[h=2]Ở “khu ổ chuột” dưới gầm cầu Long Biên, không ai không biết ngôi nhà được mệnh danh là “đệ nhất” xập xệ của vợ chồng ông Hùng, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên. Ngôi nhà này hơn 10 năm qua là nơi ăn chốn ở của đôi vợ chồng già không con cái.[/h]
Nằm ngay sát cầu Long Biên thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội là khu nhà trọ cũ nát, xập xệ của những người lao động ở chợ đầu mối Long Biên.
Những ngôi nhà này nằm sát mương nước thối, ô nhiễm và hôi hám nhưng bao năm qua, đây là nơi sinh sống của người lao động nghèo từ các nơi đến tá túc.
Gần 40 năm qua bà Nguyễn Thị Trái (70 tuổi) quê ở Thái Nguyên mưu sinh bằng nghề nhặt rác.
Không chỉ bà Trái mà rất nhiều người dân tứ xứ về đây thuê trọ rồi làm đủ thứ nghề như gánh, vác thuê, bán hàng rong, nhặt rác, phế liệu… Sau mỗi lần gánh hàng thuê xong cô Hoa (quê Hà Tây cũ) mua luôn thùng đựng hoa quả về lấy gỗ đun nấu.
Cuộc sống chật chội nên người dân tận dụng mọi nơi có ánh sáng để phơi quần áo.
Hay phơi ngay lên những chiếc xe kéo chở hàng. Cô Hòa (47 tuổi) quê ở Ứng Hòa, Hà Nội cho biết: “Khổ nhất là hôm nào trời mưa cả ngôi nhà ẩm thấp bị dột ướt sũng nhà, quần áo không có nơi phơi, ẩm mốc, bốc mùi khó chịu”.
Ở “khu ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên không ai còn xa lạ gì với vợ chồng ông Dương Đức Hùng (68 tuổi) và bà Phạm Thị Bích (56 tuổi) quê ở Khoái Châu, Hưng Yên mưu sinh ở khu chợ này hàng chục năm nay với nghề nhặt rác, bao tải nilon…
Ngôi nhà vợ chồng ông Hùng thuê với giá 700 nghìn đồng một tháng nhưng nhìn không khác gì túp lều cũ nát, xập xệ “đệ nhất” ở “khu ổ chuột”.
Bên trong không vật dụng gì đáng giá mà toàn đồ người ta bỏ đi ông bà nhặt nhạnh về tận dụng lại.
Chiếc giường ngủ của vợ chồng ông Hùng được chất xung quanh đầy thùng xốp, đồ dùng, chỉ cách trần nhà khoảng 40cm.
Cả ngôi nhà được dựng tạm bằng vài khúc luồng đã cũ kỹ, mái được che tạm bằng bao nilon, mỗi lúc ra vào ông phải khom người.
Vì thế nên mỗi khi trời mưa cả ngôi nhà có hàng trăm chỗ dột. Ông Hùng cho biết: “Khi ấy hai vợ chồng chỉ biết mặc áo mưa ngồi chờ trời tạnh”.
Không có nước sinh hoạt hằng ngày ông phải đi xin ở các hộ dân, còn không đều phải mua nước để dùng.
Văn Định
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn
Nằm ngay sát cầu Long Biên thuộc phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội là khu nhà trọ cũ nát, xập xệ của những người lao động ở chợ đầu mối Long Biên.
Những ngôi nhà này nằm sát mương nước thối, ô nhiễm và hôi hám nhưng bao năm qua, đây là nơi sinh sống của người lao động nghèo từ các nơi đến tá túc.
Gần 40 năm qua bà Nguyễn Thị Trái (70 tuổi) quê ở Thái Nguyên mưu sinh bằng nghề nhặt rác.
Không chỉ bà Trái mà rất nhiều người dân tứ xứ về đây thuê trọ rồi làm đủ thứ nghề như gánh, vác thuê, bán hàng rong, nhặt rác, phế liệu… Sau mỗi lần gánh hàng thuê xong cô Hoa (quê Hà Tây cũ) mua luôn thùng đựng hoa quả về lấy gỗ đun nấu.
Cuộc sống chật chội nên người dân tận dụng mọi nơi có ánh sáng để phơi quần áo.
Hay phơi ngay lên những chiếc xe kéo chở hàng. Cô Hòa (47 tuổi) quê ở Ứng Hòa, Hà Nội cho biết: “Khổ nhất là hôm nào trời mưa cả ngôi nhà ẩm thấp bị dột ướt sũng nhà, quần áo không có nơi phơi, ẩm mốc, bốc mùi khó chịu”.
Ở “khu ổ chuột” dưới chân cầu Long Biên không ai còn xa lạ gì với vợ chồng ông Dương Đức Hùng (68 tuổi) và bà Phạm Thị Bích (56 tuổi) quê ở Khoái Châu, Hưng Yên mưu sinh ở khu chợ này hàng chục năm nay với nghề nhặt rác, bao tải nilon…
Ngôi nhà vợ chồng ông Hùng thuê với giá 700 nghìn đồng một tháng nhưng nhìn không khác gì túp lều cũ nát, xập xệ “đệ nhất” ở “khu ổ chuột”.
Bên trong không vật dụng gì đáng giá mà toàn đồ người ta bỏ đi ông bà nhặt nhạnh về tận dụng lại.
Chiếc giường ngủ của vợ chồng ông Hùng được chất xung quanh đầy thùng xốp, đồ dùng, chỉ cách trần nhà khoảng 40cm.
Cả ngôi nhà được dựng tạm bằng vài khúc luồng đã cũ kỹ, mái được che tạm bằng bao nilon, mỗi lúc ra vào ông phải khom người.
Vì thế nên mỗi khi trời mưa cả ngôi nhà có hàng trăm chỗ dột. Ông Hùng cho biết: “Khi ấy hai vợ chồng chỉ biết mặc áo mưa ngồi chờ trời tạnh”.
Không có nước sinh hoạt hằng ngày ông phải đi xin ở các hộ dân, còn không đều phải mua nước để dùng.
Văn Định
Xin qúy bạn ủng hộ các nhà tài trợ của chúng tôi . Thành thật cám ơn