Nhắc đến những công trình mồ mả, người ta thường nghĩ ngay đến những kim tự tháp khổng lồ ở Ai Cập, hoặc những lăng mộ kỳ vĩ của vua chúa Trung Hoa cổ đại. Đất nước ta không có những công trình lăng mộ khổng lồ như thế, song lại có những hình thức mai táng mang đặc trưng riêng, chứa đựng nhiều bí ẩn mà đến nay chưa dễ gì khám phá được. Trong quá trình thu thập thông tin, thực hiện loạt phóng sự dài kỳ về những kỳ quan mộ cổ ở Việt Nam, PV đã có một phát hiện chấn động: Người nằm dưới ngôi mộ rất lớn của họ Vũ và họ Võ cả nước, có thể không phải là tổ mẫu của hai dòng họ này.
Đến huyện Chí Linh (Hải Dương), hỏi ngôi mộ tổ của họ Vũ – Võ, gần như ai cũng biết. Ngôi làng Kiệt Thượng nằm ngay chân đê, với những ngôi nhà mái ngói lúp xúp, mái bằng thấp lè tè, lẫn trong những rặng tre. Ngôi mộ hoành tráng nhất tỉnh Hải Dương nằm giữa làng Kiệt Thượng, xã Văn An, được cho là của bà Nguyễn Thị Đức. Bà Đức là thân mẫu của ông Vũ Hồn, mà ông Vũ Hồn lại là tổ tiên của họ Vũ – Võ cả nước.
Ngôi mộ xây dựng hoành tráng bằng đá trắng và đá xanh, nằm im lìm dưới những cây đại trổ hoa thơm ngát, gợi vẻ uy nghiêm mà thanh bình. Tuy nhiên, cánh cổng sắt lớn khóa im ỉm. Tôi tìm vào nhà anh Trần Văn Khá, ngôi nhà nằm ngay cạnh ngôi mộ. Anh Khá dáng người dong dỏng, vui chuyện, nên khi hỏi về ngôi mộ này, anh hồn nhiên kể từ đầu đến đuôi.
Ngôi mộ bằng sào đất
Theo lời anh Khá, một ngày đầu năm 2003, hai tỉ phú của họ Vũ – Võ (họ Võ là một nhánh của họ Vũ) là Vũ Văn Tiền và Võ Văn Hồng cùng với các ban bệ của Ban liên lạc họ Vũ – Võ cả nước tìm về nhà anh Trần Văn Khá ở thôn Kiệt Thượng (Văn An, Chí Linh). Những người đứng đầu dòng họ này đã nhận ngôi mộ nhỏ mà anh Khá mới xây trong phần đất nhà anh là của bà Nguyễn Thị Đức, thân mẫu của cụ Vũ Hồn, tổ tiên của họ Vũ – Võ cả nước. Hiện cụ Vũ Hồn đang được thờ trong ngôi đền rất lớn ở làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) – ngôi làng nổi tiếng cả nước vì có nhiều tiến sĩ.
Lăng mộ của tổ mẫu họ Vũ - Võ.
Những người đứng đầu dòng họ này đã đề nghị anh Khá bán mảnh đất 306m2, nơi có ngôi mộ của cụ Đức cho họ. Anh Khá nói: “Thú thật với cậu, lúc đó, tớ đòi vài trăm triệu, hai ông đại gia kia cũng mua ngay, chả thèm mặc cả. Thời điểm đó, mỗi vuông đất (100 mét vuông) ở đây có giá 35 triệu đồng, nên 300 mét của tớ phải có giá hơn trăm triệu. Nhưng nghĩ đến chuyện tớ đã từng đập phá ngôi mộ này, rồi bị bà cụ hành cho khốn khổ, tớ đã lạnh toát sống lưng rồi, chả dám đòi hỏi, nên chỉ lấy 25 triệu đồng gọi là có thôi”.
Sau khi mua được đất của anh Trần Văn Khá, dòng họ Vũ – Võ, với tiền công đức chủ yếu từ hai đại gia Vũ Văn Tiền và Võ Văn Hồng, đã tiến hành xây mộ. Ngôi mộ được xây dựng theo bản thiết kế của một kỹ sư khá nổi tiếng trong làng kiến trúc Việt Nam. Anh Khá ở cạnh ngôi mộ, lại được sự tin tưởng của dòng họ này nên đã trở thành người giám sát việc xây mộ, rồi nấu nướng, phục vụ thợ xây, thợ chạm khắc đá từ mãi Ninh Bình ra.
Ngôi mộ được xây dựng bởi những chất liệu vĩnh cửu, gồm toàn đá xanh, đá trắng nguyên khối chở từ Thanh Hóa ra. Anh Khá nhớ lại: “Hồi ấy, thấy một đoàn xe chở đá về, tớ phát choáng. Chả hiểu họ lấy đâu ra lắm tiền mà xây mồ xây mả kỳ công thế. Cả một chuyến xe, chạy mấy trăm cây số mà chỉ chở được mỗi cục đá làm cái cột”.
Tổng cộng có tới 37 thợ chạm khắc lành nghề, đều quê ở Ninh Bình. Họ dựng lều, ngày đêm ghè đẽo chan chát để biến những khối đá trở nên vuông thành sắc cạnh, rồi chạm trổ vào những khối đá đó. Công trình lăng mộ được xây dựng chắc chắn, cẩn thận và cực kỳ tôn nghiêm. Ngay cả tường bao xung quanh cũng được đổ toàn bằng bêtông, trong có cốt thép. Riêng 4 bức tường đã ngốn hơn 1.000 bao ximăng cùng với mấy tấn sắt phi 16. Tuy nhiên, chí phí xây dựng cả 4 bức tường đó có lẽ cũng chỉ bằng cái lư hương đá, hoặc một cái cột đá nguyên khối chạm trổ tinh tế nặng vài tấn. Theo giới xây dựng, một cục đá trắng, đá xanh nguyên khối mua tại Thanh Hóa hoặc Nghệ An đã có giá 30-40 triệu đồng. Giá trị của nó sẽ tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp vài lần khi được vận chuyển ra ngoài này và được đục đẽo, mài giũa thành phẩm.
Toàn bộ khu trung tâm phần mộ giống như một khối đá khổng lồ, chìm sâu xuống lòng đất 1,7m, bề mặt rộng 30m2. Để chống lún, người ta đã đào sâu xuống lòng đất, đầm nện chắc chắn, sau đó đổ một lớp bêtông rộng vài chục mét vuông, rất dày, để làm móng, sau đó mới xây khuôn, đặt hài cốt và xếp các khối đá. Tôi trộm nghĩ, những loại bom mìn thông thường cũng không thể công phá được, còn thời tiết, khí hậu dù khắc nghiệt thế nào chăng nữa, có mài mòn hàng triệu năm cũng chẳng thấm vào đâu.
Trung tâm phần mộ.
Việc xây dựng ngôi mộ hiện vẫn chưa dừng ở đó. Theo anh Khá, các cụ già ở Ban liên lạc họ Vũ và họ Võ đã mấy lần về gặp anh để bàn bạc, thỏa thuận việc mua lại toàn bộ diện tích đất ở và đất ruộng xung quanh ngôi mộ tổ này, kể cả ngôi nhà anh đang ở, với tổng diện tích 3.000m2. Họ đang tính toán sẽ xây dựng tiếp miếu thờ, nhà khách, phòng họp cùng hàng loạt công trình nữa phía ngoài khuôn viên ngôi mộ này, và vẫn nhờ anh Khá trông nom, bảo quản và hương khói cho tổ tiên họ.
Việc bàn bạc còn chưa được ngã ngũ vì anh Khá muốn có khoản tiền đủ mua đất rồi xây nhà ra mặt đường hoặc thị trấn để buôn bán. Nhưng những người trong họ Vũ thì muốn đập ngôi nhà khang trang anh vừa xây cạnh mộ để xây lại cho hài hòa hơn với cảnh vật xung quanh, rồi muốn gia đình anh tiếp tục sinh sống ở đây để trông nom mộ, vì họ chỉ tin tưởng anh. Anh Khá thì không thích thế, vì anh đã quá mệt mỏi với cảnh nơm nớp lo sợ kẻ trộm lẻn vào mộ đào mất cục đá, hay bê mất cái đầu rồng, cái lư hương khiến “cụ về đòi” thì đến là mệt, bởi mỗi cục đá ở đây cũng có giá cả chục triệu đồng. Hơn nữa, bán hết ruộng đất mà vẫn sống cạnh ngôi mộ thì không biết lấy gì để ăn.
Cuộc đào phá mộ cổ
Cùng với ngôi mộ bạc tỉ, thì anh nông dân Trần Văn Khá cũng trở nên nổi tiếng khắp huyện Chí Linh, Hải Dương. Anh nổi tiếng không phải vì giàu có, tài năng đặc biệt gì, mà vì đã phát hiện ra ngôi mộ cổ gây chấn động một thời. Giờ anh vẫn được nhiều người biết đến vì trông coi ngôi mộ to nhất tỉnh Hải Dương. Hàng ngày, có rất nhiều người đến tham quan công trình lăng mộ hoành tráng bằng đá xanh, đá trắng này. Có người tò mò đến xem công trình lăng mộ bạc tỉ đẹp ra sao, song cũng có nhiều đoàn đến tham quan để học tập về xây lăng mộ cho tổ họ nhà mình. Ai muốn vào thăm lăng mộ phải nhờ anh Trần Văn Khá mở cổng. Rồi anh lại là một hướng dẫn viên bất đắc dĩ để người ta hỏi han mọi chuyện liên quan đến ngôi mộ của người được cho là đã có tuổi 1.200 năm.
Đường dẫn vào khu lăng mộ.
Đã có 2 lần tôi gặp gỡ, trò chuyện với anh Trần Văn Khá. Lần thứ nhất, vào năm 2006, khi tôi cùng ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, về vùng đất Kiệt Thượng này tìm hiểu về mộ thuyền. Vùng Kiệt Thượng khá nổi tiếng với giới khảo cổ, vì nơi đây từng phát hiện được khá nhiều mộ thuyền còn nguyên vẹn. Trong đó, nổi tiếng nhất là ngôi mộ thuyền Kiệt Thượng I và Kiệt Thượng II, được phát hiện và khai quật vào năm 2001, gây sửng sốt cho giới khảo cổ học cả nước. Hai ngôi mộ thuyền này đều còn rất nguyên vẹn từ xương cốt cho đến đồ tùy táng. Khi đó, thấy ngôi mộ bạc tỉ của họ Vũ – Võ, tôi đã tìm vào và trò chuyện với anh Khá, người trông nom ngôi mộ này.
Lần trở lại này, vẫn những câu chuyện đầy vẻ rùng rợn, ly kỳ như xưa, ngôi mộ đó vẫn là sự ám ảnh suốt đời của anh Khá và gia đình. Tuy nhiên, theo anh Khá, cụ bà dưới nấm mồ này không làm anh khốn đốn suốt mấy năm trời nữa, mà giờ cụ “phù hộ” gia đình anh ăn nên làm ra, lộc đến đầy nhà.
Theo lời anh Khá, anh sinh ra trong gia đình nghèo, nên phải tự lập sớm. Bố mẹ không có gì cho đôi vợ chồng trẻ, nên hai vợ chồng phải cắm miếng đất bờ bãi, rồi dựng túp lều tranh giữa cánh đồng. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, vợ chồng anh đào đất đóng gạch, ước nguyện xây cho mình một ngôi nhà kiên cố. Tuy nhiên, 7 năm trời hì hục nhào đất đóng gạch, 7 lần dựng lò đốt gạch trên mảnh vườn nhà mình thì 7 lần giông bão nổi lên, sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, làm sập lò, nát hết gạch và trắng tay.
Năm 1993, chán đốt gạch, anh Khá quyết tâm đào mảnh vườn, nơi anh từng dựng lò đốt gạch làm ao thả cá. Bữa ấy, có 5 người nữa là anh em trong nhà tập trung đào hộ. Đào xuống độ sâu chừng mét rưỡi thì chạm phải vật cứng, màu trắng như phiến đá lớn. Anh Khá kể: “Tưởng là gặp tảng đá, tớ liền dùng xà beng đục ra. Thế nhưng, nó lại không cứng như đá mà vỡ ra từng mảng như bêtông non. Nghĩ vớ được mộ cổ của người Trung Quốc, bên trong sẽ có nhiều vàng bạc nên bọn tớ bàn tính lấp lại, để đêm ra bới sau, chứ bới ngay lên, thấy nhiều vàng quá dân xúm lại đòi chia thì chẳng ăn thua gì”.
Còn tiếp…
vtc
Đến huyện Chí Linh (Hải Dương), hỏi ngôi mộ tổ của họ Vũ – Võ, gần như ai cũng biết. Ngôi làng Kiệt Thượng nằm ngay chân đê, với những ngôi nhà mái ngói lúp xúp, mái bằng thấp lè tè, lẫn trong những rặng tre. Ngôi mộ hoành tráng nhất tỉnh Hải Dương nằm giữa làng Kiệt Thượng, xã Văn An, được cho là của bà Nguyễn Thị Đức. Bà Đức là thân mẫu của ông Vũ Hồn, mà ông Vũ Hồn lại là tổ tiên của họ Vũ – Võ cả nước.
Ngôi mộ xây dựng hoành tráng bằng đá trắng và đá xanh, nằm im lìm dưới những cây đại trổ hoa thơm ngát, gợi vẻ uy nghiêm mà thanh bình. Tuy nhiên, cánh cổng sắt lớn khóa im ỉm. Tôi tìm vào nhà anh Trần Văn Khá, ngôi nhà nằm ngay cạnh ngôi mộ. Anh Khá dáng người dong dỏng, vui chuyện, nên khi hỏi về ngôi mộ này, anh hồn nhiên kể từ đầu đến đuôi.
Ngôi mộ bằng sào đất
Theo lời anh Khá, một ngày đầu năm 2003, hai tỉ phú của họ Vũ – Võ (họ Võ là một nhánh của họ Vũ) là Vũ Văn Tiền và Võ Văn Hồng cùng với các ban bệ của Ban liên lạc họ Vũ – Võ cả nước tìm về nhà anh Trần Văn Khá ở thôn Kiệt Thượng (Văn An, Chí Linh). Những người đứng đầu dòng họ này đã nhận ngôi mộ nhỏ mà anh Khá mới xây trong phần đất nhà anh là của bà Nguyễn Thị Đức, thân mẫu của cụ Vũ Hồn, tổ tiên của họ Vũ – Võ cả nước. Hiện cụ Vũ Hồn đang được thờ trong ngôi đền rất lớn ở làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) – ngôi làng nổi tiếng cả nước vì có nhiều tiến sĩ.
Lăng mộ của tổ mẫu họ Vũ - Võ.
Những người đứng đầu dòng họ này đã đề nghị anh Khá bán mảnh đất 306m2, nơi có ngôi mộ của cụ Đức cho họ. Anh Khá nói: “Thú thật với cậu, lúc đó, tớ đòi vài trăm triệu, hai ông đại gia kia cũng mua ngay, chả thèm mặc cả. Thời điểm đó, mỗi vuông đất (100 mét vuông) ở đây có giá 35 triệu đồng, nên 300 mét của tớ phải có giá hơn trăm triệu. Nhưng nghĩ đến chuyện tớ đã từng đập phá ngôi mộ này, rồi bị bà cụ hành cho khốn khổ, tớ đã lạnh toát sống lưng rồi, chả dám đòi hỏi, nên chỉ lấy 25 triệu đồng gọi là có thôi”.
Sau khi mua được đất của anh Trần Văn Khá, dòng họ Vũ – Võ, với tiền công đức chủ yếu từ hai đại gia Vũ Văn Tiền và Võ Văn Hồng, đã tiến hành xây mộ. Ngôi mộ được xây dựng theo bản thiết kế của một kỹ sư khá nổi tiếng trong làng kiến trúc Việt Nam. Anh Khá ở cạnh ngôi mộ, lại được sự tin tưởng của dòng họ này nên đã trở thành người giám sát việc xây mộ, rồi nấu nướng, phục vụ thợ xây, thợ chạm khắc đá từ mãi Ninh Bình ra.
Ngôi mộ được xây dựng bởi những chất liệu vĩnh cửu, gồm toàn đá xanh, đá trắng nguyên khối chở từ Thanh Hóa ra. Anh Khá nhớ lại: “Hồi ấy, thấy một đoàn xe chở đá về, tớ phát choáng. Chả hiểu họ lấy đâu ra lắm tiền mà xây mồ xây mả kỳ công thế. Cả một chuyến xe, chạy mấy trăm cây số mà chỉ chở được mỗi cục đá làm cái cột”.
Tổng cộng có tới 37 thợ chạm khắc lành nghề, đều quê ở Ninh Bình. Họ dựng lều, ngày đêm ghè đẽo chan chát để biến những khối đá trở nên vuông thành sắc cạnh, rồi chạm trổ vào những khối đá đó. Công trình lăng mộ được xây dựng chắc chắn, cẩn thận và cực kỳ tôn nghiêm. Ngay cả tường bao xung quanh cũng được đổ toàn bằng bêtông, trong có cốt thép. Riêng 4 bức tường đã ngốn hơn 1.000 bao ximăng cùng với mấy tấn sắt phi 16. Tuy nhiên, chí phí xây dựng cả 4 bức tường đó có lẽ cũng chỉ bằng cái lư hương đá, hoặc một cái cột đá nguyên khối chạm trổ tinh tế nặng vài tấn. Theo giới xây dựng, một cục đá trắng, đá xanh nguyên khối mua tại Thanh Hóa hoặc Nghệ An đã có giá 30-40 triệu đồng. Giá trị của nó sẽ tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp vài lần khi được vận chuyển ra ngoài này và được đục đẽo, mài giũa thành phẩm.
Toàn bộ khu trung tâm phần mộ giống như một khối đá khổng lồ, chìm sâu xuống lòng đất 1,7m, bề mặt rộng 30m2. Để chống lún, người ta đã đào sâu xuống lòng đất, đầm nện chắc chắn, sau đó đổ một lớp bêtông rộng vài chục mét vuông, rất dày, để làm móng, sau đó mới xây khuôn, đặt hài cốt và xếp các khối đá. Tôi trộm nghĩ, những loại bom mìn thông thường cũng không thể công phá được, còn thời tiết, khí hậu dù khắc nghiệt thế nào chăng nữa, có mài mòn hàng triệu năm cũng chẳng thấm vào đâu.
Trung tâm phần mộ.
Việc xây dựng ngôi mộ hiện vẫn chưa dừng ở đó. Theo anh Khá, các cụ già ở Ban liên lạc họ Vũ và họ Võ đã mấy lần về gặp anh để bàn bạc, thỏa thuận việc mua lại toàn bộ diện tích đất ở và đất ruộng xung quanh ngôi mộ tổ này, kể cả ngôi nhà anh đang ở, với tổng diện tích 3.000m2. Họ đang tính toán sẽ xây dựng tiếp miếu thờ, nhà khách, phòng họp cùng hàng loạt công trình nữa phía ngoài khuôn viên ngôi mộ này, và vẫn nhờ anh Khá trông nom, bảo quản và hương khói cho tổ tiên họ.
Việc bàn bạc còn chưa được ngã ngũ vì anh Khá muốn có khoản tiền đủ mua đất rồi xây nhà ra mặt đường hoặc thị trấn để buôn bán. Nhưng những người trong họ Vũ thì muốn đập ngôi nhà khang trang anh vừa xây cạnh mộ để xây lại cho hài hòa hơn với cảnh vật xung quanh, rồi muốn gia đình anh tiếp tục sinh sống ở đây để trông nom mộ, vì họ chỉ tin tưởng anh. Anh Khá thì không thích thế, vì anh đã quá mệt mỏi với cảnh nơm nớp lo sợ kẻ trộm lẻn vào mộ đào mất cục đá, hay bê mất cái đầu rồng, cái lư hương khiến “cụ về đòi” thì đến là mệt, bởi mỗi cục đá ở đây cũng có giá cả chục triệu đồng. Hơn nữa, bán hết ruộng đất mà vẫn sống cạnh ngôi mộ thì không biết lấy gì để ăn.
Cuộc đào phá mộ cổ
Cùng với ngôi mộ bạc tỉ, thì anh nông dân Trần Văn Khá cũng trở nên nổi tiếng khắp huyện Chí Linh, Hải Dương. Anh nổi tiếng không phải vì giàu có, tài năng đặc biệt gì, mà vì đã phát hiện ra ngôi mộ cổ gây chấn động một thời. Giờ anh vẫn được nhiều người biết đến vì trông coi ngôi mộ to nhất tỉnh Hải Dương. Hàng ngày, có rất nhiều người đến tham quan công trình lăng mộ hoành tráng bằng đá xanh, đá trắng này. Có người tò mò đến xem công trình lăng mộ bạc tỉ đẹp ra sao, song cũng có nhiều đoàn đến tham quan để học tập về xây lăng mộ cho tổ họ nhà mình. Ai muốn vào thăm lăng mộ phải nhờ anh Trần Văn Khá mở cổng. Rồi anh lại là một hướng dẫn viên bất đắc dĩ để người ta hỏi han mọi chuyện liên quan đến ngôi mộ của người được cho là đã có tuổi 1.200 năm.
Đường dẫn vào khu lăng mộ.
Đã có 2 lần tôi gặp gỡ, trò chuyện với anh Trần Văn Khá. Lần thứ nhất, vào năm 2006, khi tôi cùng ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, về vùng đất Kiệt Thượng này tìm hiểu về mộ thuyền. Vùng Kiệt Thượng khá nổi tiếng với giới khảo cổ, vì nơi đây từng phát hiện được khá nhiều mộ thuyền còn nguyên vẹn. Trong đó, nổi tiếng nhất là ngôi mộ thuyền Kiệt Thượng I và Kiệt Thượng II, được phát hiện và khai quật vào năm 2001, gây sửng sốt cho giới khảo cổ học cả nước. Hai ngôi mộ thuyền này đều còn rất nguyên vẹn từ xương cốt cho đến đồ tùy táng. Khi đó, thấy ngôi mộ bạc tỉ của họ Vũ – Võ, tôi đã tìm vào và trò chuyện với anh Khá, người trông nom ngôi mộ này.
Lần trở lại này, vẫn những câu chuyện đầy vẻ rùng rợn, ly kỳ như xưa, ngôi mộ đó vẫn là sự ám ảnh suốt đời của anh Khá và gia đình. Tuy nhiên, theo anh Khá, cụ bà dưới nấm mồ này không làm anh khốn đốn suốt mấy năm trời nữa, mà giờ cụ “phù hộ” gia đình anh ăn nên làm ra, lộc đến đầy nhà.
Theo lời anh Khá, anh sinh ra trong gia đình nghèo, nên phải tự lập sớm. Bố mẹ không có gì cho đôi vợ chồng trẻ, nên hai vợ chồng phải cắm miếng đất bờ bãi, rồi dựng túp lều tranh giữa cánh đồng. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, vợ chồng anh đào đất đóng gạch, ước nguyện xây cho mình một ngôi nhà kiên cố. Tuy nhiên, 7 năm trời hì hục nhào đất đóng gạch, 7 lần dựng lò đốt gạch trên mảnh vườn nhà mình thì 7 lần giông bão nổi lên, sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, làm sập lò, nát hết gạch và trắng tay.
Năm 1993, chán đốt gạch, anh Khá quyết tâm đào mảnh vườn, nơi anh từng dựng lò đốt gạch làm ao thả cá. Bữa ấy, có 5 người nữa là anh em trong nhà tập trung đào hộ. Đào xuống độ sâu chừng mét rưỡi thì chạm phải vật cứng, màu trắng như phiến đá lớn. Anh Khá kể: “Tưởng là gặp tảng đá, tớ liền dùng xà beng đục ra. Thế nhưng, nó lại không cứng như đá mà vỡ ra từng mảng như bêtông non. Nghĩ vớ được mộ cổ của người Trung Quốc, bên trong sẽ có nhiều vàng bạc nên bọn tớ bàn tính lấp lại, để đêm ra bới sau, chứ bới ngay lên, thấy nhiều vàng quá dân xúm lại đòi chia thì chẳng ăn thua gì”.
Còn tiếp…
vtc