để tránh phá sản và nguy cơ phải rời khỏi khu vực đồng euro.


Hiện có nhiều lo ngại rằng các ngân hàng Hy Lạp sẽ sớm hết tiền

[h=2]'Khủng hoảng trầm trọng'[/h]"Thời gian đóng cửa các ngân hàng sẽ được gia hạn đến ngày 13/7," Bộ Tài chính Hy Lạp nói trong một thông cáo tối 8/7.
Thông báo trên được đưa ra sa khi Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo sẽ không tăng trần hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng Hy Lạp.
Chương trình cứu trợ gần đây nhất của Hy Lạp đã hết hạn vào ngày 30/6 và nước này đã quá hạn hoàn trả khoản nợ 1,6 tỷ euro cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Phát biểu sau cuộc thảo luận căng thẳng về khủng hoảng nợ Hy Lạp tại Nghị viện châu Âu hôm 8/7, ông Tsipras chỉ trích các chương trình cứu trợ đã biến Hy Lạp thành một 'phòng thí nghiệm các biện pháp thắt lưng buộc bụng'.
Trước đó, cuộc trưng cầu dân ý hôm 5/7 về các điều khoản của chủ nợ cho một gói cứu trợ mới đã kết thúc với chiến thắng áp đảo thuộc về phe bỏ phiếu 'Không'.
Trong một phát biểu tại Washington hôm 8/7, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde tái khẳng định việc kết hợp tái cơ cấu nợ với các chương trình cải cách là lối ra duy nhất cho nền kinh tế của Hy Lạp.
"Hy Lạp đang chìm trong một cuộc khủng hoảng trầm trọng, vốn cần được giải quyết một cách nghiêm túc và nhanh chóng," bà nói.
Trong khi đó, chính phủ Hy Lạp thông báo nguồn cung cấp lương thực và xăng dầu sẽ không bị ảnh hưởng.
Trong một thông cáo, Bộ Kinh tế, Cơ sở Hạ tầng, Hàng hải và Du lịch Hy Lạp 'đảm bảo với người dân Hy Lạp cũng như khách du lịch rằng các siêu thị vẫn sẽ cung cấp đầy đủ thực phẩm và giá cả thực phẩm vẫn ổn định".
Các chủ nợ của Hy Lạp, Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã giải ngân 200 tỷ euro trong hai gói cứu trợ.
Hy Lạp cũng đã chính thức đề nghị sự giúp đỡ từ Cơ chế Ổn định châu Âu. Các nguồn tin cho biết Athens đã đề nghị vay nợ trong 3 năm để đổi lấy các chương trình cải cách.


Theo BBC Vietnamese
 
Back
Top